Top 4 # Tư Vấn Bán Hàng Nông Sản Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Beyondjewelries.com

Nông Sản Dũng Hà Là Địa Chỉ Bán Rau Rừng Uy Tín Tại Hà Nội

Các sản phẩm rau rừng của Nông sản Dũng Hà là tập hợp nhiều loại rau tự nhiên, rau rừng ăn được do chúng tôi tìm kiếm và hái trực tiếp ở ven sông, rạch hay trên vùng đồi núi. Sở dĩ gần đây nhu cầu mua rau rừng tăng cao là do sự kết hợp mùa vị đặc trưng của nó khi dùng chung với các món ăn.

Rau tầm bóp trước đây chỉ được biết đến là một lại cây dại ít ai quan tâm đến. Nó thường mọc ở ven các ruộng đồng nương rẫy hay những bãi đất hoang. Sau khi biết rau tầm bóp là rau rừng ăn được thậm trí có hương vị độc đáo, ngon miệng thì nó đã được các chị em ưa chuộng.

Rau tầm bóp là rau rừng có vị hơi đắng, nhưng khi ăn xong sẽ cảm nhận được hương vị ngọt mát ở đầu lưỡi. Rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: món xào, nấu canh, luộc hoặc ăn lẩu. Sản phẩm rau tầm bóp Dũng Hà được thu mua từ các bà con nông dân vùng Lạng Sơn, đảm bảo rau sạch và chất lượng.

Tìm hiểu thêm về rau bò khai tại https://nongsandungha.com/thuc-pham/rau-bo-khai

Ngó xuân là rau rừng ngon được trồng ở vùng có khí hậu lạnh. Thân cây có nhiều lá mọc xung quanh một đoạn gốc dài. Đoạn gốc này chính là tinh hoa của cây rau ngó xuân. Đây là một trong những loại rau đặc sản của vùng đất Lào Cai.

Rau càng cua thích hợp làm các món trộn gỏi hoặc bóp giấm là phù hợp nhất. Ngoài ra cũng có thể dùng để xào với các loại thịt.

Mua rau càng cua sạch tại https://nongsandungha.com/thuc-pham/rau-cang-cua

Rau tiến vua có thể chế biến với cá kho, thịt kho…. Hoặc cũng có thể làm các món ăn với rau tiến vua như rau tiến vua xào thịt bò, thịt trâu,… dùng để nấu canh, soup hay xào kèm với các loại thịt, gỏi rau tiến vua cũng rất ngon. Nhưng phổ biến vẫn hay dùng rau trong cấc món salad, gỏi, nộm.

Hy vọng trong thời gian tới nhờ sản phẩm uy tín, dịch vụ chuyên nghiệp, sản phẩm của Nông Sản Dũng Hà chúng tôi sẽ được tới tay nhiều khách hàng hơn, không chỉ ở Hà Nội và các tỉnh thành lân cận mà còn hướng tới phân phối rộng khắp toàn quốc. Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

Nông sản Dũng Hà Hotline: 1900986865 Cơ sở chính : Số 683 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội Chi Nhánh: Số A11, Ngõ 100, Đ.Trung Kính, P.Yên Hòa, Quận Cầu Giấy.

Tư Vấn Tặng Quà Sinh Nhật Cho Khách Hàng Năm

Tư vấn tặng quà sinh nhật cho khách hàng

Hãy nghĩ trong đầu hoặc lập một danh sách trên giấy và lưu ý một vài điều sau: Người bạn đang có ý định tặng quà sinh nhật cho khách hàng năm đã kết hôn chưa? Họ đã có con chưa? Họ có thích nuôi thú cưng trong nhà không? Sở thích hàng ngày của họ là gì? Những môn thể thao nào mà người đó yêu thích? Người đó có quan tâm đến phong tục, tập quán và văn hóa các vùng miền khác nhau không? Một khi bạn biết đôi điều về người đó, bạn đã có thể lên kế hoạch cho việc chọn quà của mình.

