Top 9 # Tự Đánh Giá Ưu Khuyết Điểm Của Bản Thân Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Beyondjewelries.com

Ưu Khuyết Điểm Của Đảng Viên Dự Bị

Để trở thành một Đảng viên chính thức, Đảng viên sau khi được kết nạp còn phải trải qua 12 tháng dự bị. Trong thời gian này, Đảng viên tiếp tục phấn đấu, rèn luyện và phát huy phẩm chất chính trị và đạo đức, tham gia các hoạt động do Chi bộ Đảng tổ chức và đóng Đảng phí đầy đủ.

Sau 12 tháng với tư cách là Đảng viên dự bị, nếu xét thấy Đảng viên dự bị có đủ điều kiện thì các cấp Đảng ủy sẽ xem xét quyết định để kết nạp Đảng viên chính thức.

Như vậy, Đảng viên dự bị được hiểu là những người đã có đầy đủ điều kiện và đã được kết nạp Đảng. Tuy nhiên, để trở thành Đảng viên chính thức, người vào Đảng sẽ phải trải qua 12 tháng dự bị.

Đây được coi là quá trình để Đảng viên dự bị thử thách bản thân và thể hiện mình xứng đáng được đứng trong hàng ngũ Đảng viên chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Khi nào cần trình bày ưu khuyết điểm của đảng viên dự bị

Khi cá nhân đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm đảng viên dự bị thì cần trình bày ưu điểm và khuyết điểm của mình trong bản tự kiểm điểm đó.

Nội dung của bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị chính là phần tự đánh giá bản thân Đảng viên đó trong quá trình sinh hoạt tại cơ quan, đơn vị sau thời gian phấn đấu, rèn luyện để được kết nạp và trở thành Đảng viên chính thức.

Sau khi đã được kết nạp và trở thành Đảng viên dự bị, việc viết bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị là rất quan trọng trước khi được xem xét và kết nạp để trở thành Đảng viên chính thức.

Nội dung của bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị sẽ gồm những nội dung cơ bản như sau:

– Phần ưu điểm của đảng viên dự bị: Cụ thể là về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiện những nhiệm vụ đươc giao.

– Phần khuyết điểm của đảng viên dự bị: Nêu cụ thể những khuyết điểm của bản thân, ví dụ như: Bản thân càn yếu trong công tác tự phê bình và phê bình; chưa mạnh dạn đấu tranh,…

– Những biện pháp để khắc phục khuyết điểm đã nêu ở trên.

– Cuối cùng là lời hứa phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng viên.

– Sau đó là người tự kiểm điểm ký và ghi đầy đủ họ và tên.

Đây là những nội dung cơ bản cần phải có trong bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị mà cá nhân cần phải lưu ý khi viết bản tự kiểm điểm.

Hướng dẫn trình bày ưu khuyết điểm của đảng viên dự bị

– Kiên định lập trường, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Luôn thực hiện đúng chủ trương, quan điểm, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

– Tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

– Tự giác chấp hành chế độ học tập các Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của nhà nước để không ngừng nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn.

– Nêu cao tinh thần phẩm chất, đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lối sống trong sáng, lành mạnh, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè và đồng nghiệp.

– Luôn gương mẫu nêu cao vai trò của người đảng viên, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình.

– Chấp hành tốt và thực hiện tiết kiệm trong các hoạt động công tác thường xuyên, luôn đấu tranh chống tham ô, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác, không vi phạm những điều đảng viên không được làm.

– Giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng, đoàn kết nội bộ, trung thực với đảng, có ý thức và thực hiện tốt việc xây dựng nội bộ Đảng. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.

– Luôn là một công chức gương mẫu và hoàn thành có chất lượng trước mọi công việc được phân công.

– Hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Tự giác, sáng tạo trong công việc đảm nhận nhiều công việc chung của tổ chuyên môn, của Chi đoàn và Công đoàn phân công. Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

– Chấp hành và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, có ý thức tổ chức kỷ luật, phục tùng tuyệt đối sự phân công của Lãnh đạo.

– Tham gia sinh hoạt đảng đều đặn và đóng đảng phí đúng quy định, thực hiện tốt các nội quy, quy chế của tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị.

– Công việc là tổng hợp thống kê do các số liệu tương đối lớn nên việc tổng hợp vẫn còn có sai sót.

– Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến của bản thân trong các cuộc họp.

– Về bản thân chưa nhạy bén trong các mối quan hệ xã hội.

