Top 5 # Tự Đánh Giá Năng Lực Lãnh Đạo Của Bản Thân Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Beyondjewelries.com

Khảo Sát Năng Lực Lãnh Đạo

1. Đánh giá năng lực lãnh đạo

Các tổ chức và doanh nghiệp đang đứng trước một kỷ nguyên mà ở đó: Công nghệ thay đổi nhanh chóng, các nguồn lực tự nhiên và xã hội dần cạn kiệt, đặc biệt ý thức và cam kết công việc của nhân viên với tổ chức cũng thay đổi phức tạp so với các thế hệ trước. Tất cả những thách thức trên tác động mạnh mẽ đến vai trò của các nhà quản lý, lãnh đạo trong tổ chức, điều này đòi hỏi mỗi nhà lãnh đạo cần trau dồi liên tục năng lực để đáp ứng được yêu cầu của vị trí công tác nhằm thích ứng với áp lực đổi mới thị trường và tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Phát triển năng lực lãnh đạo trở thành từ khóa nóng trong các tổ chức và là một yêu cầu trọng tâm của phát triển tổ chức.

Đánh giá năng lực lãnh đạo là quá trình xác định và mô tả các kỹ năng, khả năng, phẩm chất Leadership của mỗi cá nhân trên vị trí đảm trách, chỉ ra các ưu thế và hạn chế cần điều chỉnh trên cả cấp độ cá nhân và hệ thống, theo các định hướng chiến lược phát triển. Đánh giá năng lực lãnh đạo tính đến khả năng hiện tại và triển vọng tương lai, làm nền tảng xây dựng năng lực tổ chức, gia tăng sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.

2. Phương pháp Khảo sát năng lực lãnh đạo

Bốn mô hình năng lực lãnh đạo hiện đại được kế thừa bao gồm:

Mô hình của Robert N. Lussier and Christopher F. Achua được xem là mô hình tối ưu nhất với ba cấp độ đánh giá bao phủ đủ các khía cạnh: Cá nhân (individual) – Nhóm (Team) – Tổ chức (Organization);

Mô hình của James Scouller với 3 cấp độ lần lượt: Nền tảng cá nhân (Personal) – Ứng xử cá nhân (Private) – Công chúng (Public);

John Adair, mô hình “Lãnh đạo tập trung vào hành động”, với 3 thành tố: Cá nhân (Individual) – Nhóm (Team) – Nhiệm vụ (Task);

Robert Katz, mô hình 3 nhóm kỹ năng thiết yếu trong tổ chức: Kỹ năng chuyên môn (Technical skill) – Kỹ năng tư duy (Conceptual skill) – Kỹ năng về con người (Human or Interpersonal skill).

Và kết hợp với nhiều các công bố nghiên cứu khác về năng lực lãnh đạo của các tác giả danh tiếng như: Warren Bennis, John Kotter, John Maxwell, Posner & Kouzes, Stephen Covey.

Mô hình Khảo sát năng lực lãnh đạo của OD CLICK là kết hợp kết quả nghiên cứu từ các công trình kinh điển trên thế giới về Năng lực lãnh đạo, cùng với kinh nghiệm gần 20 năm nghiên cứu, giảng dạy, huấn luyện về phát triển lãnh đạo của Chuyên gia TS. Đỗ Tiến Long cùng với bộ phận R&D OD CLICK, với cấu trúc bao gồm 12 phẩm chất và kỹ năng lãnh đạo chi tiết, kết hợp thành 3 nhóm cấp độ năng lực: 1. Nền tảng khả năng cá nhân; 2. Khả năng xây dựng quan hệ và sức ảnh hưởng; 3. Khả năng tương tác trong hệ thống phức tạp và định hướng chiến lược.

OD CLICK tuân thủ chặt chẽ quy trình 7 bước, đảm bảo tham chiếu đa chiều các kết quả, kiểm chứng kết quả bằng nhiều kỹ thuật và công cụ tiên tiến hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực về thời gian, con người, tài chính, để xây dựng bộ quy chuẩn chính sách phù hợp nhất với doanh nghiệp.

Các phương pháp khảo sát đánh giá được triển khai một cách bài bản và hệ thống, bao gồm:

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp;

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi;

Phương pháp quan sát trực quan;

Phương pháp phỏng vấn sâu;

Phương pháp đánh giá 360 độ theo các cấp độ lãnh đạo;

Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu trên bản đồ Radar;

Phương pháp tham vấn hội đồng chuyên gia.

