Top 4 # Tự Đánh Giá Năng Lực Trình Độ Chuyên Môn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Beyondjewelries.com

Xây Dựng Năng Lực Chuyên Môn

Ngược với năng lực hành vi, năng lực chuyên môn là những kiến thức, hiểu biết, kỹ năng… thuộc lĩnh vực chuyên môn mang tính đặc thù cho vị trí công việc hoặc bộ phận mà cá nhân cần có để có thể đảm nhận công việc đó cũng như khả năng hợp tác làm việc với người khác một cách hiệu quả. Do vậy việc xây dựng năng lực chuyên môn cho từng phòng ban là một trong những yêu cầu trong việc triển khai đánh giá năng lực chung để lãnh đạo qua đó có cái nhìn tổng thể về từng vị trí công việc qua năng lực chuyên môn phòng ban mà trong thực tế đã và đang đáp ứng thế nào với yêu cầu của tổ chức.

Nguyên tắc xây dựng năng lực chuyên môn cần được viết từ những người có kinh nghiệm và trải qua quá trình công tác tại phòng ban đó bởi có như vậy thì nội dung năng lực chuyên môn sẽ bám sát hơn với thực tiễn và có tính khách quan, rõ ràng, được gọi là nhóm SME (Specialism Mastering Expert) từ 1 đến 3 người. Tất nhiên sự thành công trong việc thiết kế năng lực chuyên môn phát xuất từ nhóm SME do hiểu biết rõ năng lực chuyên môn của từng vị trí công việc phòng ban.

Bước 1: Liệt kê hết toàn bộ những năng lực chuyên môn do phòng ban đảm trách. Đây là bước khởi đầu nhưng sẽ vô cùng khó khăn khi phải xác định đúng năng lực chuyên môn cần có. Bước 2: Thu gọn lại đối với những năng lực chuyên môn nào có trùng ý hoặc nội dung tương tự. Bước 3: Đặt tên cho năng lực chuyên môn (chuẩn hóa theo chữ và số với mục đích thuận tiện khi mã hóa lúc đưa vào link chung với hệ thống quản lý doanh nghiệp). Quy định tên năng lực – phòng ban – số năng lực chuyên môn. Ví dụ: CM-BH01…( năng lực chuyên môn số 01 phòng Tiếp thị & bán hàng). Bước 4: Thiết lập 5 cấp độ (level) của từng năng lực chuyên môn với yêu cầu từ cấp độ 1 (thấp) là hành vi tối thiểu để có được năng lực đó và cấp độ 5 là hành vi cao nhất được kỳ vọng của năng lực. Sau đó mới chọn cấp độ 3 là hành vi rành việc của năng lực (trung bình cộng của cấp độ 1 & 5). Rồi tới xếp loại cấp độ 2 và cấp độ 4 để cho ra kết quả cuối cùng. Bước 5: Định nghĩa các năng lực chuyên môn cũng như các cấp độ phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ hiểu để mọi người làm cơ sở tham khảo, truy xuất khi cần.

Gia Tài

Bộ Đề Đánh Giá Năng Lực Môn Tiếng Anh

GIỚI THIỆU SÁCH

Những năm gần đây, việc thay đổi trong kiểm tra, đánh giá năng lực và kết quả học tập của học sinh đã trở thành nhu cầu tất yếu. Trong đó, xu hướng sử dụng hình thức thi trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá thường xuyên cũng như các kì thi cuối cấp ngày càng phổ biến. Với mong muốn giúp các em học sinh có một bộ tài liệu hữu ích, công ty Cổ phần Sách và Công nghệ Giáo dục Việt Nam – Eduking tổ chức biên soạn và phát hành bộ sách Bộ đề đánh giá năng lực các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch Sử, Địa Lí, Giáo dục Công dân.

Nội dung cuốn sách Bộ đề đánh giá năng lực môn Tiếng Anh bám sát yêu cầu về kiến thức, kĩ năng theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất ở người học, phù hợp cho việc ôn luyện thi tốt nghiệp THPT, thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, … cũng như trong kiểm tra, đánh giá tại các trường THPT.