Lẽ tất nhiên, khi tặng Cách tốt nhất để lựa chọn các món quà sinh nhật cho khách hàng năm, bạn sẽ rất muốn người ta đánh giá cao và giữ gìn, trân trọng món quà của bạn. Muốn vậy, bạn nên chọn những món quà có ý nghĩa đi kèm với thực tế để người nhận có thể sử dụng lâu dài và nhớ đến bạn mỗi khi nhìn thấy nó. quà sinh nhật cho khách hàng năm như thế thì bạn cần phải suy nghĩ kỹ về giá trị thẩm mỹ và công năng của nó đối với người bạn muốn tặng. Món quà nên được lưu dấu ấn bằng những nội dung cá nhân hóa, những thông tin đặc biệt hoặc những câu chúc ý nghĩa để món quà trở thành kỷ niệm sâu sắc thay vì chỉ khiến người ta nhớ ngay lúc nhận được mà quên nhanh sau đó.

Một món quà sinh nhật cho khách hàng năm phản ánh tính cách của một ai đó, dù là quà tặng cho người mạnh mẽ hay lãng mạn, năng động hay hài hước, phiêu lưu hay sắc sảo, sôi nổi hay trầm lặng đều được cá nhân hóa tại shop quà tặng cá nhân.

Quà sinh nhật cho khách hàng năm là vật thể hiện tình cảm và sự quan tâm của bạn đến người nhận, do đó, chỉ cần bạn tấm lòng và biểu cảm của bạn gửi gắm trong món quà chứ không quan trọng giá trị quà tặng bạn mang đến cho người khác.

Một món quà sinh nhật ý nghĩa và hoàn hảo là món quà đúng và phù hợp với sở thích, nguyện vọng của người nhận. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng rất mong được nhận một món quà ưng ý.

Tham khảo một vài quà sinh nhật cho khách hàng nổi bật

“Của cho không bằng cách cho”, giá trị của món quà sinh nhật cho khách hàng năm không phải là ở giá cả mà ở sự chân thành của người gửi đến người nhận. Hơn nữa, quà tặng này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ của công ty với khách hàng, đến những mối làm ăn lâu dài. Do đó, hãy chọn quà cho thật khéo, không cần quá cầu kỳ, nhưng cũng không nên quá rẻ vì như vậy sẽ bị cho là hạ thấp bản thân người nhận

Đồng hồ đeo tay thể hiện bạn là một người biết cách quản lý thời gian, làm việc có khoa học. Không những vậy, nó còn nói lên tính cách cũng như địa vị của người sử dụng trong xã hội như thế nào.

Tặng đồng hồ đeo tay làm quà sinh nhật cho khách hàng năm, thể hiện sự trường tồn vĩnh cửu, sự gắn kết của một mối quan hệ lâu dài, trân trọng những gì đang có. Đồng thời, cũng đảm bảo niềm tin vững bền trên một nền tảng kinh doanh vững chắc giữa khách hàng và công ty.

Sổ tay là một trong những đồ dùng văn phòng phẩm không thể thiếu trong công việc và cũng chính là quà sinh nhật cho khách hàng năm lý tưởng. Bởi việc sở hữu một cuốn sổ tay khắc tên mình sẽ thật đặc biệt và ấn tượng phải không nào?! Chúng tôi tin chắc với cách làm này bạn sẽ giữ chân được khách hàng, gây được ấn tượng mạnh với khách hàng đó.

Bút ký và sổ tay thường đi kèm với nhau. Bởi vậy, những chiếc bút ký được làm bằng kim loại mạ với sơn mài sẽ trở thành một món q quà sinh nhật cho khách hàng năm độc đáo nhân dịp sinh nhật khách hàng đó. Chiếc bút vừa thể hiện được sự chân thành của người gửi, vừa giúp người nhận nâng tầm địa vị.

Cho dù tặng quà sinh nhật hay tri ân thì điều doanh nghiệp mong muốn chính là tạo được ấn tượng của khách hàng về thương hiệu của mình. Vì vậy, quà sinh nhật cho khách hàng năm in hình logo công ty thường được chọn lựa.

Huy hiệu có in hình logo công ty xuất hiện nổi bật, mang bản sắc riêng, sang trọng và tạo được điểm nhấn đối với khách hàng. Đặc biệt, khi được mạ vàng, các quà vàng có in hình logo công ty nói lên tầm quan trọng của khách hàng đối với công ty và mong muốn gắn kết bền chặt hơn nữa.