3. Trách nhiệm và cam kết đảm bảo chất lượng

Bằng thế mạnh tư duy hệ thống và bề dày kinh nghiệm về phát triển Năng lực lãnh đạo cho hàng nghìn cán bộ quản lý, lãnh đạo tại đa dạng các doanh nghiệp, tổ chức, với đầy đủ lĩnh vực hoạt động, OD CLICK cam kết hỗ trợ từng doanh nghiệp đánh giá chính xác và toàn diện khung năng lực của vị trí lãnh đạo mà doanh nghiệp đang có, chỉ ra các điểm mạnh và hạn chế trong năng lực lãnh đạo tại mọi cấp độ trong tổ chức, đồng thời đưa ra những đề xuất giúp hoàn thiện bộ máy quản trị, cũng như các giải pháp và chính sách trong phát triển năng lực lãnh đạo.

PEOPLE FIRST FOR BUSINESS!

Cách Viết Bài Luận Tự Đánh Giá Năng Lực Bản Thân Chuẩn Nhất

Với văn viết, bạn cần phải xác định những điểm mạnh của bạn, điểm yếu đang có là gì? Sau đó, viết và nêu ra kế hoạch cụ thể để cải thiện nó.

Tự nhận thức đánh giá bản thân là gì?

Tương tự như phỏng vấn xin việc, bạn cũng sẽ gặp trường hợp tương tự khi xin học bổng du học hoặc thuyết phục các trường nhận mình học. Hội đồng tuyển sinh sẽ xem bài luận tự đánh giá năng lực bản thân của bạn, sau đó đưa ra nhận định để xem xét bạn có xứng đáng nhận được sự ưu tiên hay không. Vì thế, cả bài luận và bài nói trực tiếp bạn cần nêu những ý mạnh nhất và phải vạch ra được phương án thay đổi điểm yếu.

Tự đánh giá bản thân giúp bạn xác định được điều bạn yêu thích nhất

Cách viết bài luận tự đánh giá bản thân chuẩn nhất

Xác định mục đích

Đây là bước đầu tiên để bạn có cơ sở để viết bài luận tự đánh giá năng lực bản thân của mình, hãy liệt kê và gạch đầu dòng tất cả thông tin mà bạn muốn nhắm đến.

Ngoài việc xác định mục đích viết bài là gì, bạn cũng nên liệt kê danh sách các điểm mạnh và điểm yếu của mình, tương tự như trên ta cũng gạch đầu dòng điểm nào mạnh nhất để lên trên, điểm yếu nhất sẽ để dưới cùng. Qua đó, bạn sẽ biết sắp xếp nội dung viết như thế nào cho đạt chuẩn.

Cuối cùng, bạn cần phải xác định thời gian hoàn thành và sắp xếp mọi thứ thật ổn thỏa để không ảnh hưởng đến kết quả sau này.

Xác định mục tiêu giúp bạn sẽ dễ dàng hoàn thành tốt bài luận

Chuẩn bị

Mục đích của bài luận đánh giá năng lực bản thân, là để người đọc có thể hiểu được bản chất con người bạn. Do vậy, cần chuẩn bị tâm lý thật thoải mái, đừng quá đặt nặng vấn đề coi trọng bản thân quá mức hay e dè về những điểm yếu của mình. Hãy nêu nọi thứ thật tự nhiên, đúng những gì bạn có thể người đọc hiểu và đành giá năng lực của bạn.

Bên cạnh đó, để chuẩn bị nội dung bài viết thật tốt, bạn cũng nên tham khảo mọi người xung quanh, để xem người khác đánh về bạn như thế nào. Đây cũng là một nguồn thông tin đáng tin cậy, nếu như bạn không biết đánh giá mình như thế nào thì nên chọn cách như vậy.

Cách trình bày bài luận

Sau khi hiểu được tự đánh giá bản thân là gì và mục đích của nó rồi. Việc còn lại của chúng ta là tự viết ra những đánh giá về bản thân. Không như văn tự sự ghi theo dòng cảm xúc hay văn tường thuật, bạn chỉ cần ghi đúng, ghi đủ các sự việc thực tế đang xảy ra. Bài luận tự nhận thức đánh giá bản thân là ghi nhận lại toàn bộ những gì đúng, đủ vè con người bạn, nhưng nó cũng phải có đủ sức truyền cảm để đối phương có thể hiểu bạn một cách đủ và nhanh nhất.