Cấu trúc cuốn sách bao gồm:

Phần 1: Bộ đề đánh giá năng lực được xây dựng theo ma trận đề thi tốt nghiệp THPT. Các câu hỏi được phân bố hợp lý theo 04 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Phần 2: Đáp án. Giúp các em trong quá trình tự học và rèn luyện kĩ năng làm bài.

Thực tế, trong quá trình ôn luyện học sinh gặp nhiều vấn đề sau:

– Những nội dung trọng tâm nào cần ôn luyện? Cần liên hệ, mở rộng và vận dụng kiến thức vào thực tế như thế nào?

– Phương pháp ôn luyện như thế nào?

– Trong đề thi đánh giá năng lực có tác dụng câu hỏi nào, phân bổ ra sao và cách giải quyết từng dạng câu hỏi để có kết quả tốt….?

Hi vọng bộ sách này sẽ là bộ tài liệu tự học hữu ích, giúp các em học tập một cách có trọng tâm, có phương pháp và đạt hiệu quả cao.

Đánh Giá Năng Lực Quản Lý Với 04 Cấp Độ

Ở cấp độ đầu tiên, bao gồm những kỹ năng cơ bản mà người quản lý nào cũng phải nắm vững. Đây là cấp độ thấp nhất nằm ở dưới đáy kim tự tháp, mỗi nhà quản lý cần có để đảm bảo công việc của đội nhóm được hoàn thành đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí tốt nhất. Cấp độ này bao gồm 04 kỹ năng: Lập kế hoạch, tổ chức, điều hướng và kiểm soát.

Lập kế hoạch: Là kỹ năng xác định các điều kiện có sẵn về tài nguyên, nguồn lực, thời gian… của đội nhóm để lập ra kế hoạch làm việc phù hợp với mục tiêu mà tổ chức hướng tới.

Tổ chức: Là kỹ năng thiết lập, phân công trách nhiệm làm việc và tạo sự hợp tác giữa các thành viên trong mỗi đội nhóm.

Điều hướng: Là kỹ năng cung cấp, hướng dẫn cho toàn đội nhóm để đảm bảo cấp dưới tuân thủ đúng quy định của tổ chức và đạt hiệu suất đã đặt ra trước đó.

Kiểm soát: Là kỹ năng theo dõi, phân tích kết quả công việc và báo cáo lên cấp trên về sản lượng, chất lượng cũng như chi phí làm việc.

Cấp độ 2: Giúp nhân viên phát triển năng lực

Cấp độ tiếp theo đòi hỏi ở người quản lý những kỹ năng cao hơn. Số lượng kỹ năng giảm xuống nhưng độ khó lại tăng lên. Điều này là hợp lý bởi sau khi đã hoàn thành công việc ở mức độ cơ bản, người quản lý còn cần thực hiện các bước xây dựng quy trình đào tạo nội bộ để đội nhóm được tốt hơn. Mức độ này gồm có 3 kỹ năng: Tạo động lực, đào tạo và huấn luyện, lôi kéo sự tham gia.

Tạo động lực: Là kỹ năng khuyến khích mọi người cùng chủ động tham gia làm việc và nỗ lực hết mình để thực hiện công việc tốt hơn.

Đào tạo và huấn luyện: Là kỹ năng truyền tải kinh nghiệm, kiến thức cho nhân viên và giúp họ biết cách tự khai thác tiềm năng của bản thân. Nhờ đó, đảm bảo cấp dưới có đủ năng lực để đảm nhận các công việc được giao, thậm chí đáp ứng những yêu cầu cao hơn.

Lôi kéo sự tham gia: Là kỹ năng khuyến khích, thu hút nhân viên tham gia cộng tác để cùng giải quyết vấn đề và đưa ra ý tưởng mới.

Các kỹ năng ở cấp độ 2 đều là kỹ năng mềm đòi hỏi người quản lý phải có thời gian rèn luyện mới có thể sử dụng thành thạo.

