Top 8 # Tự Đánh Giá Điểm Mạnh Yếu Của Bản Thân Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Beyondjewelries.com

5 Cách Để Tự Đánh Giá Điểm Mạnh, Điểm Yếu Của Bạn

(TGĐA) – Có một thói quen mang lại rất nhiều lợi ích cho quá trình trau dồi và làm việc của bạn đó là tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Bởi đây là một yếu tố cá nhân vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc hiện tại và còn là cơ sở để bạn hoàn thiện, phát triển bản thân trong tương lai.

Bên cạnh những người thờ ơ cho rằng đã thực sự hiểu chính mình thì cũng có một bộ phận thiếu kỹ năng tự đánh giá, kiểm điểm từ đó trở nên mơ hồ không biết suốt thời gian qua mình đã tích lũy thêm những gì và đâu là những hạn chế tồn đọng cần khắc phục.

Hiểu được vai trò hiện tại trong công việc

Lưu ý đầu tiên để đánh giá tổng quan bản thân đó là phải thấu hiểu được đâu là vai trò mà bạn đang đảm nhận trong doanh nghiệp hiện tại. Bạn cần nắm được cụ thể cách thức làm việc của mình, cụ thể nếu bạn là một chuyên viên sáng tạo cùng những đồng nghiệp thì vai trò hiện tại của bạn đang là người cung cấp những ý tưởng thú vị hay là người thực hiện và thi hành nó. Trong suốt quá trình làm việc tại vị trí này, bạn thường xuyên chứng tỏ khả năng ở giai đoạn nào hơn thì đấy là điểm mạnh của bạn. Ngược lại, điểm yếu sẽ là những giai đoạn mà bạn hiếm khi đảm nhận vai trò, chẳng hạn như quản trị hoặc điều phối.

Theo dõi và đánh giá các nhiệm vụ ngắn hạn

Để có được một thói quen tích cực trong quá trình thực hiện các tác vụ, bạn cần nghiêm túc theo dõi và đánh giá từ ngay thời điểm bắt đầu cho đến khi kết thúc. Viết vào cuốn sổ tay thời gian, mô tả, chỉ tiêu công việc và đừng quên cập nhật khi có tình hình mới. Đây sẽ là quá trình giúp bạn nhìn nhận được từng tác động cá nhân lên công việc. Những thông tin ghi chép sẽ là cơ sở quan trọng giúp bạn biết đâu là điểm mạnh mà bạn hoàn thành nhanh chóng với hiệu suất cao và đâu là những vướng mắc khó khăn mà bạn cần trau dồi thêm trong thời gian tới.

Ý kiến từ những người đáng tin tưởng

Nếu như bạn cần những đánh giá khắt khe và mang tính khách quan hơn, hãy xin ý kiến từ những người đáng tin tưởng. Bằng cách ghi lại những nhận xét chủ quan của bạn về điểm mạnh, điểm yếu, hãy gửi cho một số những người sống hoặc làm việc cùng bạn trong phần lớn thời gian, thường sẽ là đồng nghiệp, cấp trên hoặc người thân trong gia đình.

Họ sẽ đóng vai trò là những giám khảo mẫu mực trong việc đối chiếu giữa điều bạn đã tự đánh giá và điều mà bạn đã thực sự thể hiện ra ngoài. Chắc chắn sau khi nhận được phản hồi từ họ bạn sẽ nhận ra có đôi chút khác biệt, có thể xuất hiện một vài ưu điểm mà bạn không nghĩ đến hoặc nhược điểm mà bạn đã bỏ qua.

Sử dụng những công cụ phân tích khoa học

Ngoài những nhận xét từ người khác thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng những công cụ phân tích khoa học được tích hợp phát triển giúp người dùng biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình. Một số mô hình như SWOT, DISC,… mà bạn có thể tham khảo, với việc trình bày những dạng trắc nghiệm phân tích và xử lý tình huống từ đơn giản đến phức tạp. Đây là một cách thức đánh giá vô cùng thú vị giúp bạn trải nghiệm được nhiều khía cạnh, từ đó sẽ nhận được một bảng nhận định cụ thể ở từng hạng mục cả về công việc và ứng xử xã hội. Thế nhưng các công cụ này vẫn có thể có những sai số, vì vậy bạn không nên lạm dụng quá nhiều dẫn đến dễ bị quá tải thông tin .

