Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha Khoa là nhân viên y tế có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cá nhân và cộng đồng nên cần có đủ năng lực để làm việc độc lập và phối hợp với những nhân viên khác trong và ngoài ngành y tế để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Mục tiêu chính của bản chuẩn năng lực dành cho Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha Khoa vừa mới tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo Bác sĩ RHM tại Việt Nam là:
Xác định những năng lực cần thiết để khởi nghiệp trong hành nghề như là một Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha Khoa. Các năng lực phải thích hợp và phải đề cao trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân của Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha Khoa phải trực tiếp liên kết với những nhu cầu chăm sóc răng miệng của cộng đồng, có tính thực tế và dễ dàng được các chuyên ngành chăm sóc sức khỏe chấp nhận.
Phù hợp với những năng lực cốt lõi của Hiệp Hội Giáo Dục Nha Khoa Đông Nam Á( SEAADE) đề ra vào tháng 8 năm 2015 tại Kuching. Mã Lai nhằm tạo điều kiện cho Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha Khoa tốt nghiệp tại Việt Nam có thể hành nghề ở trong cộng đồng kinh tế ASEAN.
Nguồn tham khảo chính cho các trường đào tạo RHM, nhằm thúc đẩy những thay đổi và cải tiến trong chương trình giẩng dạy sinh viên tại các đơn vị đào tạo Bác Sĩ RHM Việt Nam hiện nay.
Hỗ trợ xây dựng các hướng dẫn về khung chương trình giảng dạy bác sĩ RHM ở ca cấp quốc gia và cấp trường đào taọ RHM, về cả kiến thức nền tảng và các hướng dẫn lâm sàng.
Cung cấp thông tin cho nhà đào tạo trong những chuyên ngành chăm sóc sức khỏe khác về những vấn đề ưu tiên trong chương trình đào tạo Bác sĩ RHM và năng lực cần của Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha Khoa ở mức khởi nghiệp.
Cung cấp những phương pháp để đánh giá năng lực cho Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha Khoa
Tạo nền tảng cho việc xây dựng những kỳ thi chứng chỉ hành nghề RHM quốc gia, bao gồm cho các Hội đồng điều phối các kỳ thi này và các đơn vị được ủy quyền kiểm tra năng lực lâm sàng cấp quốc gia sau này.
I.1. Đánh giá và tích hợp những xu hướng mới trong chăm sóc sức khỏe răng miệng.
I.2 Vận dụng được các kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề trọng thực hành nha khoa/ RHM.
I.3 Đánh giá và tích hợp những kết quả nghiên cứu tốt nhất, kết hợp sự thành thạo kỹ năng lâm sàng trong thực hành nha khoa/RHM dựa trên chứng cứ.
II.1. Có năng lực giao tiếp có hiệu quả- ứng xử tốt với bệnh nhân, thân nhân người bệnh và đồng nghiệp ( S1).
II.2. Vận dụng được kiến thức về khoa học hành vi, khoa học giao tiếp – ứng xử và sự phát triển tâm lý xã hội vào quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cá nhân và cộng đồng ( K1/S1)
II.3. Xác định nhu cầu và yêu cầu điều trị răng miệng của bệnh nhân để đề ra kế hoạch điều trị phù hợp ( S1)
II.5. Chia sẻ thông tin và kiến thức với bệnh nhân, người nhà người bệnh và các đồng nghiệp khác(S1).
III.1. Nhận thức sâu sắc rằng Răng Hàm Mặt là một phần không thể tác rời của hệ thống y tế và sức khỏe răng miệng có mối liên hệ qua lại với sức khỏe toàn thân. BS RHM cần phối hợp tốt các đối tác trong và ngoài ngành RHM để thực hiện công việc (S1.A1).
III.2. Nhận thức rằng nghĩa vụ của Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha Khoa là cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng với chất lượng cao nhất, tôn trọng quyền lợi của người bệnh, thực hiện những chọn lựa điều trị phù hợp với yêu cầu và điều kiện của người bệnh ( K1/A1/S1)
III.4. Đảm bảo môi trường làm việc đúng với quy định về an toàn lao động và kiểm soát nhiễm khuẩn (S1)
III.5. Nhận biết, tự đánh giá năng lực và thấy được hạn chế của bản thân để tự đào tạo và tham gia đào tạo liên tục, tham khảo ý kiến/ chuyển bệnh nhân đến đồng nghiệp có năng lực chuyên môn phù hợp ( S1/A1).