Cấp độ 3: Tự cải thiện bản thân

Sau khi đã hoàn thành công việc theo yêu cầu của tổ chức và giúp nhân viên phát triển năng lực, lúc này bạn nên nghĩ đến việc tự trau dồi bản thân để tối ưu hóa vai trò của người quản lý. Khi tổ chức phát triển hơn và đội nhóm của bạn cũng cần mở rộng quy mô trong tương lai, với cương vị một người quản lý bạn sẽ muốn tiến xa chứ không phải cứ dặm chân tại chỗ. Cấp độ này chỉ gồm 2 kỹ năng: Quản lý bản thân và quản lý thời gian.

Tự quản lý: Là kỹ năng tự loại bỏ những trở ngại trong cuộc sống và cân bằng các mối quan tâm khác nhau như công việc, học tập, sở thích, gia đình, các mối quan hệ,…

Quản lý thời gian: Là kỹ năng sắp xếp và sử dụng nguồn lực với thời gian giới hạn một cách có hiệu quả nhất.

Cấp độ 4: Đạt được sự thành công

Ở đỉnh chóp cao nhất của kim tự tháp chỉ có duy nhất 1 kỹ năng: Lãnh đạo. Nhưng đòi hỏi người quản lý phải trải qua quá trình trải nghiệm và tự đúc kết những bài học cho bản thân. Khi đạt tới cấp độ này, nhà quản lý không còn tập trung vào giám sát chặt chẽ và chịu trách nhiệm với mọi việc xảy ra trong đội nhóm nữa mà ở tầm cao hơn.

Lúc này, họ là người nghiên cứu và đưa ra phương hướng cũng như chiến lược hoạt động sao cho phù hợp với sứ mệnh của doanh nghiệp. Đây chính là sự khác biệt giữa hai khái niệm “quản lý” và “lãnh đạo”. Ở mức độ cao nhất của thang đo năng lực quản lý, bạn chắc chắn đang nắm giữ chức danh có yêu cầu cao hơn rất nhiều so với nhà quản lý thông thường và đạt được những thành công nhất định.

Đề Thi Đánh Giá Năng Lực 2022 Đại Học Quốc Tế Đhqghcm Môn Lý

Mời các bạn cùng tham khảo ngay 60 câu hỏi trắc nghiệm trong bộ đề thi đánh giá năng lực năm 2019-2020 môn Vật lí do các thầy cô giảng viên giàu kinh nghiệm của Trường Đại học Quốc tế trực thuộc ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn và tổ chức thi trong kỳ thi kiểm tra năng lực năm 2019 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết nhằm giúp các em học sinh lớp 12 làm quen và luyện giải để chuẩn bị tốt cho kỳ thi đại học năm 2021 tốt nhất.

Giới thiệu cấu trúc đề thi ĐGNL môn Lý 2019 trường ĐH Quốc tế HCM

Cấu trúc bài thi gồm các nội dung quan trọng như sau:

Phần 1. Hướng dẫn làm bài

– Chương 1. Dao động cơ

– Chương 2. Sóng cơ

– Chương 3. Dòng điện xoay chiều

– Chương 4. Dao động và sóng điện từ

– Chương 5. Sóng ánh sáng

– Chương 6. Lượng tử ánh sáng

– Chương 7. Vật lý hạt nhân

Phần 2. Đề thi mẫu

Phần 3. Đáp án đề thi mẫu

Trích dẫn nội dung đề thi

1. Phát biểu nào sau đây đúng?

Chu kì của một con lắc đơn không thay đổi khi

A. thay đổi chiều dài dây treo vật.

B. thay đổi đáng kể nhiệt độ dây treo con lắc.

C. tăng khối lượng của vật nặng.

D. thay đổi đáng kể độ cao của điểm treo con lắc.

2. Vật nặng của một con lắc lò xo thực hiện dao động điều hòa. Gọi T là khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần liên tiếp vật nặng này có độ lớn vận tốc cực đại. Chu kì của con lắc này bằng