Thử những điều mới mẻ

Và cuối cùng là một xu hướng hiện đại mà ngày nay được không ít người, đặc biệt là bộ phận giới trẻ lựa chọn đó là không ngần ngại trải nghiệm những điều mới mẻ. Những trải nghiệm này có thể bao gồm ứng tuyển vào vị trí không thuộc chuyên môn, tham gia những dự án thú vị, tích cực gặp gỡ và trao đổi với những người mới,… Đây đều là cơ hội rất lớn để bạn học hỏi và có thêm những kiến thức, từ đó chắc chắn sẽ nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thông qua quá trình tiếp xúc trong môi trường đa dạng, thú vị.

P.V

Cách Trả Lời Thông Minh Về Điểm Mạnh Điểm Yếu Của Bản Thân

Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là gì?

Thông thường, nhà tuyển dụng có thể hỏi điểm mạnh điểm yếu của bản thân ứng viên tại 2 câu hỏi riêng biệt. Tuy nhiên, có nhà tuyển dụng sử dụng chúng trong một câu hỏi duy nhất. Nếu gặp trường hợp này, hãy trình bày điểm yếu của bạn trước. Điều này sẽ giúp bạn có thể kết thúc câu trả lời bằng những điều tích cực của điểm mạnh. Khi trả lời về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, bạn có thể sử dụng:

Tùy thuộc vào loại công việc ứng tuyển, bạn có thể lựa chọn điểm mạnh điểm yếu tương ứng. Ví dụ, những điểm yếu về kỹ năng/thói quen sẽ phù hợp với vị trí kỹ thuật. Đặc điểm tính cách sẽ phù hợp với vị trí bán hàng hoặc dịch vụ khách hàng. Điểm mạnh về kỹ năng sẽ giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng dễ dàng hơn khi ứng tuyển vị trí bán hàng, chăm sóc khách hàng.

Điểm yếu của bạn là gì?

Khả năng tổ chức chưa tốt

Tự phê bình /Nhạy cảm

Nhút nhát /Không tự tin nói chuyện đông người

Kinh nghiệm hạn chế trong một kỹ năng không cần thiết

Không có kỹ năng giao nhiệm vụ

Chịu trách nhiệm quá nhiều

Không định hướng chi tiết /Quá định hướng chi tiết

Không thoải mái chấp nhận rủi ro

Quá tập trung /Thiếu tập trung

Cách trình bày hiệu quả

Cách trình bày điểm yếu của bạn

Để trình bày về điểm mạnh điểm yếu của bản thân, bạn cần có cách trình bày hiệu quả. Đối với điểm yếu, bạn có thể áp dụng cấu trúc trình bày sau:

Đầu tiên, nêu điểm yếu của bạn.

Thứ hai, thêm bối cảnh và một ví dụ hoặc câu chuyện cụ thể.

Thứ ba, cách thức bạn giải quyết/khắc phục điểm yếu này.

Ví dụ 1: “Tôi hay chỉ trích bản thân. Một điều tôi nhận thấy trong suốt sự nghiệp chính là tôi thường cảm thấy bản thân có thể làm tốt hơn, ngay cả khi tôi đã làm rất tốt. Trước đây, điều này khiến tôi kiệt sức và trở nên tiêu cực. Nhận ra điều này không giúp ích gì cho mình, tôi đã thực hiện một giải pháp suốt 3 năm qua. Đó là suy nghĩ tích cực, tạm dừng và ăn mừng những thành tích của bản thân ngay khi chúng xuất hiện. Điều này không chỉ giúp ích cho lòng tự trọng của tôi, mà nó còn giúp tôi có thể đánh giá chính xác về đội ngũ và các hệ thống hỗ trợ khác.”