III.6. Thực hiện quản lý và bảo mật hồ sơ bệnh nhân theo quy định pháp luật hiện hành ( S1/A1).
III.7. Có năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập liên lục, lưu trữ, trao đổi, xử lý thông tin và áp dụng trong chăm sóc sức khỏe răng miệng (S1/A1)
III.8. Đánh giá được nhẵng công trình nghiên cứu khoa học cơ bản và lâm sàng đã được công bố, tích hợp các thông tin cần thiết để cải thiện sức khỏe răng miệng (S1).
III.9.Tiếp nhận thông tin phản hồi hiệu quả giúp phát triển chuyên môn của bản thân và đồng nghiệp( S1/A1)
III.10. Cam kết duy trì, nâng cao kiến thức chuyên môn và học tập suốt đời (A1).
III.11. Đề xuất hội chẩn và chuyển điều trị các trường hợp bệnh lý phức tạp (S1)
IV.1. Có kiến thức khoa học cơ bản, y sinh học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng Răng Hàm Mặt (K1).
IV.2. ứng ụng những kiến thức cơ sở và kiến thức lâm sàng chung trong khoa học y học và nha khoa (bao gồm: sự phát triển của hệ thống sọ mặt và bộ răng, quá trình hình thành và phát triển các cấu trúc răng/ mô nha chu ( mô quanh răng)/ xương hàm, sinh lý vùng miệng và hàm mặt, giải phẫu chức năng của hệ thống nhai và các nguyên tắc cơ bản của khớp cắn) để thực hành răng hàm mặt an toàn và hiệu quả (K1).
IV.3. Giải thích được các khía cạnh về tương hợp sinh học, thành phần, cấu trúc, tính chất, chi định, cách thức tác động (K1) của các vật liệu nha khoa
IV.5. Trình bày được những xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng thích hợp để áp dụng vào chuẩn đoán bệnh lý răng miệng, hàm mặt (K1).
IV.6. Phân tích những nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn trong hành nghề RHM (K1).
IV.7. Giải thích được cơ chế đau ở miệng và vùng hàm mặt, kiểm soát đau và lo âu trong điều trị răng hàm mặt (K1).
IV.8.Giải thích được công dụng và tác hại của bức xạ ion hóa lên mô sống. mô tả cách thức đảm bảo an toàn bức xạ (K1).
IV.9.Liệt kê những chỉ định, nguyên tắc và kỹ thuật sinh thiết, các phương pháp chẩn đoán tế bào học và mô học, mô mềm và mô cứng đơn giản (K1).
IV.10.Mô tả kỹ thuật chụp phim trong và ngoài miệng thông dụng và hiểu những nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật chụp x quang nha khoa (K1).
IV.11.Giải thích được sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ em và phát triển răng trẻ em (K1).
IV.12.Giải thích được quan niệm can thiệp tối thiểu và chăm sóc răng miệng toàn diện (K1).
IV.13.Mô tả được công tác dự phòng bệnh răng miệng và cách tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cộng đồng (K1).
IV.14.Liên hệ và so sánh được sự lưu hành của các bệnh lý răng miệng phổ biến trên thế giới tại Việt Nam (K2).
IV.15.Giải thích được những nguyên tắc điều trị của các thuốc thường sử dụng trong điều trị bệnh răng miệng và hàm mặt (K1).
IV.16.Trình bày được biểu hiện/ ảnh hưởng của bệnh lý toàn thân thường gặp có ảnh hưởng đến bệnh lý hay quá trình điều trị răng hàm mặt (K1).
IV.17.Giải thích được những chỉ định, chống chỉ định, nguyên tắc và kỹ thuật để phục hồi trong răng hàm mặt đáp ứng được yêu cầu chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh (K1).