Nội dung bài viết1 Giải pháp quà tặng đại hội…

Cuối năm các doanh nghiệp thường tổ chức các buổi…

Vào rằm tháng 8 dịp tết trung thu là khoảng…

Phát Triển Mô Hình Quản Lý Chuỗi Giá Trị Nông Sản Thực Phẩm An Toàn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới

Theo Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO), chuỗi giá trị NSTP an toàn được tổ chức và quản lý để đảm bảo ATTP và chất lượng của thực phẩm ở tất cả các khâu trong chuỗi. Mô hình quản lý ATTP hiện đại đã được quy định trong các luật ATTP của quốc tế cũng như Luật ATTP 2010 của Việt Nam là tiếp cận quản lý từ trang trạị đến bàn ăn, tức là quản trị theo chuỗi giá trị. Mô hình quản lý chuỗi giá trị NSTP an toàn giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng sản lượng, giá trị và xây dựng thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời giúp các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được ATTP trong quá trình sản xuất kinh doanh, truy xuất nguồn gốc và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về ATTP. Thông qua logo nhận diện “sản phẩm tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn”, người tiêu dùng sẽ phân biệt được sản phẩm đã kiểm soát ATTP theo chuỗi với các sản phẩm khác để lựa chọn.

Hiện nay, quản lý chuỗi giá trị NSTP an toàn chưa có một mô hình chung nên rất đa dạng và phụ thuộc vào đặc trưng của mỗi chuỗi nông sản cũng như hệ thống quản lý của từng quốc gia. Thực hiện mô hình quản lý chuỗi NSTP an toàn trong điều kiện sản xuất đa số là các hộ có quy mô nhỏ là một thách thức. Do vậy, việc xây dựng mô hình quản lý chuỗi giá trị NSTP an toàn cần thực hiện theo các bước nhất định để đảm bảo tính hiệu quả: i) Xác định rõ yêu cầu của các khách hàng mục tiêu về sản phẩm; ii) Xây dựng hệ thống quản lý hoạt động sản xuất và sau thu hoạch đáp ứng yêu cầu của khách hàng về các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, HACCP…; iii) Ký kết các hợp đồng mua – bán (tiêu thụ) sản phẩm của chuỗi theo đúng yêu cầu của khách hàng; iv) Xây dựng thương hiệu và hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm của chuỗi; tiếp thị và quảng bá sản phẩm an toàn của chuỗi giá trị.

Thực trạng phát triển chuỗi giá trị NSTP an toàn ở Việt Nam

Trong thời gian qua, một số mô hình chuỗi giá trị NSTP an toàn đã được hình thành một cách tự phát ở nước ta. Hiện nay phổ biến 3 mô hình quản trị chuỗi giá trị nông sản là: 1) Hợp tác xã/tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp; 2) Doanh nghiệp sản xuất liên kết với doanh nghiệp phân phối; 3) Doanh nghiệp thực hiện toàn bộ các khâu trong chuỗi; trong đó mô hình thứ nhất là phổ biến nhất và gặp thách thức lớn nhất về quản lý ATTP.

Hình ảnh xoài tại hợp tác xã xoài Suối Lớn Đồng Nai đóng gói xuất khẩu sang Úc.

Để giải quyết các thách thức về ATTP trong chuỗi, từ năm 2013 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành chính sách xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, tuy nhiên việc thực hiện tương đối chậm, chỉ đến giai đoạn 2016-2019 số chuỗi nông sản của cả nước mới tăng lên nhanh chóng. Năm 2016, trên toàn quốc có 283 chuỗi cung ứng nông sản được xây dựng, đến năm 2019 con số này tăng lên thành 1.484. Tuy nhiên, tỷ lệ chuỗi được xác nhận/chuỗi được xây dựng chỉ đạt 43,6%, chứng tỏ hiệu quả của các chuỗi còn thấp. Tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn cả nước đã triển khai xây dựng và phát triển được 1.484 mô hình chuỗi NSTP an toàn (tăng 388 chuỗi so với năm 2018) với 2.374 sản phẩm (tăng 948 sản phẩm so với 2018) và 3.267 địa điểm bán hàng được kiểm soát theo chuỗi nông sản ATTP (tăng 93 địa điểm so với 2018).

Việt Nam hiện có hàng nghìn mô hình chuỗi NSTP an toàn.