Cách trình bày điểm yếu của bản thân

Ví dụ 1: “Tôi là người trì hoãn. Tôi đã từng nghĩ đó không phải là một thói quen xấu vì tôi chỉ tạo ra căng thẳng cho chính mình. Nhưng khi tôi tham gia một dự án quan trọng khi làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu vài năm trước, tôi đã nhận ra sai lầm của bản thân. Đây là nơi tôi có thể thấy việc tôi trì hoãn mọi thứ đến phút cuối đã tạo ra căng thẳng cho mọi người khác như thế nào. Tình huống này đã khiến tôi nhận ra bản thân phải thay đổi, để không ảnh hưởng đến người khác. Bằng cách tạo lịch trình hàng ngày, tôi đã có trách nhiệm hơn và dần dần phá vỡ thói quen này.”

Ví dụ 2: “Môn toán là môn học yếu nhất của tôi ở trường. Thành thật mà nói, khi còn là sinh viên, tôi đã không hiểu nó sẽ được áp dụng như thế nào trong cuộc sống trưởng thành của mình. Tuy nhiên, trong vài năm đi làm, tôi nhận ra rằng tôi muốn đưa sự nghiệp của mình theo hướng phân tích hơn. Lúc đầu, tôi không chắc bắt đầu từ đâu, nhưng tôi đã tìm thấy một số khóa học trực tuyến miễn phí giúp bổ sung những điều cơ bản quan trọng. Trong công việc gần đây nhất của tôi, nền tảng mới này đã cho phép tôi thực hiện cài đặt và theo dõi mục tiêu của riêng mình. Do đó, vượt qua nỗi lo toán học khi còn trẻ, tôi đã phát triển đáng kinh ngạc.”

Điểm mạnh của bạn là gì?

Cách trình bày hiệu quả

Cách trình bày điểm mạnh của bản thân

Tuân theo cấu trúc: điểm mạnh đi kèm với bối cảnh và câu chuyện.

Không liệt kê quá nhiều điểm mạnh.

Có ví dụ cụ thể, số liệu trực quan (nếu có).

Không kiêu ngạo, thổi phồng điểm mạnh của bản thân hay nói dối về khả năng của bạn. Tuy nhiên, không nên quá khiêm tốn, đánh giá thấp bản thân.

Đảm bảo điểm mạnh của bạn hỗ trợ được công việc và giúp bạn trở thành ứng viên tiềm năng khác biệt.

Cách trình bày điểm mạnh của bản thân

Ví dụ 1: “Tôi là một nhà lãnh đạo bẩm sinh. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và bán hàng, tôi đã vượt qua KPI của mình mỗi quý và đã được thăng chức hai lần trong 5 năm qua. Khi nhìn lại những thành công đó, tôi biết rằng tôi sẽ không đạt được chúng nếu tôi không xây dựng và lãnh đạo các đội gồm những cá nhân có kỹ năng cao và đa dạng. Tôi đã thường xuyên mài giũa kỹ năng quản lý thông qua các buổi đánh giá và trò chuyện thẳng thắn cùng nhóm. Và việc tiếp tục xây dựng các kỹ năng lãnh đạo chính là điều tôi mong muốn tại vị trí công việc tiếp theo của mình.”

Ví dụ 2: “Tôi là người rất thích hợp tác và làm việc theo nhóm. Trong các nhóm dự án mà tôi đã chỉ đạo, các thành viên làm việc với nhiều người khác nhau và được thúc đẩy bởi các nhiệm vụ sáng tạo đa dạng. Kể từ khi tôi bắt đầu quản lý đội ngũ hiện tại của mình, tôi đã tăng năng suất lên 15% và duy trì mức tăng trưởng 25% trong ba năm.”