Trình bày ưu nhược điểm

Người ta thường nói “tốt khoe, xấu che” những điểm mạnh, điểm tốt của bạn nên sắp xếp lên trước, diễn dãi càng chi tiết càng tốt, nhưng chú ý ngôn từ không nên quá tâng bốc bản thân mình. Tiếp theo sau đó, bạn nên chọn những điểm yếu nào bạn có khả năng thay đổi trong khoảng thời gian ngắn để trình bày. Qua đó, người đọc sẽ nhận thấy được bạn có khả năng thay đổi và biết điểm mạnh của bạn như thế nào để đưa ra kết quả cuối cùng.

Nêu sở thích cá nhân

Tùy từng trường hợp mà bạn đưa sở thích cá nhân cho phù hợp, không nên đề cao sở thích cá nhân quá, những trường hợp như đi chơi, nghe nhạc,… người đọc sẽ không đánh giá cao.

Nêu kế hoạch của bản thân

Tự đánh giá bản thân sẽ có người khác biết con người của bạn như thế nào, từ đó họ sẽ đưa ra quyết định nhận bạn vào công ty, trao học bổng hoặc cấp visa du học hay không. Hãy chú ý cách dùng từ, đơn giản, chân thật kết hợp với kỹ năng giao tiếp sẽ là chìa khóa đưa bạn tới thành công.

11 Bài Test Đánh Giá Năng Lực Bản Thân

1. “WHO AM I?”

(http://you.visualdna.com/quiz/whoami#/quiz)Cái test này rất là hay, thay vì phải trả lời các câu hỏi một cách nhàm chán, bạn có thể lựa chọn giữa các hình ảnh sinh động và trực quan hơn.

2. 16 PERSONALITIES

(https://www.16personalities.com/free-personality-test)Một trong những bài test uy tín nhất, dựa trên nghiên cứu của Carl Gustav Jung và bài test nổi tiếng Myers-Briggs, 16 Personalities giúp bạn khám phá xem mình là hướng nội hay hướng ngoại, xu hướng làm việc nơi công sở như thế nào, điểm mạnh điểm yếu ra sao.

3. TEST COLOR

(http://www.testcolor.com/personalitytest/personalitytest.php)Cái test này khá là ngộ, nó sẽ cho bạn một bảng màu, đầu tiên bạn chọn những màu từ thích nhất đến ghét nhất. Xong sau đó lại chọn từ ghét nhất đến thích nhất. Từ những lựa chọn đó, sẽ cho ra kết quả của bạn về kĩ năng lãnh đạo, quản lý và trí tưởng tượng.

4. SEE MY PERSONALITY

(http://www.seemypersonality.com/IQ-Test)Test này giúp bạn thử xem bạn thuộc não trái hay não phải.

5. chúng tôi

(http://iqtest.dk/main.swf)Test này cũng thấy khá nhiều nơi dùng để kiểm tra IQ – chủ yếu là câu hỏi về logic, trí nhớ, sử dụng các hình khối để đánh giá.

6. THE MENSA IQ TEST

(https://www.mensa.org/workout)Bài test thuộc một cộng đồng lâu đời nhất về IQ.

7. INSTITUTE FOR HEALTH AND HUMAN POTENTIAL

(http://www.ihhp.com/free-eq-quiz/)Các câu hỏi ngắn và đơn giản về cách bạn phản ứng trong từng tình huống cụ thể. Ngoài kết quả ra còn có các hướng dẫn để bạn cải thiện EQ.

8. GOLEMAN’S EQ TEST (http://www.arealme.com/eq/en/)

Một bài test rất nổi tiếng dựa trên cuốn sách Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than IQ của tác giả Daniel Goleman.

9. TÌM HIỂU THÊM VỀ NGHỀ NGHIỆP BẢN THÂN

. SOKANU CAREER ASSESSMENT (http://www.sokanu.com/)Đây là một bài test sẽ giúp bạn định hướng xem bạn phù hợp với ngành nghề, công việc nào.

10. ĐỊNH VỊ 16 LOẠI TÍNH CÁCH VỚI MBTI

Bạn thuộc nhóm tính cách nào? Điểm mạnh của bạn là gì? Công việc nào phát huy hết tiềm năng của bạn?http://langmaster.edu.vn/mbti

11. Khả năng chịu đựng sự căng thẳng của bản thân?

Bạn có phải là con người can đảm? Bạn chịu được bao nhiêu mức độ của căng thẳng?