– Bản thân sẽ luôn phấn đấu, không ngại nói lên ý kiến trước mọi người để xây dựng cho bản thân một cơ sở tiếp xúc đa dạng và tiếp thu có hiệu quả trong các cuộc họp.

Liên hệ tư vấn ưu khuyết điểm của đảng viên dự bị

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật vui lòng gọi đến số điện thoại 1900.6581 nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để kết nối trực tiếp với luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi.

-Thời gian hoạt động của Tư vấn Trí Tâm: Hoạt động từ 8h00 – 21h00 tất cả các ngày trong tuần. Luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và tư vấn, giải đáp mọi vướng mắc pháp lý mà bạn đề cập.

-Nếu có bất kỳ vướng mắc gì về pháp luật cách nhanh chóng và tiện lợi nhất hãy nhấc điện thoại gọi cho chúng tôi theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Kết nối tư vấn bằng cách gọi tới số 1900.6581

Bước 2: Nghe lời chào và vui lòng đợi kết nối tới chuyên viên tư vấn

Bước 3: Kết nối với luật sư, chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực cần tư vấn và đặt câu hỏi cho luật sư, chuyên viên

Bước 4: Lắng nghe câu trả lời của chuyên viên tư vấn, trao đổi hoặc yêu cầu làm rõ hơn nội dung tư vấn.

Tư vấn Trí Tâm mong muốn sẽ giúp đỡ được Quý khách hàng giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng, phù hợp với quy định của pháp luật và bảo đảm được quyền lợi của mình. Nếu có bất cứ vướng mắc pháp lý gì hãy liên hệ với chung tôi theo số điện thoại 1900.6581

Rất mong được đồng hành cùng với Quý khách hàng!

Cách Trả Lời Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Bản Thân Trong Cv

Các câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu là những câu hỏi phổ biến nhất trong các cuộc phỏng vấn đối với bất kỳ vị trí công việc nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trả lời câu hỏi này để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Điểm mạnh của bản thân là gì?

Đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu đôi chút về khái niệm điểm mạnh. Điểm mạnh (Strengths) là những thế mạnh của bạn về tố chất, kỹ năng, kinh nghiệm hoặc trình độ chuyên môn nổi trội trong đời sống và công việc của bản thân. Mỗi người trong chúng ta đều có các điểm mạnh khác nhau. Nhưng về cơ bản điểm mạnh thường bao gồm:

Hăng hái

Đáng tin cậy

Sáng tạo

Kỷ luật

Kiên nhẫn

Tôn trọng người khác

Quyết tâm

Cống hiến

Trung thực

Tính linh hoạt

Giao tiếp tốt

Thân thiện

Làm việc chăm chỉ

Diễn cảm

Nghiêm túc

Đúng giờ

Năng động

Kỹ năng lập kế hoạch giải quyết vấn đề phân tích tốt

Kỹ năng máy tính tốt

Ngôn ngữ tốt (giỏi tiếng Anh chẳng hạn)

Khả năng kỹ thuật tốt

Kỹ năng lập kế hoạch giải quyết vấn đề phân tích

Văn nghệ tốt (biết ca hát, làm MC, chơi đàn, chơi sáo, …)

Điểm yếu của bản thân là gì

Điểm yếu (Weaknesses) là những khuyết điểm, nhược điểm của bản thân mà bạn thấy không tự tin hay không phải thế mạnh của bạn. Điểm yếu thường bao gồm:

Kỹ năng hay trình độ chuyên môn nghề nghiệp chưa tốt

Thiếu sự định hướng hay mục tiêu trong công việc

Trình độ ngoại ngữ (Đọc, viết, giao tiếp, nghe) chưa tốt

Kỹ năng tin học văn phòng chưa tốt

Kỹ năng giao tiếp không tự tin trình bày trước đám đông

Ngại giao tiếp

Mối quan hệ với bạn bè, gia đình hạn chế

Những thói quen tiêu cực

Một số câu hỏi mà bạn thường phải đối mặt với nó khi đi phỏng vấn xin việc làm

Hãy nói về bản thân bạn?

Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công việc gì?

Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ? (đây là câu thường gặp nhất các bạn nên lưu ý)

Điểm yếu của bạn là gì? (câu này chắc chắn là có rồi)

Điểm mạnh của bạn là gì? (giống ở trên)

Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?

Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Bạn có nghĩ bạn là người thành công?

Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?

Đồng nghiệp cũ thường nói gì về bạn?

Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?

Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của chúng tôi?

Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?

Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm?