IV.18.Mô tả nhưng quy trình điều trị cơ bản ( phẫu thuật và không phẫu thuật ) để xứ trí bệnh lý thông thường bệnh hàm mặt, chấn thương hàm mặt và dị tật khe hở môi- vòm miệng (K1).
IV.19. Mô tả được các thao tác xử trí cấp cứu nha khoa, cấp cứu ban đầu chấn thương hàm mặt và cấp cứu y khoa trong hành nghề RHM (K1).
IV.20.Trình bày và giải thích được các phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng trong lĩnh vực RHM (K1).
IV 21: Có kiến thức về các phương pháp học tập nghiên cứu khoa học hiện nay và xác định tầm quan trọng của việc đánh giá, phản hồi, phản ánh, xác định nhu cầu học tập và kế hoạch phát triển của bản thân (K1).
IV22: Thực hiện được hồ sơ bệnh án RHM chính xác và đúng quy định (S1).
IV23: Ghi nhận và đánh giá được các dấu hiệu sinh tồn (S1).
IV25: Chụp và diễn giải (đọc) phim X-quang trong miệng (K1/S1).
IV26: Chỉ định những xét nghiệm cận lâm sàng, những quy trình và thử nghiệm cần thiết, phân tích cá kết quả thu được để hỗ trợ cho việc chẩn đoán và xử trí các bệnh răng miệng/hàm mặt thường gặp (K1/S1).
IV27: Phân tích được khớp cắn trên các mẫu hàm được lên giá khớp (càng nhai) (S1).
V1: Áp dụng được những nguyên tắc tăng cường sức khỏe răng miệng và phòng ngừa bệnh tật vào chăm sóc sức khỏe răng miệng (S1).
V2: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, sử dụng liệu pháp fluor tại chỗ và trám bít hỗ rãnh (S1) để dự phòng sâu răng.
V3: Dự đoán, phòng ngừa và điều chỉnh các yếu tố bất lợi trong chế độ vệ sinh răng miệng của bệnh nhân và hướng dẫn cho bệnh nhân những phương pháp về sinh răng miệng phù hợp (S1).
V4: Phân tích các yếu tố quyết định tới sức khỏe răng miệng bao gồm kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và môi trường góp phần vào cải thiện môi trường góp phần vào cải thiện tình trạng sức khỏe răng miệng của cá nhân và cộng đồng (K1).
V5: cung cấp thông tin cho bệnh nhân về nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa các bệnh lý răng miệng thường gặp và khuyến khích họ có trách nhiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân (S1).
V6: Hướng dẫn về chế độ ăn uống và giáo dục về dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe răng miệng (S1).
A: Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị (6 năng lực)
VI.1. Phát hiện, chẩn đoán và lập kế hoạchđiều trị toàn diện được các bất thường/bệnh lý về hình thái và chức năng của răng, mô nha chu (mô quanh răng) và những tình trạng răng miệng khác (S1).
VI.2. Phát hiện, chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị toàn diện được các bất thường/bệnh lý về hình thái và chức năng của vungfhamf mặt (S1).
VI.3. Tổng hợp các dữ liệu lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị toàn diện cho các trường hợp đơn giản về các trường hợp đơn giản về chữa răng, nội nha, nhổ răng, phẫu thuật miệng, nha chu, cấy ghép nha khoa, phục hình răng, sai lệch khớp cắn và phẫu thuật hàm mặt (S1).
VI.4. Giải thích, biện luận và chuẩn đoán được những trường hợp bệnh nhân bị đau, khó chịu và lo lắng do các rối loạn ở vùng răng miệng-hàm mặt hoặc do điều trị răng hàm mặt (S1).
VI.5. Xác định và chẩn đoán được đặc điểm lâm sàng của đau vùng miệng mặt cấp tính và mạn tính có nguồn gốc thực thể, thần kinh, tâm thể, xác định những tình trạng cần điều trị hay cần chuyển đến các chuyên gia khác (S1).
VI.6. Chẩn doán được các vấn đề lệch lạc răng, hàm và xác định những trường hợp cần can thiệp nắn chỉnh răng (S1).
B. Thực hành lâm sàng (thiết lập và duy trì sức khỏe răng miệng) (17 năng lực)
VI.7. Lựa chọn phương pháp, trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu phù hợp cho điều trị và dự phòng trong thực hành răng hàm mặt (S1).