Ví dụ: “Tôi là người thấu đáo. Khi tham gia một dự án, tôi theo dõi tất cả các chi tiết. Bởi vì tôi có sự hiểu biết toàn diện về các thành phần, tôi có thể phát hiện ra các yếu tố cần thiết và củng cố chúng chặt chẽ để đáp ứng thời hạn công việc. Điều này đều được công nhận bởi bạn bè và cấp trên của tôi.”

Chuyên viên Tư vấn tuyển dụng

Tìm kiếm việc làm luôn là quá trình gian nan với nhiều bạn trẻ mới ra trường. Theo đó, nhà tuyển dụng cũng gặp những khó khăn nhất định khi tìm kiếm nguồn nhân lực. Hy vọng rằng những bài viết mà tôi cung cấp về bí kíp chuẩn bị hồ sơ xin việc, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng tìm kiếm nhân sự…sẽ mang lại giá trị to lớn cho bạn.

Điểm Mạnh Của Bạn Là Gì? Cách Viết Điểm Mạnh Của Bản Thân Trong Cv

Mỗi người trong chúng ta có tính cách khác nhau, có người tỉ mỉ, cẩn thận, có người giao tiếp tốt, khéo tay, lại có người rất có sức hút với những người xung quanh… đó là thế mạnh mà bạn chớ nên bỏ quên. Ai cũng có điểm mạnh nhưng nhiều người lại không nhận ra nó, vì vậy không thể tận dụng thế mạnh của mình để thành công. Theo Marcus Buckingham, tác giả của cuốn sách nổi tiếng tại Mỹ “Tìm ra điểm mạnh của bạn” thì việc khuyến khích con trẻ tìm ra được điểm mạnh của mình từ khi còn nhỏ là chìa khóa để giúp chúng thành công trong tương lai.

Điểm mạnh là gì?

Điểm mạnh là những gì chúng ta làm xong, ta cảm thấy mạnh hơn. Bạn phải đặc biệt chú ý tới cảm nhận của mình, trước khi, trong khi và sau mọi hoạt động, vì cảm nhận của chúng ta cho biết điểm mạnh của chúng ta là gì.

Nhận ra thế mạnh bạn sẽ trở nên tự tin và chủ động hơn trong mọi việc.

Trước khi làm điều gì đó, bạn cảm thấy mình rất háo hức, đó chính là điểm mạnh. Khi bạn làm điều này, bạn thấy thời gian trôi qua rất nhanh, thấy hoàn toàn tập trung, sau khi làm xong công việc, bạn cảm thấy thỏa mãn và đó cũng chính là điểm mạnh. Không phải thỏa mãn vì “May quá, xong rồi” mà là “Việc vừa làm thật là tuyệt” thì có thể xác định đó chính là điểm mạnh.

Khi nói về điểm mạnh của mình, bạn không cần ai phải chỉ cho bạn thấy điểm mạnh của bạn là gì. Các bạn không cần phải làm bất cứ một bài kiểm tra nào để biết điểm mạnh của mình ở đâu, điểm mạnh được tìm thấy qua chính những trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi người.

Bạn hãy thử cầm theo một cuốn sổ ghi chép trong một tuần. Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy háo hức làm một việc gì đó, cho dù nó là việc gì đi chăng nữa, kể cả những việc có vẻ ngốc nghếch, chỉ cần bạn thích làm, bạn hãy viết tên công việc mình thích vào cuốn sổ. Khi bạn đang làm việc, bạn cảm thấy mình thực sự thích nó, hãy ngừng một chút và viết vào sổ. Khi bạn làm xong, bạn cảm thấy “tuyệt cú mèo”, hãy viết ngay vào sổ. Đừng đợi tới cuối ngày rồi mới viết. Đừng đợi đến cuối tuần rồi mới cố gắng nhớ lại, vô ích thôi, hãy làm ngay lập tức.

Bạn đừng viết những cái mà người khác tác động lên chúng ta. Bạn đừng viết “Tôi cảm thấy mạnh mẽ khi thầy giáo tuyên dương tôi”. Viết những việc bạn đang làm, đừng đánh giá gì cả, chỉ việc viết nó ra thôi.

