PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨCNăm 2016Họ và tên: NGÔ VĂN LIÊMChức danh nghề nghiệp: Giáo viên Tiểu họcĐơn vị công tác: Trường Tiểu học Mỹ Phước D Hạng chức danh nghề nghiệp: 4 Bậc: ….. Hệ số lương: ………I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA VIÊN CHỨC:1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết: – Hoàn thành tốt chương trình giảng dạy được phân công. Trong giảng dạy không cắt xén chương trình. Đồng thời giáo dục cho HS nhiều kĩ năng sống thực tế. Cụ thể: + Năm học 2015-2016: được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5B, duy trì sĩ số HS và Học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học 100% + Hồ sơ hàng tháng luôn được chuyên môn xếp loại Tốt. + Sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp trường. + Dự giờ đồng nghiệp theo đúng quy định nhằm rút kinh nghiệm, tham gia dự thao giảng và học tập các chuyên đề. Sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và cùng đồng nghiệp đóng góp xây dựng tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên sâu hơn. + Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò. + Lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh, xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện. + Sử dụng tốt thiết bị, đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học, biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy.2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp: – Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, có lối sống chân thành, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, quan liêu,… – Là một viên chức trong ngành giáo dục tôi luôn ý thức sâu sắc về lối sống đạo đức. Luôn cần kiệm liêm chính công bằng trong công tác đánh giá học sinh. Không vi phạm những quy định của ngành, luật của ngành đưa ra về đạo đức nhà giáo. Luôn thương yêu học sinh, tôn trong mọi người. Không gian lận trong báo cáo hay trong đánh giá học sinh, không bè cánh hay gây bất hòa. Luôn tôn trong và lắng nghe ý kiến của mọi người với thái độ xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, tập thể đoàn kết. – Giao tiếp, ứng xử đúng mực khi tiếp xúc với phụ huynh, với học sinh …, Có có thái độ hòa nhã, tế nhị, đúng mực với nhân dân. 3. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức: – Luôn tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong việc , động viên, khích lệ học sinh tích cực tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. – Trong ứng xử với phụ huynh học sinh tôi luôn có thái độ vui vẻ, đúng mực và giải quyết mọi tình huống hợp lý, có tính thuyết phục. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường và hội phụ huynh để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. – Trong công việc hay trong quan hệ với bạn bè đồng nghiệp tôi luôn có thái độ hoà nhã, gần gũi , lắng nghe và tiếp thu ý kiến, cùng đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ.4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức: – Gương mẫu chấp hành và vận động gia đình thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Thực hiện tốt những quy định nơi mình cư trú. Có ý thức tổ chức kỉ luật cao trong công tác, nghiêm túc thực hiện nội quy cơ quan.– Luôn có ý thức, tinh thần học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. Nghiên cứu, xây dưng và học tập chương trình bồi thường xuyên cá nhân…– Thực hiện có trách nhiệm và đạt hiệu quả công tác kiêm nhiệm như: phối hợp nhịp nhàng với BGH các bộ phận tổ chức sinh hoạt đạt hiệu quả các chương trình hoạt động của công đoàn ngành đề ra).PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ5. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ:…………………………………………………………………………………………6. Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách:………………………………………………………………………………………… II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA
Top 10 # Tự Đánh Giá Viên Chức Năm 2020 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Tự Đánh Giá Viên Chức Năm 2020 xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Beyondjewelries.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Tự Đánh Giá Viên Chức Năm 2020 để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bản Tự Nhận Xét, Đánh Giá Viên Chức Năm Học 2011
CỘNG HÒA XÃ HỘ CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcBẢN TỰ NHẬT XÉT, ĐÁNH GIÁ NĂM HỌC 2011-2012CỦA VIÊN CHỨC – Họ và Tên: HOÀNG QUỐC KHÁNH. Năm sinh: 02/09/1978.- Chức vụ: Giáo viên.- Đơn vị công tác: Trường THCS Mỹ Hội.Tôi xin tự đánh giá theo 4 nội dung sau đây:1. Kết quả thực hiện công việc:- Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. – Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức thực tiễn.- Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh. – Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. – Công tác Đội và phong trào thiếu nhi luôn thực hiện đúng kế hoạch của Hội đồng đội huyện. Hồ sơ sổ sách đầy đủ, đúng quy định được Hội đồng đội huyện đánh giá cao. Liên đội đạt hạng nhất trong huyện 5 năm liền.- Thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất các công việc cho lãnh đạo. – Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường. 2. Việc thực hiện qui định về đạo đức nghề nghiệp: – Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị – xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân. – Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh. 3. Tinh thần trách nhiệm thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức: – Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. – Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. – Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. 4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức:- Luôn hoàn thành tốt các công tác được giao với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả cao.- Luôn tham gia tốt các phong trào của nhà trường, của huyện.- Hổ trợ cho Hội đồng đội, Phòng Giáo dục huyện thực hiện một số phong trào của huyện.Qua đó, tôi tự đánh kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm chính trong công tác và phân loại như sau:1. Ưu điểm: – Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia nhiệt tình các hoạt động chính trị – xã hội. – Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh. – Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. – Đoàn kết, cộng tác với đồng nghiệp; ý thức xây dựng tập thể tốt. – Xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đúng quy định trong chương trình. – Công tác đội 5 năm liền xếp hạng nhất trong huyện.2. Nhược điểm: Đôi lúc còn bị động về thời gian thực hiện kế hoạch.3. Phân loại: Hoàn thành
Hướng Dẫn Đánh Giá, Phân Loại Công Chức, Viên Chức Năm 2022
Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Để việc nhận xét, đánh giá, phân loại công chức, viên chức thuộc Sở Tư pháp năm 2019 triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn và thời gian quy định. Lãnh đạo Sở yêu cầu Thủ trưởng các tổ chức thực hiện một số nội dung sau:
I. Đánh giá, phân loại công chức, viên chức:
Thực hiện theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Nội dung đánh giá công chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 56 Luật Cán bộ, công chức (có gửi kèm mẫu phiếu 02 Phiếu đánh giá và phân loại công chức theo NĐ 56/2015/NĐ-CP).
– Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
– Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
– Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
– Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
– Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
Ngoài các nội dung đánh giá đối với công chức không phải là công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau:
– Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;
– Năng lực lãnh đạo, quản lý;
– Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
– Giám đốc Sở trực tiếp đánh giá, phân loại đối với: Trưởng, Phó các Phòng thuộc Sở; Giám đốc, Trung tâm trực thuộc Sở; Trưởng Phòng Công chứng; Công chức các phòng thuộc Sở.
* Về trình tự, thủ tục, tiêu chí phân loại, đánh giá công chức thực hiện theo Chương III, tại Điều 17,18,19,20,21 của Nghị định 56/2015/NĐ-CP. Thủ trưởng các đơn vị tổ chức họp lấy ý kiến của tập thể phòng và nhận xét của Lãnh đạo trực tiếp vào mẫu số 02 của từng công chức.
Hồ sơ nhận xét đánh giá công chức năm 2019 của Khối Văn phòng Sở gồm: Biên bản họp Phòng; Phiếu đánh giá và phân loại của từng công chức, đề nghị gửi về Văn phòng Sở chậm nhất ngày 02 tháng 12 năm 2019 để tổng hợp trình Giám đốc Sở đánh giá, phân loại.
Nội dung đánh giá viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 41 Luật Viên chức (có gửi kèm mẫu Phiếu đánh giá và phân loại Viên chức, mẫu số 03 theo NĐ 56/2015/NĐ-CP).
– Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
– Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
– Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
– Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
– Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
– Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá, phân loại viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đơn vị mình.
* Về trình tự, thủ tục, tiêu chí phân loại, đánh giá viên chức thực hiện theo Chương IV, tại Điều 24,25,26,27,28 của Nghị định 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP. Thủ trưởng các đơn vị tổ chức họp lấy ý kiến của tập thể phòng và nhận xét của Lãnh đạo trực tiếp vào mẫu phiếu số 03 của từng viên chức.
– Đối với chức danh Giám đốc Sở thuộc thẩm quyền Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý nhận xét đánh giá, phân loại; Chức danh Phó Giám đốc Sở thuộc thẩm quyền nhận xét đánh giá, phân loại của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh (Riêng Trưởng các đơn vị sự nghiệp trước khi Giám đốc Sở đánh giá, phân loại phải trình xin ý kiến Ban cán sự đảng UBND tỉnh theo phân cấp quản lý.
– Một số quy định về đánh giá viên chức đã được sửa đổi, bổ sung tiêu chí phân loại viên chức ở các mức thực hiện theo Điều 25,26,27,28 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 và Khoản 3, Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính Phủ; Việc đánh giá người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu cơ quan, đơn vị được quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 24 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 88/2017/NĐ-CP.
Vậy, đề nghị các đơn vị nghiên cứu triển khai thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn, đảm bảo tính công bằng, toàn diện, sát trình độ, năng lực, phẩm chất của mỗi công chức, viên chức./.