VI.8. Thực hiện gây tê tại chỗ và gây tê vùng trong miệng để tiến hành các quy trình phục hồi, phẫu thuật và những điều trị khác. Có khả năng xử trí những biến chứng thường gặp của gây tê (S1)
VI.9. Sử dụng các phương pháp, khí cụ và/hoặc thuốc thích hợp và thông dụng để chống đau, khó chịu và lo lắng do các rối loạn ở vùng răng miệng hàm mặt hoặc do các thủ thuật điều trị RHM khác (S1).
VI.10. Xử trí được chấn thương, bệnh lý, nhiễm trùng thường gặp ở vùng răng miệng hàm mặt, ghi đơn thuốc thích hợp và chuyển bệnh nhân khi cần (S1).
VI.11. Điều trị được các bệnh lý mô cứng của răng như sâu răng, mòn răng và các khiếm khuyết khác ở mô cứng của răng (S1). Thực hiện điều trị bảo tồn sự sống của tủy răng (S1); thực hiện được điều trị nội nha các bệnh lý tủy và vùng quanh chóp răng (S1).
VI.12. Thực hiện lấy cao răng trên nướu (lợi), dưới nướu (lợi) và xử lý mặt chân răng không phẫu thuật (S1).
VI.13. Thực hiện được các phục hồi gián tiếp như inlay, onlay, răng chốt, mão (chụp) răng, cầu răng đơn giản, hàm giá bán phần và toàn phần (S1); sửa chữa được phục hình sai quy cách gây biến chứng và tháo gỡ được các phục hình bị hư hỏng (S1); cung cấp cho bệnh những kiến thức về bảo quản các phục hồi/phục hình trong miệng (S1); đánh giá được các kết quả điều trị phục hồi răng và cung cấp hay giới thiệu những điều trị bổ sung hay duy trì nếu cần (S1).
VI.14. Xử trị được đau do răng và đau do vùng miệng cấp tính (s1).
VI.15. Xử trí cách vấn đề về răng miệng cho trẻ em (s1).
VI.16. Xử trí sơ cứu/cấp cứu cho bệnh nhân chấn thương hàm mặt tại bệnh viện và cộng đồng (s1).
VI.17. Thực hiện can thiệp phẫu thuật miệng-hàm mặt. Theo dõi được kết quả điều trị đối với bệnh nhân chấn thương hàm mặt, bệnh lý miệng-hàm mặt và dị tật khe hở môi-vòm miệng (S3); thực hiện được cố định răng trong gãy xương ổ đơn giản (S1); Xử trí những tình trạng cần phẫu thuật đơn giản của mô cứng và mô mềm trong miệng, bao gồm nhổ răng, nhổ chân răng, tiểu phẫu thuật mô mềm, (S1); Thực hiện các phẫu thuật tiền phục hình đơn giản (S1).
VI.18. Xử trí, điều trị biến chứng thường gặp trong và sau phẫu thuật miệng, hàm mặt đơn giản (S1).
VI.19. phòng ngừa và xử trí được các tình huống cấp cứu y và nha khoa thường gặp trong quá trình thực hành răng hàm mặt tổng quát (S1).
VI.20. Xử trí được các tình huống loạn năng hệ thống nhai nhẹ (mài điều chỉnh được các cản trở cắn khớp và thực hiện được máng nhai, ghi đơn, hướng dẫn thay đổi hành vi)(S1).
VI.21. Xử trí được các rối loạn do mọc răng và tình trạng lệch lạc khớp cắn đơn giản (S1).
VI.22. Phác họa, thực hiện, gắn và điều chỉnh được dụng cụ/phương tiện nắn chỉnh răng tháo lắp để di chuyển một răng hay điều trị cắn ngược (cắn chéo) các răng trước (S1); xác định được những thói quen xấu làm sai lệch khớp cắn, ngăn ngừa những thói quen này bằng các biện pháp thích hợp như giáo dục, huấn luyện bệnh nhân và điều trị bằng dụng cụ/phương tiện khi cần thiết (S1).
VI.23. Thực hiện được kỹ thuật tẩy trắng răng (S1).