Chỉ cần một động từ cộng với việc bạn đang làm, “Tôi cảm thấy mạnh mẽ khi tôi giải thích cho mẹ tôi hiểu quan điểm của mình”, “Tôi cảm thấy thoải mái khi quét dọn phòng của tôi”, “Tôi cảm thấy hài lòng khi tôi sắp xếp lại phòng của mình”. Không quan trọng đó là việc gì, chỉ cần viết nó ra khi bạn cảm thấy mình thích thú và mạnh mẽ, trước khi, trong khi và sau khi làm điều đó.

Làm sao để biết được điểm mạnh của mình?

Điểm mạnh của bạn là sự quyến rũ. Bạn khiến mọi người phải ngước nhìn mình với vẻ bề ngoài và cá tính độc đáo của mình. Gióng nói của bạn giúp lời nói của bạn them tính thuyết phục, còn nụ cười của bạn có thể mở ra mọi con tim. Hào quang của bạn rất có tác dụng và bạn có thể đạt được mục đích của mình một cách dễ dàng.

Trước tiên, bạn phải thừa nhận rằng ai cũng có điểm mạnh hoặc điểm yếu. Không ai hoàn hảo cũng như không ai không có bất kỳ một điểm mạnh nào. Nếu bạn chỉ toàn nhìn thấy điểm yếu của mình hoặc hoàn toàn thất vọng về bản thân, có thể bạng đang quá tự ti. Bạn chỉ cần tìm ra điểm mạnh của mình mà thôi

Tự ngẫm nghĩ về mình: Bạn hãy tìm một nơi yên tĩnh, ngồi xuống và ngẫm nghĩ xem bạn bè, người thân, những người bạn quen biết thường nhắc đến bạn như là một người như thế nào. Chẳng hạn, bạn bè bạn khi nói về bạn, họ xem bạn là một người năng nổ, nhiệt tình luôn hết mình vì bạn. v.v

Hỏi người khác: Hãy đặt câu hỏi những người bạn quen biết xem điểm mạnh của bạn nằm ở đâu. Khi hỏi, hãy hỏi nhiều mối quan hệ khác nhau, không chỉ hỏi người thân hay bạn thân của bạn, đôi khi vì cả nể, có thể họ hơi thiên vị bạn. Sau khi nhận được các câu trả lời, hãy tổng hợp và đánh giá xem đâu là điểm chung của những câu trả lời đó. Những điểm chung đó, có khả năng lớn là những điểm mạnh của bạn. Hãy mạnh dạn, thẳng thắn và cởi mở để có thể nhận được câu trả lời phù hợp, chính xác.

Cách đánh giá điểm mạnh của bạn khi phỏng vấn xin việc

Khi nói đến thời gian để thể hiện mình, bạn cần phải cụ thể. Đánh giá kỹ năng của bạn để xác định điểm mạnh của bạn. Đây là một sự luyện tập có giá trị trước khi phỏng vấn. Lập danh sách các kỹ năng của bạn, chia chúng thành 3 nhóm:

Kỹ năng chuyên môn: Lấy từ học tập và kinh nghiệm (ví dụ: kỹ năng máy tính, ngôn ngữ, trình độ, đào tạo và khả năng kỹ thuật).

Kỹ năng ngoài chuyên môn: Các kỹ năng xách tay của bạn mà được lấy từ công việc này sang công việc kia (ví dụ: giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch giải quyết vấn đề phân tích)

Tính cách cá nhân: Những phẩm chất độc đáo của bạn (ví dụ: đáng tin cậy, linh hoạt, thân thiện, làm việc chăm chỉ, diễn cảm, nghiêm túc, đúng giờ và năng động).

Cách viết điểm mạnh của bản thân trong CV

Điểm mạnh trong CV: Bạn phải sắp xếp hợp lý sao cho các điểm mạnh có thể hỗ trợ làm nổi bật nhau. Hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng để thấy được sự thành thật của bạn.