Hướng Dẫn Đánh Giá, Phân Loại Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức Năm 2022
Thực hiện Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP;
Thực hiện theo văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BNV ngày 09/11/2017 của Bộ Nội vụ về Nghị định đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức;
Thực hiện theo Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 13/11/2018 của Tỉnh ủy Bình Dương về việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2018;
Sau khi thống nhất cùng Ban Tổ chức Tỉnh ủy về nội dung, biểu mẫu và thời gian trong việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2018 theo Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 13/11/2018 của Tỉnh ủy Bình Dương, Sở Nội vụ hướng dẫn một số nội dung chủ yếu sau đây để các Sở ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, Ủy ban nhân dân các huyện thị xã, thành phố thực hiện việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm 2018 như sau:
I. Mục đích, yêu cầu1. Mục đích
Đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, nhằm xác định rõ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm; kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
2. Nguyên tắc
a) Bảo đảm đúng thẩm quyền: cán bộ do cấp có thẩm quyền quản lý đánh giá; công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
b) Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức.
c) Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.
d) Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá, phân loại viên chức quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
đ) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.
II. Thời điểm, nội dung, thẩm quyền, tiêu chí và biểu mẫu đánh giá đánh giá cán bộ, công chức, viên chức 1. Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức
1.1. Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác. Cán bộ, công chức, viên chức khi chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên).
* 2. Nội dung đánh giáĐối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm, thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức do người đứng đầu quyết định.
1.2. Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
a)Nội dung đánh giá cán bộ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật cán bộ, công chức.
3. Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chứca) Đối với cán bộ
b) Nội dung đánh giá công chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 56 Luật cán bộ, công chức.
b) Đối với công chức
c) Nội dung đánh giá viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 41 Luật viên chức.
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, phân loại cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ, chịu trách nhiệm về kết quả, đánh giá, phân loại cán bộ
c) Đối với viên chức
– Người đứng đầu trực tiếp đánh giá, phân loại đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của mình, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại.
4. Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức4.1. Tiêu chí đánh giá đối với cán bộ
– Việc đánh giá người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại.
4.2. Tiêu chí đánh giá đối với công chức
Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 43 Luật Viên chức.
4.3. Tiêu chí đánh giá đối với viên chức
Tiêu chí đánh giá cán bộ thực hiện theo Điều 11, 12, 13, 14 của Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BNV ngày 09/11/2017 Bộ Nội vụ,
5. Mẫu biểu đánh giá phân loại cán bộ, công chức viên chứca) Đối với cán bộ: b) Đối với công chức, công chức lãnh đạo quản lý: c) Đối với viên chức, viên chức lãnh đạo quản lý: Nội dung đánh giá theo mẫu số 03 (theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ)Nội dung đánh giá theo mẫu số 02 (theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ)Nội dung đánh giá theo mẫu số 01 (theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ)
Tiêu chí đánh giá công chức thực hiện theo Điều 18, 19, 20, 21 của Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BNV ngày 09/11/2017 Bộ Nội vụ,
Tiêu chí đánh giá viên chức thực hiện theo Điều 25, 26, 27, 28 của Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BNV ngày 09/11/2017 Bộ Nội vụ,
Đối với cán bộ, công chức, viên chức đồng thời là đảng viên việc kiểm điểm thực hiện theo kế hoạch số 71-KH/TU ngày 13/11/2018 của Tỉnh ủy Bình Dương về việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2018.
1. Đề nghị Giám đốc các Sở ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định tại Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 13/11/2018 của Tỉnh ủy Bình Dương về việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2018và Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
2. Ngoài các nội dung cơ bản theo hướng dẫn, các Sở ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể đối với công chức, viên chức dựa trên các quy định của Nhà nước trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị gắn với các đặc điểm mang tính đặc thù của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương. Đồng thời, quy định cụ thể, rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức.
3. Xây dựng quy định xử lý đối với những công chức, viên chức chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn, thực thi nhiệm vụ kém như bố trí công tác khác, xử lý kỷ luật hoặc đưa vào diện tinh giản biên chế, giải quyết thôi việc. Đồng thời thực hiện việc khen thưởng, tôn vinh và đãi ngộ đối với những công chức, viên chức có thành tích trong thực thi công vụ.
4. Để kịp thời tổng hợp, báo cáo về Bộ Nội vụ đúng thời gian quy định, Sở Nội vụ đề nghị Giám đốc các Sở ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức sau khi đánh giá cán bộ, công chức, viên chức tổng hợp báo cáo về Sở Nội vụ trước ngày 10/01/2019 theo biểu kèm theo, đồng thời gửi qua email: longdm@binhduong.gov.vn.
Biểu mẫu đánh giá:
1. Mẫu đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức năm 20182. Mẫu tổng hợp đánh giá phân loại năm 2018
Bạn đang xem chủ đề Tự Đánh Giá Viên Chức Năm 2020 trên website Beyondjewelries.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!