Triết lý trong công việc của bạn là gì?

Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu được tuyển dụng vào dự án X của chúng tôi?

Những điều gì từ phía đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?

Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó?

Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền? (câu này cũng hay gặp, bạn trả lời là cả 2 đều quan trọng nhé, và bạn cần sự cân bằng của cả 2 yếu tốt đó)

Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì?

Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?

Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này?

Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?

Như thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?

Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên lợi ích cá nhân không?

Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn?

Bạn thấy rằng trong X năm qua bạn thay đổi thế nào?

Bạn đã học được điều gì từ những sai lầm trong công việc?

Nếu bạn là nhà tuyển dụng thì bạn sẽ tuyển người như thế nào vào vị trị này?

Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì?

Bạn có cần hỏi tôi điều gì không?

Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ thành công với công việc này?

Bạn nghĩ gì về công ty bạn vừa nghỉ việc?

Bạn giải quyết những rắc rối trong công việc như thế nào?

Bạn thích làm gì với thời gian ngoài công việc?

Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?

Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?

Tại sao bạn lại muốn công việc này?

Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?

Ưu nhược điểm của bản thân trong CV – Nên trình bày những gì?

Một CV gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thì đó phải là CV đặc biệt hơn, khác lạ hơn, sáng tạo hơn nhưng vẫn đảm bảo các quy tắc chung của việc trình bày một CV thông thường. Trước khi đến với vòng phỏng vấn, CV chính là bộ mặt bạn, là con người bạn. Nó sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai và bạn đang “có” những gì. Điểm mạnh trong CV: Bạn phải sắp xếp hợp lý sao cho các điểm mạnh có thể hỗ trợ làm nổi bật nhau. Hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng để thấy được sự thành thật của bạn.

Điểm mạnh có thể là

* Kỹ năng làm việc: Bạn hãy nghiên cứu kỹ yêu cầu tuyển dụng để biết được những kỹ năng đòi hỏi cần thiết cho vị trí công việc đó. Từ đó, bạn hướng nó đến với ưu điểm của bản thân mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

* Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề tốt: Nếu công việc đó là công việc làm gắn bó trong 1 team thì kỹ năng làm việc nhóm cực kì quan trọng. Bạn có thể đưa ra các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc ở phần ưu nhược điểm của bản thân trong CV. Các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề,… đều là những ưu điểm cần có của một ứng viên tốt.

Một số điểm mạnh quan trọng khác như có đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng viết và giao tiếp, đàm phán tốt, chịu được áp lực cao,…

Điểm yếu trong CV

Bạn hãy thật tinh tế để lựa chọn những điểm hạn chế của bản thân để đưa vào CV của mình. Không một nhà tuyển dụng nào có ấn tượng tốt với một CV mà có danh sách dài những nhược điểm của ứng viên cả. Bạn nên lựa chọn tối đa 3 nhược điểm của bản thân để đưa vào CV. Các nhược điểm này có thể là:

* Chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong mảng hiện tại

* Trình độ tiếng Anh chưa tốt

* Kỹ năng tin học chưa tốt

* Không tự tin trước đám đông, sự khiêm tốn vì biết bản thân mình còn tồn tại những hạn chế nhất định.

* Bạn quá coi trọng bản thân,…

* Chưa có kinh nghiệm làm việc nhóm (nhưng hãy hứa là sẽ cố gắng hòa đồng khi được chọn vào làm việc tại công ty).

Cách trả lời điểm mạnh của bản thân và cách phát huy

Bạn có thể xác định thế mạnh của bản thân thông qua sở thích, những đánh giá của người khác, và qua những trải nghiệm của chính bản thân bạn.

Sở thích: Sở thích là một yếu tố gần như quan trọng hàng đầu khi bạn muốn tìm ra ưu điểm của bản thân mình. Thông thường, việc bạn thích làm thường là việc bạn làm giỏi hoặc làm tốt hơn những việc khác, và công việc ấy mang đến cho bạn niềm cảm hứng khi làm việc. Ngoài ra, bẩm sinh mỗi chúng ta ai cũng có những đặc trưng tính cách khác nhau, người vui vẻ, hòa đồng, năng nổ; người thì trầm tính, có chiều sâu tâm hồn,… và cho dù có tính cách như thế nào thì bạn cũng luôn có những điểm mạnh nhất định, việc của bạn là lựa chọn một lĩnh vực thật phù hợp với bản thân, để không phải cố gượng ép mình làm những việc bạn cảm thấy quá khó để thực hiện.