A. 3T.

B. 2T.

C. 4T.

D. T.

3. Thế năng của một con lắc lò xo tăng khi vật nặng của con lắc

A. chuyển động từ vị trí cân bằng ra vị trí biên.

B. đi qua vị trí cân bằng.

C. chuyển động từ biên âm về vị trí cân bằng.

D. chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ.

5. Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha nhau, có biên độ lần lượt bằng 3 cm và 5 cm. Biên độ của dao động tổng hợp bằng

A. 8 cm.

B. 5 cm.

C. 3 cm.

D. 2 cm.

7. Trên một dây đàn dài 64 cm với hai đầu cố định có hiện tượng sóng dừng. Cho biết trên dây có bốn điểm dao động với biên độ cực đại. Bước sóng có giá trị bằng

A. 32 cm.

B. 16 cm.

C. 8 cm.

D. 64 cm.

8. Trong môi trường nào sau đây, sóng âm truyền đi với tốc độ lớn nhất?

A. Nước.

B. Sắt.

C. Không khí.

D. Khí

12. Phát biểu nào sau đây đúng?

Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp,

A. điện áp tức thời luôn sớm pha hơn cường độ tức thời.

B. điện áp tức thời luôn trễ pha hơn cường độ tức thời.

C. công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng không.

D. cường độ dòng điện hiệu dụng có giá trị cực tiểu.

13. Phát biểu nào sau đây sai?

Khi có cộng hưởng trong một đoạn mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần, một cuộn dây thuần cảm, và một tụ điện mắc nối tiếp, thì

A. tổng trở của mạch điện có giá trị cực đại.

B. điện áp hai đầu điện trở thuần có giá trị cực đại.

C. cảm kháng bằng dung kháng.

D. hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị cực đại.

15. Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần và một cuộn dây thuần cảm mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch điện và hai đầu cuộn dây lần lượt bằng 120 V và 80 V. Hệ số công suất của mạch điện này bằng

A. 0,12.

B. 0,80.

C. 0,75.

D. 0,40.

16. Sóng điện từ không có tính chất nào sau đây?

A. Các vectơ điện trường và vectơ cảm ứng từ dao động dọc theo phương truyền sóng.

B. Sóng điện từ là sóng ngang.

C. Các vectơ điện trường và vectơ cảm ứng từ dao động cùng pha.

D. Các vectơ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn vuông góc với nhau.

17. Loại sóng vô tuyến nào sau đây bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li?

A. Sóng cực ngắn.

B. Sóng trung.

C. Sóng ngắn.

D. Sóng dài.

18. Một chùm tia sáng Mặt Trời hẹp, song song đi xiên góc từ không khí vào trong nước sẽ

A. bị tán sắc: Phương truyền của tia đỏ lệch nhiều nhất so với phương truyền của chùm tia tới.

B. bị tán sắc: Phương truyền của tia tím lệch nhiều nhất so với phương truyền của chùm tia tới.

C. không bị tán sắc.

D. bị tán sắc: Các tia đơn sắc truyền song song với nhau trong nước.

19. Máy quang phổ lăng kính dùng để

A. đo bước sóng ánh sáng.

B. phân tích chùm ánh sáng phức tạp thành nhiều thành phần đơn sắc.

C. xác định bản chất hạt của ánh sáng.

D. đo vận tốc ánh sáng.

20. Cơ chế của sự phát xạ tia X (tia Rơn-ghen) là

A. dùng một chùm tia tử ngoại chiếu vào một chất phát quang.

B. dùng một chùm tia tử ngoại chiếu vào một tấm kim loại nặng.

C. dùng một chùm hạt anpha bắn vào một tấm kim loại khó nóng chảy.

D. dùng một chùm êlectron có động năng lớn bắn vào một kim loại nặng khó nóng chảy.

Nội dung còn tiếp. Mời các bạn CLICK vào file tải về để xem FULL nội dung đề thi