Xem tại: elite-symbol.com

Năng Lực Lãnh Đạo: Cần Đo Lường Để Cải Thiện

Tầm vóc của một tổ chức phụ thuộc rất lớn vào tầm vóc của người lãnh đạo. Năng lực người lãnh đạo càng cao không những giúp công ty ngày càng phát triển mà còn tăng sự gắn bó của nhân viên với công ty. Nhưng liệu có thể đo lường và cải thiện được năng lực của người lãnh đạo với những thông số đánh giá cụ thể?

Câu trả lời là có, tại buổi Tọa đàm ” Năng lực lãnh đạo hướng đến phát triển bền vững” do Công ty cổ phần L & A tổ chức ngày 21-4 ở TPHCM đem lại nhiều bất ngờ cho khách mời tham dự với kết quả so sánh chuẩn năng lực lãnh đạo của Việt Nam so với khu vực và thế giới. Kết quả dựa trên cuộc khảo sát đánh giá Năng lực lãnh đạo cá nhân của trên 50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu được lựa chọn ở Việt Nam tham gia thực hiện.

Ví dụ như trường hợp nhiều lãnh đạo Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng của việc động viên phát triển nhân viên và đưa năng lực này vào tốp 3 ưu tiên trong 16 năng lực của một nhà lãnh đạo. Tuy vậy, kết quả đo lường từ câu trả lời cho những câu hỏi cụ thể chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo chưa thật sự quan tâm hoặc có quan tâm nhưng chưa biết cách động viên phát triển nhân viên một cách hiệu quả.

Thật ra không riêng gì Việt Nam, tình trạng trên cũng tương tự tại nhiều nước châu Á khác. Nhìn chung, ở Việt Nam và Châu Á nói chung, nhà lãnh đạo thường tập trung hướng đến kết quả nhiều hơn. Điều này không có gì sai. Tuy vậy, diễn giả Tiến sỹ Joseph Folkman – Đồng sáng lập viên và chủ tịch Công ty Zenger Folkman khuyên các nhà lãnh đạo nên tăng cường việc thúc đẩy, động viên nhân viên bởi nếu quá tập trung cho việc quản lý chi tiết điều hành mà không có cái nhìn toàn cảnh thì cả doanh nghiệp sẽ bị lạc lối.

Một kết quả khác, cũng đáng lưu ý đó là so với phương tây, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng như nói chung, năng lực khác biệt hóa và suy nghĩ sáng tạo cùng hành động một cách táo bạo có phần kém hơn. Điều này được lý giải do văn hóa phải khiêm nhường tại các công ty châu Á nên việc thể hiện bản thân cũng phần nào bị giới hạn.

Tại hội thảo vừa qua, gần như 100% người tham dự thống nhất năng lực lãnh đạo có thể đào tạo được và không khả thi nếu cầu toàn cho tất cả các tiêu chí đều được cải thiện mà chỉ cần tập trung nâng cao thêm 3-5 năng lực mà bản thân có thế mạnh nhất thì sẽ có hiệu quả nhanh và cao hơn.

Cách đào tạo hiệu quả không phải chỉ qua lớp học mà đa phần là phải thông qua giao việc thực tế, huấn luyện trên công việc cụ thể (coaching) theo một lộ trình hợp lý, đi kèm đo lường cụ thể để có thể phản hồi, điều chỉnh và đào tạo một cách hữu hiệu.

Tại Việt Nam, các nhà quản lý sơ và trung cấp thường được đề bạt từ người làm chuyên môn đi lên. Nếu việc thăng tiến không đi kèm sự chuẩn bị kỹ về kỹ năng quản lý và lãnh đạo có thể sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của đội nhóm mà họ quản lý. Do vậy, việc đào tạo trong trường hợp này cần được hoạch định và thực hiện từ sớm vì kỹ năng lãnh đạo cần thời gian để tích lũy, phát triển.

Le & Associates là đối tác chính thức được ủy quyền khai thác những sản phẩm của Zenger Folkman tại Việt Nam. Gói The Extraordinary LeaderTM có thể được phân phối riêng biệt hay kết hợp với những sản phẩm đào tạo/huấn luyện kỹ năng của L&A để mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng. Gói sản phẩm mới này nằm trong nhóm Dịch vụ Giải pháp nhân lực toàn diện của Le & Associates nhằm giúp Doanh nghiệp có thể triển khai kế hoạch từ tầng chiến lược đến thực thi một cách trơn tru.

Nguồn: Sài Gòn Times