Kỳ thi đánh giá năng lực là một trong những phương thức xét tuyển vào các trường đại học Ngoài việc sử dụng các phương thức tuyển sinh chung như: Tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ưu tiên xét tuyển theo quy chế của trường Đại học ; Xét tuyển bằng điểm thi THPTQG , nhiều trường Đại học đã tổ chức xét tuyển thông qua điểm của kỳ thi đánh giá năng lực. Kết quả của kỳ thi được sử dụng như một trong những phương thức để xét tuyển vào các trường đại học.
Lợi ích kỳ thi đánh giá năng lực
Kỳ thi giới thiệu đến thí sinh cách tiếp cận mới về đánh giá năng lực, tăng thêm cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học cho thí sinh. Cách tiếp cận đánh giá năng lực phần nào giúp định hướng tốt hơn cho học sinh các trường THPT, giúp học sinh THPT học tập và rèn luyện hiệu quả hơn những năng lực quan trọng để học tập lên các bậc cao hơn.
Đồng thời, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực giúp mở rộng phương án xét tuyển , góp phần đánh giá chính xác và toàn diện hơn năng lực của thí sinh, giúp tuyển chọn được thí sinh có năng lực phù hợp để học bậc đại học.
Nhiều trường đại học quyết định sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2021 để tuyển sinh – gia tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh
Khác với các năm trước, năm nay số lượng các trường dự kiến tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực trở lại để tuyển sinh đầu vào 2021 tăng cao.
Tại ĐH Quốc gia chúng tôi TS. Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo cho biết: “Năm 2021, các trường và khoa thành viên tiếp tục giữ ổn định và tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực.”
“Dự kiến, năm 2021 chúng tôi sẽ khởi động lại kỳ thi đánh giá năng lực với mục tiêu phân loại tốt và nâng cao chất lượng nguồn tuyển sinh của trường”, Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết.
PGS.TS Trần Trung Kiên – Trưởng phòng Tuyển sinh trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, mùa tuyển sinh năm 2021, trường tiếp tục thực hiện triển khai tổ chức bài thi đánh giá năng lực học sinh để nâng cao hơn chất lượng đầu vào.
Theo thông tin từ TS. Hà Thúc Viên – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Việt Đức (VGU), năm 2021 nhà trường sẽ dành khoảng 70% chỉ tiêu để xét tuyển những thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực do VGU tổ chức vào khoảng tháng 5/2021.
Bên cạnh các trường Đại học tự chủ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, có nhiều trường Đại học chọn cách sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của các thí sinh tham gia thi tại các điểm trường khác làm kết quả tuyển sinh cho mình. Cụ thể, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM dự kiến xét dựa trên kết quả điểm bài thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TPHCM với mức điểm từ 650 trở lên.
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM (UEF), ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) dành khoảng 10% tiêu chí tuyển sinh để xét dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2021.
Thời gian mở đăng kí dự thi đánh giá năng lực 2021
TS. Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm Khảo thí & Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM, cho biết trường Đại học đã có cuộc họp cho những phương án tuyển sinh dự kiến cho năm sau.
Theo đó, kỳ thi Đánh giá năng lực sẽ tiếp tục được ĐHQG-HCM tổ chức thành hai đợt trong năm 2021.
Đợt 1: Mở và kết thúc đăng kí từ 15/01 – 05/03/2021 và thi vào ngày 28/3/2021
Đợt 2: Dự kiến thi vào ngày 4/7/2021 (7-10 ngày sau khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT).
“Việc tổ chức kỳ thi trên tinh thần giữ ổn định như các năm trước, kể cả cách thức tổ chức thi, hình thức làm bài và cấu trúc đề thi. Những điều chỉnh nhỏ hướng đến việc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thí sinh khi tham dự kỳ thi này”, TS. Chính nói.
Năm 2021, Trường ĐH Quốc tế và ĐH Việt Đức (VGU) cũng dự định tổ chức lại kỳ thi năng lực để tuyển sinh vào cuối tháng 5/2021.
Cách thức đăng kí dự thi và xét tuyển
Thí sinh đăng kí xét tuyển vào các đơn vị thành viên của ĐHQG-HCM sử dụng cổng thông tin chúng tôi để đăng kí xét tuyển và theo dõi thông tin xét tuyển.
Đối với các trường Đại học, Cao đẳng ngoài hệ thống ĐHQG-HCM, thí sinh tham khảo thông tin cụ thể tại các trường và thực hiện đăng kí xét tuyển theo quy định riêng của từng trường.
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực
Bài thi ĐGNL gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút.
Phần 1 (40 câu): Sử dụng ngôn ngữ ( Tiếng Việt và Tiếng Anh )
Phần 2 (30 câu): Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu
Phần 3 (50 câu): Giải quyết vấn đề (hóa, lý, sinh, địa, sử, chính trị, xã hội)