Nguyên nhân các doanh nghiệp chưa muốn làm xác nhận chuỗi là do sau khi làm xác nhận thì giá thành tăng lên (do tăng chi phí xét nghiệm, tần suất kiểm tra cao hơn…), nhưng giá bán tăng hơn không đáng kể (khoảng 20%). Chứng nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn do Nhà nước thực hiện, nhưng chưa được truyền thông đầy đủ nên chưa được người tiêu dùng biết đến, chưa sẵn sàng chi trả cao hơn. Chưa kể đến việc khi cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi không tuân thủ quy định hoặc mẫu kiểm nghiệm không đạt yêu cầu ATTP sẽ bị hủy bỏ xác nhận đối với sản phẩm và xử lý theo quy định. Bên cạnh đó, việc triển khai xác nhận chuỗi cung ứng NSTP an toàn được các địa phương thực hiện đơn lẻ, do vậy các chuỗi giá trị liên tỉnh, xuất khẩu không được xác nhận, trong khi đây là những chuỗi mang lại giá trị cao cho nông nghiệp địa phương.

Đề xuất mô hình quản lý chuỗi giá trị NSTP trong thời gian tới

Mô hình quản lý chuỗi NSTP an toàn đề xuất được cấu thành bởi 3 nhóm tác nhân chính: nhóm các tác nhân trực tiếp tham gia trong chuỗi giá trị; nhóm các tác nhân quản lý là cơ quan nhà nước; nhóm các tác nhân tư nhân và dịch vụ công.

Nhóm các tác nhân trực tiếp tham gia trong chuỗi giá trị: trong nhóm này, các tác nhân cùng thực hiện các quy định của Nhà nước và yêu cầu của thị trường (chế biến, người tiêu dùng) về ATTP; cùng nhau xây dựng hệ thống sản xuất, chế biến, kinh doanh đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn ATTP bắt buộc và đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ATTP tự nguyện, được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận bên thứ ba hay chứng nhận có sự tham gia. Ngoài ra, họ cũng cần đẩy mạnh việc xây dựng và tham gia vào hệ thống quản lý ATTP trong chuỗi theo cả chiều dọc và chiều ngang như các hợp tác xã. Các tác nhân trong chuỗi cũng cần hợp tác để thực hiện minh bạch thông tin nhằm thực hiện truy xuất nguồn gốc. Các cơ quan cung cấp dịch vụ truy xuất nguồn gốc thuộc khu vực tư nhân, hiện nay phổ biến sử dụng truy xuất nguồn gốc điện tử trên website bằng mã QR phù hợp với tiêu chuẩn thông tin quốc tế GS1 hay trên các nền tảng số như chuỗi khối (blockchain). Việc truy xuất nguồn gốc có thể là tự nguyện hay bắt buộc tuỳ theo quốc gia và theo mức độ rủi ro về ATTP của các chuỗi. Xu hướng của hệ thống ATTP hiện đại là áp dụng truy xuất nguồn gốc chuyển từ tự nguyện sang bắt buộc đối với các mặt hàng nhạy cảm về nguy cơ ATTP như thịt, thủy sản hay sữa.

Nhóm các tác nhân tư nhân và dịch vụ công cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chuỗi: các tổ chức cung cấp dịch vụ bao gồm các tổ chức chứng nhận và các tổ chức cung cấp dịch vụ. Các tổ chức chứng nhận bên thứ ba có vai trò cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ATTP (GAPs, GMP, HACCP…) cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm ATTP cũng như kiểm tra, giám sát, phân tích việc tuân thủ quy định về tiêu chuẩn ATTP của họ. Các tổ chức này có thể là tư nhân hay công ích Nhà nước nhưng đều chịu sự chỉ định và giám sát của Nhà nước một cách chặt chẽ để đảm bảo uy tín với người tiêu dùng. Các tổ chức chứng nhận cũng cần hội nhập quốc tế để hài hòa các tiêu chuẩn và phương thức chứng nhận. Ở các nước phát triển, vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp rất quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ chuỗi giá trị và đảm bảo chất lượng.

Giải pháp nhân rộng mô hình quản lý chuỗi NSTP an toàn

Phát triển mô hình quản lý chuỗi NSTP an toàn là một định hướng quan trọng của xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2030 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản và thu nhập của cư dân nông thôn. Để thực hiện được mục tiêu này cần thực hiện một số nhiệm vụ sau.