Cách trả lời điểm yếu của bản thân và cách khắc phục

Bạn có thể xác định được điểm yếu của mình thông qua những việc bạn làm không giỏi và qua đánh giá của người khác.

Việc không thích làm, làm không giỏi: Hiển nhiên những việc bạn làm không giỏi hoặc những việc không đem lại cảm hứng cho bạn sẽ là cơ sở giúp bạn tìm ra điểm yếu của mình. Từ những thất bại trong công việc, bạn cần tự xem xét lại và rút ra nguyên nhân khiến bản thân chưa thực hiên được công việc đó, từ đó bạn sẽ thấy những điểm yếu mà bản thân cần khắc phục.

Đánh giá của người khác (cấp trên,..): Tương tự như tìm điểm mạnh, bạn cần những lời góp ý, đánh giá chân thành từ những người ngoài cuộc để hiểu rõ hơn về bản thân mình.

Trắc Nghiệm: Tự Đánh Giá Bản Thân.

(hieuhoc.com). Đã đến lúc bạn tự đánh giá xem bạn cần phải nỗ lực hơn ở điểm nào. Những nhận định trong phần tiếp theo sẽ giúp bạn nhận biết những hành vi cụ thể nào đã cản trở sự thăng tiến của bạn. Bây giờ, bạn hãy dành thời gian hoàn thành bản tự đánh giá bản thân. Sau khi hoàn thành, bạn hãy đọc hướng dẫn để tự chấm điểm cho mình.

2 điểm = Thỉnh thoảng đúng

2. Tôi không phiền lòng nếu có người không ưa thích tôi mặc dù tôi đã cố gắng hết sức để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.

3. Tôi luôn đề ra mục tiêu hoàn thành công việc hàng ngày.

4. Tôi có thể nói về đóng góp của mình cho công ty trong khoảng 30 giây hoặc ít hơn.

5. Mỗi khi đưa ra một thông điệp nghiêm túc, tôi không bao giờ mỉm cười vì nụ cười có thể làm giảm tầm quan trọng của vấn đề.

6. Mỗi khi có ý kiến, tôi luôn thẳng thắn nói ra thay vì thể hiện ý kiến đó dưới dạng một câu hỏi.

7. Tôi nghe thấy nhiều lời nhận xét không hay về mình và tôi sẵn sàng để người khác biết rằng tôi không quan tâm đến nhận xét của họ.

8. Tôi không chấp thuận bị khiển trách hay chịu trách nhiệm về lỗi lầm do người khác gây ra.

9. Tôi không phải là người hay nói lời xin lỗi khi phạm phải lỗi lầm nhỏ.

10. Tôi sẵn sàng thương thảo về một thời hạn chót thực tế hơn cho một dự án mỗi khi cấp trên giao cho tôi dự án có thời hạn chót không hợp lí.

11. Nếu người khác không nhận ra việc làm thực sự xuất sắc của tôi, tôi sẽ giúp họ nhận ra điều đó.

12. Mỗi khi ngồi ở bàn hội thảo, tôi thường đặt khuỷu tay lên bàn và chống cằm lên bàn tay.

13. Tôi cảm thấy thoải mái hơn nếu im lặng.

14. Tôi tin rằng tôi cũng thông minh như nhiều người khác.

15. Tôi luôn kiên định bảo vệ những gì mình tin tưởng, ngay cả khi tôi biết rằng niềm tin đó khiến người khác khó chịu hoặc không vui.

16. Tôi không thích chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân ở công sở.

17. Trước khi bắt tay vào công việc, tôi luôn đề ra kế hoạch cụ thể để hoàn thành công việc được giao.

18. Tôi luôn chủ động tìm kiếm dự án mới sẽ giúp tôi phát huy khả năng của mình.

19. Tôi để kiểu tóc phù hợp với độ tuổi và chức vụ của mình.

20. Tôi luôn nói rỏ ràng và chính xác.

21. Nếu cấp trên đề nghị tôi ghi chép lại thông tin trong nhiều hơn một buổi họp, tôi biết cách khéo léo từ chối lời đề nghị đó.