Điểm mạnh có thể là:

* Kỹ năng làm việc: Bạn hãy nghiên cứu kỹ yêu cầu tuyển dụng để biết được những kỹ năng đòi hỏi cần thiết cho vị trí công việc đó. Từ đó, bạn hướng nó đến với ưu điểm của bản thân mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

* Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề tốt: Nếu công việc đó là công việc làm gắn bó trong 1 team thì kỹ năng làm việc nhóm cực kì quan trọng. Bạn có thể đưa ra các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc ở phần ưu nhược điểm của bản thân trong CV. Các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề,… đều là những ưu điểm cần có của một ứng viên tốt.

Một số điểm mạnh quan trọng khác như có đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng viết và giao tiếp, đàm phán tốt, chịu được áp lực cao,…

Tự Nhận Thức Và Đánh Giá Về Bản Thân

Nhân vô thập toàn, con người chẳng ai là không có khuyết điểm, mọi người đều biết như vậy nhưng trong thực tế, rất nhiều bạn đều mắc phải sai lầm: theo đuổi hoàn mỹ và đòi hỏi các mặt của bản thân phải hoàn thiện một cách quá đáng. Thế nên không ít người đã bỏ qua nhiều cơ hội tốt, bỏ lỡ tình yêu, đánh mất đi tình bạn và cảm thấy tự ti trong cuộc sống.

Quan tâm trong việc tự đánh giá bản thân.

Đề cao, coi trọng những giá trị về tinh thần nhưng đừng tự đánh giá thấp bản thân mình. Khi không đủ tự tin vào khả năng, tư cách, hành động của mình có nghĩa là bạn đang dựa vào sự đánh giá, hướng dẫn, điều động từ người khác.

Tự đánh giá lại chính mình

Dù bạn có trở nên thành công hay cố gắng chăm chỉ đến đâu chăng nữa, thì cũng có lúc bị người khác phát hiện ra những sai sót và chỉ trích bạn và lúc nào cũng có người sẽ cho rằng: bạn chưa thực sự đủ tốt.

Vì vậy, bạn không những đề cao các giá trị tinh thần, trân trọng quan niệm của người khác mà còn không nên đánh giá thấp bản thân, không lo lắng và quan tâm nhiều đến những điều người khác nghĩ và nói về mình như thể nào. Nếu có thì đó là việc của họ như câu:

Dù ai nói ngã nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Sự tự tin xuất phát từ chính bạn, do bạn tự đánh giá, không dựa vào người khác để có được nó, đó là sự thật. Việc tự nhận thức bản thân trên cơ sở nhất định sẽ giúp bạn đạt được sự tự tin cần thiết, hình thành một bầu nhiệt huyết bên trong giúp bạn có những bước đi vững vàng trong cuộc đời, đủ khả năng vượt qua mọi thử thách.

Tự tin về bản thân

Một người thành đạt không phải là người hoàn hảo, họ vẫn có những khuyết điểm. Bạn có thể sẽ va vấp, mắc sai lầm nhưng định hướng đúng cho bản thân, biết tự tin thì sẽ tiếp tục đứng vững. Hãy cảnh giác trong việc đánh giá bản thân, hạ thấp mình một cách quá đáng, khiến bạn gặp phải thất bại khi tham gia công việc mà đáng lẽ có thể đạt được thành công

Đừng thờ ơ với những điều quá quen thuộc với bạn và để cuộc sống tẻ nhạt trôi qua chỉ vì bạn cứ mãi sống trong quá khứ. Cần thấy được những cái đẹp ngay trong hiện tại bằng cách sống cuộc đời của mình ngay hôm nay, vào lúc này, nó sẽ là nền tảng vững chắc cho tương lai tươi đẹp của bạn. Hãy tự tin lên! Vì bạn là chính bạn với chất riêng của chính mình. Hãy luôn tin vào bản thân, bạn sẽ không phí công đâu.