Một là, Nhà nước chuyển việc tiếp cận quản lý ATTP từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Vấn đề tiếp cận quản lý ATTP hiện nay còn thiên về tiền kiểm, do đó các tác nhân sản xuất kinh doanh thường coi trách nhiệm ATTP là của Nhà nước. Nhà nước cần chuyển nhanh hơn sang tiếp cận quản lý ATTP hậu kiểm, theo đó các tác nhân tự chịu trách nhiệm và tự công bố theo các tiêu chuẩn chất lượng ATTP của Nhà nước và tư nhân. Mô hình chuỗi giá trị NSTP an toàn phù hợp với tiếp cận hậu kiểm về ATTP và cần môi trường chính sách hậu kiểm để phát triển. Nhà nước tăng cường đào tạo, truyền thông thay đổi nhận thức về ATTP để phát huy tính tự nguyện trong áp dụng tiêu chuẩn ATTP và năng lực cạnh tranh của chuỗi NSTP an toàn.

Hai là, thực hiện tiếp cận quản lý rủi ro ATTP (bao gồm đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và truyền thông về rủi ro). Kết quả phân tích, đánh giá rủi ro ATTP sẽ được chia sẻ và cũng được sử dụng bởi các cơ quan quản lý ATTP. Công tác đánh giá rủi ro ATTP cần huy động các viện nghiên cứu, trường đại học tham gia để huy động cán bộ có trình độ và giải quyết vấn đề thiếu công chức có thể làm công việc này trong các cơ quan nhà nước cấp bộ và tỉnh. Bộ NN&TPNT, Bộ Y tế và Bộ Công thương thực hiện quản lý rủi ro ATTP dựa trên kết quả đánh giá rủi ro. Bộ Y tế tổ chức truyền thông về rủi ro ATTP. Bên cạnh đó, cần hợp nhất chức năng truyền thông rủi ro ATTP và thanh tra ATTP làm một và giao Bộ Y tế quản lý. Bộ Y tế thực hiện hoạt động truyền thông rủi ro ATTP sẽ hiệu quả hơn, nhiều người tiêu dùng sẽ chú ý và tin vào thông tin của Bộ Y tế cung cấp.

Ba là, thể chế hóa chuỗi giá trị NSTP an toàn, lồng ghép với chính sách xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Mô hình chuỗi giá trị NSTP an toàn tạo điều kiện định hướng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn về ATTP nhằm tăng chất lượng và tính cạnh tranh của chuỗi NSTP, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Để giúp tập trung nguồn lực trong việc phát triển mô hình quản lý chuỗi NSTP an toàn trên toàn quốc cần lồng ghép và tích hợp 2 chính sách này làm một để các địa phương có điều kiện hỗ trợ tối đa cho các mô hình hoạt động hiệu quả. Do đặc tính liên ngành của chuỗi giá trị, các địa phương cần thành lập ban chỉ đạo phát triển chuỗi giá trị như một nhiệm vụ trọng tâm và tích hợp giai đoạn mới của đề án chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với các chính sách khác của Nghị định 98 để phát triển chuỗi giá trị.

Bốn là, thúc đẩy nhanh việc hình thành hệ thống thanh tra chuyên ngành ATTP trên toàn quốc nhằm tăng hiệu quả thanh tra theo quản lý rủi ro và giảm chồng chéo, tạo thông thoáng cho các tác nhân chuỗi giá trị. Thực hiện hệ thống thanh tra ATTP đến cấp xã để địa phương chủ động hơn trong việc kiểm tra, giám sát và đánh giá rủi ro ATTP. Sáng kiến về đội quản lý ATTP liên quận, huyện và chợ đầu mối của TP Hồ Chí Minh mang dáng dấp của hệ thống thanh tra ATTP chuyên nghiệp, không kiêm nhiệm ở cấp cơ sở cần thiết được tham khảo. Nhà nước cần có chính sách mới về thành lập hệ thống thanh tra chuyên ngành ATTP.

Năm là, tập trung đầu mối quản lý các cơ sở chứng nhận bên thứ ba theo tiêu chuẩn chất lượng ATTP. Việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng là yếu tố quan trọng để thực hiện mô hình chuỗi giá trị NSTP an toàn. Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn mới về VietGAP, hữu cơ, tuy nhiên hạn chế hiện nay là thiếu các tổ chức chứng nhận bên thứ ba đủ chuyên nghiệp và uy tín với khách hàng. Một trong những nguyên nhân là do công tác phân công cơ quan nhà nước đảm nhiệm công tác chỉ định và quản lý tổ chức chứng nhận theo Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ đối với các cơ quan trong Bộ NN&PTNT còn quá phân tán, thiếu cán bộ đảm trách vấn đề này.