13. Tôi không chú ý đến việc liệu lời nói của tôi có làm người khác khó chịu không.

25. Tôi tự nguyện hoàn thành những công việc giúp tôi có cơ hội thể hiện khả năng với ban lãnh đạo.

26. Tôi quan tâm đến việc đeo thêm phụ kiện sao cho phù hợp với quần áo.

27. Giọng nói của tôi to và rỏ ràng

28. Nếu ai đó cư xử chưa đúng mực với tôi, tôi sẵn sàng thể hiện thái độ và cảm nhận của tôi trước cách ứng xử của họ.

29. Mỗi ngày tôi đều dành thời gian trò chuyện cởi mở với đồng nghiệp.

30. Tôi không ngần ngại đề nghị được tăng lương nếu tôi nghĩ mình xứng đáng.

31. Mặc dù có bận rộn, tôi vẫn cố gắng tham dự những buổi họp mà tôi có cơ hội thể hiện khả năng của mình.

32. Ít nhất là mỗi tháng một lần, tôi đề nghị bạn bè, đồng nghiệp nhận xét về tôi.

33. Tôi ăn mặc vì công việc tôi muốn có thay vì công việc tôi đang có.

34. Tôi không sử dụng từ hạn định (như thể loại, dạng như… và những thứ tương tự như vậy).

35. Tôi là một trong số những người đầu tiên phát biểu trong các buổi họp.

36. Nếu tôi không thực sự tin tưởng lời nói của người nào đó, tôi sẵn sàng đặt thêm câu hỏi để đánh giá tính chính xác trong lời nói đó.

37. Tôi luôn sẵn sàng bắt tay thật chặt để thể hiện tôi là một người rất nghiêm túc trong công việc.

38. Tôi không bao giờ huỷ kế hoạch cá nhân vì công việc.

39. Trong một cuộc họp, nếu người khác lặp lại ý tưởng tôi đã diễn đạt, tôi biết khéo léo nhắc nhở họ rằng tôi đã đề cập vấn đề đó.

40. Tôi không tô son hoặc chải đầu ở nơi công cộng.

41. Tôi nói năng từ tốn và tận dụng thời gian tối đa để thể hiện quan điểm riêng một cách rõ ràng.

42. Tôi biết tự biện hộ cho mình.

43. Tôi không phải xin ý kiến cấp trên mỗi khi chi tiền của công ty vào những việc tôi cho là thích đáng.

44. Nơi làm việc của tôi rất gọn gàng và ngăn nắp.

45. Tôi không cho phép người khác lãng phí thời gian của tôi tại công sở.

46. Mỗi khi đồng nghiệp thừa nhận tôi đã xuất sắc hoàn thành công việc, tôi sẵn sàng để Giám đốc thấy được thành tích đó.

47. Tôi luôn nhìn thẳng vào mắt người khác trong lần gặp đầu tiên.

48. Tôi biết nghĩa của từ ROI (Return on investmetn – Lợi tức đầu tư).

49. Tôi biết tôi có thể làm tốt công việc mình đang làm.

Nếu tổng số điểm bạn đạt được là:

49-87: Bạn là người dễ hòa nhập nhưng chính khả năng dễ dàng thích nghi này khiến bạn khó đạt được mục tiêu sự nghiệp. Bạn cần quan tâm hơn nữa đến những nhận định mà bạn chỉ cho điểm 1 bởi đó là những hành vi ngầm huỷ hoại sự nghiệp của bạn.

88-127: Bạn có thể tự tạo ra một sự thay đổi nho nhỏ. Bạn nên tập trung hơn vào những lĩnh vực mà bạn vẫn gặp phải khó khăn khi muốn thay đổi. Bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy một sự thay đổi nho nhỏ cũng có thể tạo nên thành công lớn.

128-149: Bạn rất xuất sắc khi có cách ứng xử đối lập với cách ứng xử khuôn mẫu bạn học được từ khi còn là một cô gái trẻ. Bạn nên tiếp tục duy trì khả năng này bởi chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn nhiều thành công vang dội.

Theo: LOIS P. FRANKEL (Phụ Nữ thông minh không ở góc văn phòng).

– 10 điều phái nam nên có để được mến mộ. – 10 lời khuyên dành cho các bạn gái ở tuổi còn xanh.

– Đánh giá bản thân: Những giá trị tinh thần.

– Đánh giá bản thân: Hiểu rỏ giá trị cơ thể của bạn.

– Trắc nghiệm: Kiểu học và làm việc của bạn.

5 Cách Để Tự Đánh Giá Điểm Mạnh, Điểm Yếu Của Bạn

(TGĐA) – Có một thói quen mang lại rất nhiều lợi ích cho quá trình trau dồi và làm việc của bạn đó là tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Bởi đây là một yếu tố cá nhân vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc hiện tại và còn là cơ sở để bạn hoàn thiện, phát triển bản thân trong tương lai.

Bên cạnh những người thờ ơ cho rằng đã thực sự hiểu chính mình thì cũng có một bộ phận thiếu kỹ năng tự đánh giá, kiểm điểm từ đó trở nên mơ hồ không biết suốt thời gian qua mình đã tích lũy thêm những gì và đâu là những hạn chế tồn đọng cần khắc phục.

Hiểu được vai trò hiện tại trong công việc

Lưu ý đầu tiên để đánh giá tổng quan bản thân đó là phải thấu hiểu được đâu là vai trò mà bạn đang đảm nhận trong doanh nghiệp hiện tại. Bạn cần nắm được cụ thể cách thức làm việc của mình, cụ thể nếu bạn là một chuyên viên sáng tạo cùng những đồng nghiệp thì vai trò hiện tại của bạn đang là người cung cấp những ý tưởng thú vị hay là người thực hiện và thi hành nó. Trong suốt quá trình làm việc tại vị trí này, bạn thường xuyên chứng tỏ khả năng ở giai đoạn nào hơn thì đấy là điểm mạnh của bạn. Ngược lại, điểm yếu sẽ là những giai đoạn mà bạn hiếm khi đảm nhận vai trò, chẳng hạn như quản trị hoặc điều phối.

Theo dõi và đánh giá các nhiệm vụ ngắn hạn

Để có được một thói quen tích cực trong quá trình thực hiện các tác vụ, bạn cần nghiêm túc theo dõi và đánh giá từ ngay thời điểm bắt đầu cho đến khi kết thúc. Viết vào cuốn sổ tay thời gian, mô tả, chỉ tiêu công việc và đừng quên cập nhật khi có tình hình mới. Đây sẽ là quá trình giúp bạn nhìn nhận được từng tác động cá nhân lên công việc. Những thông tin ghi chép sẽ là cơ sở quan trọng giúp bạn biết đâu là điểm mạnh mà bạn hoàn thành nhanh chóng với hiệu suất cao và đâu là những vướng mắc khó khăn mà bạn cần trau dồi thêm trong thời gian tới.

Ý kiến từ những người đáng tin tưởng

Nếu như bạn cần những đánh giá khắt khe và mang tính khách quan hơn, hãy xin ý kiến từ những người đáng tin tưởng. Bằng cách ghi lại những nhận xét chủ quan của bạn về điểm mạnh, điểm yếu, hãy gửi cho một số những người sống hoặc làm việc cùng bạn trong phần lớn thời gian, thường sẽ là đồng nghiệp, cấp trên hoặc người thân trong gia đình.

Họ sẽ đóng vai trò là những giám khảo mẫu mực trong việc đối chiếu giữa điều bạn đã tự đánh giá và điều mà bạn đã thực sự thể hiện ra ngoài. Chắc chắn sau khi nhận được phản hồi từ họ bạn sẽ nhận ra có đôi chút khác biệt, có thể xuất hiện một vài ưu điểm mà bạn không nghĩ đến hoặc nhược điểm mà bạn đã bỏ qua.

Sử dụng những công cụ phân tích khoa học

Ngoài những nhận xét từ người khác thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng những công cụ phân tích khoa học được tích hợp phát triển giúp người dùng biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình. Một số mô hình như SWOT, DISC,… mà bạn có thể tham khảo, với việc trình bày những dạng trắc nghiệm phân tích và xử lý tình huống từ đơn giản đến phức tạp. Đây là một cách thức đánh giá vô cùng thú vị giúp bạn trải nghiệm được nhiều khía cạnh, từ đó sẽ nhận được một bảng nhận định cụ thể ở từng hạng mục cả về công việc và ứng xử xã hội. Thế nhưng các công cụ này vẫn có thể có những sai số, vì vậy bạn không nên lạm dụng quá nhiều dẫn đến dễ bị quá tải thông tin .

Thử những điều mới mẻ

Và cuối cùng là một xu hướng hiện đại mà ngày nay được không ít người, đặc biệt là bộ phận giới trẻ lựa chọn đó là không ngần ngại trải nghiệm những điều mới mẻ. Những trải nghiệm này có thể bao gồm ứng tuyển vào vị trí không thuộc chuyên môn, tham gia những dự án thú vị, tích cực gặp gỡ và trao đổi với những người mới,… Đây đều là cơ hội rất lớn để bạn học hỏi và có thêm những kiến thức, từ đó chắc chắn sẽ nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thông qua quá trình tiếp xúc trong môi trường đa dạng, thú vị.

P.V