Quản lý ATTP theo chuỗi cần bắt đầu từ nhận thức ATTP là trách nhiệm của tất cả các chủ thể tham gia trực tiếp trong chuỗi giá trị, không phải là chỉ riêng trách nhiệm của Nhà nước. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, mô hình chuỗi giá trị NSTP bền vững thành công là các chuỗi giá trị có sự tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng ATTP của khách hàng và dựa vào đó để vận hành hệ thống quản trị chuỗi. Mô hình quản lý chuỗi giá trị NSTP an toàn là khả thi, tuy nhiên cần sự hỗ trợ của Nhà nước về đào tạo tư vấn để thay đổi nhận thức của các tác nhân chuỗi, từ đó thay đổi mô hình kinh doanh hướng đến khách hàng và người tiêu dùng, từng bước áp dụng công nghệ thông tin nhằm chuyển đổi số cho mô hình chuỗi giá trị NSTP an toàn. Đây là một định hướng quan trọng của xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2030 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản và thu nhập của cư dân nông thôn.

Sedex Là Gì ? Tư Vấn Sedex

Sedex là gì ? Tư vấn Sedex – SMETA

Sedex là một tổ chức bao gồm các thành viên hoạt động phi lợi nhuận với mục đích hoạt động nhằm định hướng cải tiến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Cho tới nay Sedex đã phát triển hơn 27 000 thành viên, 23 lĩnh vực và có mặt ở hơn 150 quốc gia.

Sedex cung cấp cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép các thành viên để lưu trữ, chia sẻ và báo cáo về thông tin trên bốn lĩnh vực chính:

– Tiêu chuẩn Lao động

– Sức khỏe và an toàn

– Môi trường

– Đạo đức kinh doanh.

Lợi ích tham gia Sedex

● Sedex tổ chức phi lợi nhuận cam kết cải tiến liên tục của các thực hành đạo đức và có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng

● Sedex thúc đẩy chia sẻ để giảm bớt gánh nặng thủ tục đối với các nhà cung cấp khi giao dịch với nhiều nhà bán lẻ / khách hàng đòi hỏi phải đánh giá dữ liệu trách nhiệm xã hội. Các nhà cung cấp có thể tải lên kết quả đánh giá và chia sẻ với khách hàng của họ, tránh việc lặp lại, thủ tục hành chính, số lần đánh giá chi phí để giúp giảm chi phí

● Sedex cũng cho phép chia sẻ các thực hành tốt tại nơi đánh giá: chứng nhận nơi đánh giá có thể được tải lên, chi tiết của chương trình đào tạo, tham gia các dự án cộng đồng và phi chính phủ, ví dụ điển hình trong báo cáo đánh giá.

● Các thành viên của Sedex bao gồm các thương hiệu toàn cầu hàng đầu và hàng ngàn nhà cung cấp đã đăng ký ở hơn 150 quốc gia. Các cơ sở thành viên đang phát triển đáng kể mỗi tháng và một số lượng ngày càng tăng sự quan tâm của khách hàng đối với Sedex

Mục đích của Sedex

……….. ……….

Người mua có thể xem và quản lý thông tin

về đạo đức tất cả các nhà cung cấp của

họ ở một nơi an toàn

Các nhà cung cấp có thể nhập thông tin về

trách nhiệm xã hội của họ và chọn chia sẻ

nó với nhiều khách hàng trên Sedex

Các yêu cầu chính của Sedex

1. Lao động cưỡng bức

2. Tự do hiệp hội

3. Sức khỏe và an toàn

4. Lao động trẻ em và lao động trẻ

5. Mức lương căn bản

6. Giờ làm việc

7. Phân biệt đối xử

8. Nhà thầu phụ, làm việc tại nhà, gia công ngoài

9. Kỷ luật

10. Các vấn đề khác

– Quyền làm việc, di cư và cơ quan lao động

– Môi trường

– Thực hành kinh doanh

Nội dung do EFC biên dịch từ Sedex và biên soạn, khi sao chép nội dung trên, vui lòng trích nguồn thông tin Liên hệ tư vấn Sedex