Top 7 # Tự Đánh Giá Bản Thân Trong Quá Trình Thực Tập Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Beyondjewelries.com

Bản Tự Đánh Giá Quá Trình Công Tác

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nguyệt Đức, ngày 09 tháng 12 năm 2015

BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Họ và tên: DƯƠNG VĂN THẮNGNgày, tháng, năm sinh: 17/10/1963Chức danh nghề nghiệp: Y sỹ đa khoaChức vụ: Trưởng trạm y tế xãĐơn vị công tác: Trạm y tế xã Nguyệt Đức thuộc Trung tâm y tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; Tôi tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác của bản thân từ tháng 05 năm 1990 đến tháng 12 năm 2015 như sau: I. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: 1. Chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước: Bản thân luôn luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà Nước, có lối sống tiết kiệm, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chống các biểu hiện tiêu cực, thực hiện tốt các quy tắc ứng xử của viên chức. 2. Về ý thức tổ chức, chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế của đơn vị: Hàng năm đều chấp hành và thực hiện tốt các nội quy, quy chế làm việc của trạm y tế và trung tâm y tế, có ý thức tổ chức chấp hành kỷ luật tốt, đảm bảo ngày giờ công lao động. 3. Giữ gìn đạo đức nhân cách và lối sống lành mạnh; sự tín nhiệm của đồng nghiệp: Bản thân luôn có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhân cách của người thầy thuốc ” Lương y như từ mẫu”. Có lối sống giản dị, trong sáng lành mạnh. Thực hiện tốt 12 điều y đức của Bộ y tế quy định, hòa nhã với đồng nghiệp, được anh em trong đơn vị quí mến. 4. Tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp: Luôn luôn giữ mối quan hệ đoàn kết, và có mối liên hệ chặt chẽ với các đồng nghiệp, cùng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ, trong công tác luôn đảm bảo tính trung thực, báo các đày đủ chính xác, kịp thời. II. Về chuyên môn nghiệp vụ 1. Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công tác: Hàng năm luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công, là Trưởng trạm thường xuyên chủ động tham mưu và bám sát kế hoạch của ngành, để xây dựng chỉ tiêu kế hoạch các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia về y tế xã, trình UBND xã phê chuẩn gửi về trung tâm y tế huyện để chỉ đạo điều hành và báo cáo đầy đủ kịp thời với lãnh đạo đơn vị, đề xuất những nhiệm vụ chuyên môn, có phương hướng chỉ đạo điều hành các đồng chí trong trạm để cùng nhau giai quyết công việc có hiệu quả nhất, hoàn thành các mục tiêu y tế Quốc gia, xây dựng đơn vị trạm thành đơn vị trong sạch vững mạnh. 2. Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý và tinh thần phê bình và tự phê bình: Luôn có tinh thần học tập nâng cao trình độ về mọi mặt cả về chính trị và chuyên môn, tin học, ngoại ngữ. Luôn nêu cao vai trò trách nhiệm, có tinh thần xây dựng đơn vị ngày một đi lên trên mọi phương diện. Đoàn kết tốt với anh em đồng nghiệp., luôn nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình. Thực hiện tốt quy định về đạo đức nghề nghiệp.

III. Thành tích đã đạt được: ( Ghi từ giấy khen trở lên, số QĐ, ngày tháng năm, nội dung khen thưởng)

Nhận xét của Phó trạm y tế

Nhất trí với bản tự nhận xét đánh giá của đồng chí Dương Văn Thắng, luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hàng năm đồng chí đều hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Trần Thị Bích Ngọc

Người viết

Dương Văn Thắng

Thủ trưởng đơn vị

Bản Tự Nhận Xét Đánh Giá Quá Trình Giữ Chức Vụ Công Tác Ql(Hiệu Trưởng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC

Họ và tên: NHỮ THỊ THỦY Sinh ngày: 17/01/1971 Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường MN Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Nội Ngày bổ nhiệm: 01/01/2013 Nhiệm vụ được phân công: Quản lý chung các mặt của nhà trường Trong thời gian giữ chức vụ từ ngày 01/01/2013 đến nay (tháng /2018), tôi tự nghiêm túc nhận xét, đánh giá bản thân mình trên các lĩnh vực công tác được giao như sau: 1. Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Bản thân luôn gương mẫu trước tập thể và luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực công tác, tích cực học hỏi, đặc biệt trong công tác quản lý chỉ đạo chung của nhà trường. Cụ thể: Từ tháng 1/2013 đến nay chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển đi lên, số lượng trẻ đi học chuyên cần và ăn ngủ tại lớp đạt 98% (330/334 cháu), tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ngày càng giảm, công tác quản lý chỉ đạo về các mặt của nhà trường ngày càng đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao, chất lượng GD của nhà trường có nhiều khởi sắc năm sau cao hơn năm trước. Về cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy và học của nhà trường ngày được đầu tư và được nâng cấp đảm bảo yêu cầu chất lượng GD hiện nay. Công tác phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi đã được cấp trên công nhận đạt phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi nhiều năm liền. 100% CB,GV,NV trong đơn vị chấp hành tốt các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương, của ngành và của đơn vị đề ra. Tỷ lệ GV,NV đạt trình độ trên chuẩn ngày càng tăng, tay nghề giảng dạy của GV có nhiều sáng tạo và ngày càng phát triển đi lên. Trong 5 năm qua toàn trường không có cá nhân nào vi phạm kỷ luật, có nhiều cá nhân và tập thể đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và tập thể lao động tiên tiến cấp cơ sở, nhiều năm liền nhà trường đều thực hiện tốt phong trào thi đua XD trường học thân thiện, học sinh tích cực và phấn đấu đạt danh hiệu “Cơ quan văn hóa”. Đẩy mạnh công tác tham mưu để làm tốt công tác XHH giáo dục. 2. Phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống: Bản thân luôn tự nhận thức được vị trí vai trò của người Đảng viên, người lãnh đạo quản lý trước tập thể nhà trường. Thường xuyên tự chau dồi, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, năng lực công tác. Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu đổi mới của Đảng và nhà nước, luôn đấu tranh và bài trừ các tệ nạn trong xã hội, gương mẫu chấp hành tốt các chủ chương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của địa phương và đơn vị đề ra. Tích cực tuyên truyền vận động người thân, gia đình và bạn bè đồng nghiệp chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, các cúa chỉ thị nghị quyết và các nội quy quy định của địa phương và đơn vị đề ra, thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của một công dân tại nơi cư trú, tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua tại địa phương và nơi công tác. Có lối sống trung thực, thẳng thắn, dám nghĩ dám làm và dám tự chịu trách nhiệm với việc mình đã làm. Quan hệ đúng mục với bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình, chân thành đúng mực với cương vị là người đứng đầu nhà trường, luôn lắng nghe ý kiến đánh giá, đề xuất của đồng nghiệp, GV,NV trong đơn vị để tiếp tục trau dồi phẩm chất, tư cách đạo đức, tác phong làm việc đúng giờ, năng lực quản lý chỉ đạo… với tinh thần trách nhiệm cao, luôn sống thực hành tiết kiệm và chống bệnh quan liêu, lãng phí. Thực hiện nghiêm túc 19 điều Đảng viên không được làm. Sống trung thực, phục tùng và chấp hành nghiêm túc sự phân công của cấp trên giao cho, gương mẫu để XD mối đoàn kết trong nội bộ đơn vị, có tinh thần tự giác phê và phê bình… Có thái độ đúng mực với CB,GV,NV trong đơn vị, luôn quan tâm, động viên chia sẻ với những chị em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trong nhà trường. 3. Chiều hướng và triển vọng phát triển:Căn cứ vào

Tự Nhận Thức Và Đánh Giá Về Bản Thân

Nhân vô thập toàn, con người chẳng ai là không có khuyết điểm, mọi người đều biết như vậy nhưng trong thực tế, rất nhiều bạn đều mắc phải sai lầm: theo đuổi hoàn mỹ và đòi hỏi các mặt của bản thân phải hoàn thiện một cách quá đáng. Thế nên không ít người đã bỏ qua nhiều cơ hội tốt, bỏ lỡ tình yêu, đánh mất đi tình bạn và cảm thấy tự ti trong cuộc sống.

Quan tâm trong việc tự đánh giá bản thân.

Đề cao, coi trọng những giá trị về tinh thần nhưng đừng tự đánh giá thấp bản thân mình. Khi không đủ tự tin vào khả năng, tư cách, hành động của mình có nghĩa là bạn đang dựa vào sự đánh giá, hướng dẫn, điều động từ người khác.

Tự đánh giá lại chính mình

Dù bạn có trở nên thành công hay cố gắng chăm chỉ đến đâu chăng nữa, thì cũng có lúc bị người khác phát hiện ra những sai sót và chỉ trích bạn và lúc nào cũng có người sẽ cho rằng: bạn chưa thực sự đủ tốt.

Vì vậy, bạn không những đề cao các giá trị tinh thần, trân trọng quan niệm của người khác mà còn không nên đánh giá thấp bản thân, không lo lắng và quan tâm nhiều đến những điều người khác nghĩ và nói về mình như thể nào. Nếu có thì đó là việc của họ như câu:

Dù ai nói ngã nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Sự tự tin xuất phát từ chính bạn, do bạn tự đánh giá, không dựa vào người khác để có được nó, đó là sự thật. Việc tự nhận thức bản thân trên cơ sở nhất định sẽ giúp bạn đạt được sự tự tin cần thiết, hình thành một bầu nhiệt huyết bên trong giúp bạn có những bước đi vững vàng trong cuộc đời, đủ khả năng vượt qua mọi thử thách.

Tự tin về bản thân

Một người thành đạt không phải là người hoàn hảo, họ vẫn có những khuyết điểm. Bạn có thể sẽ va vấp, mắc sai lầm nhưng định hướng đúng cho bản thân, biết tự tin thì sẽ tiếp tục đứng vững. Hãy cảnh giác trong việc đánh giá bản thân, hạ thấp mình một cách quá đáng, khiến bạn gặp phải thất bại khi tham gia công việc mà đáng lẽ có thể đạt được thành công

Đừng thờ ơ với những điều quá quen thuộc với bạn và để cuộc sống tẻ nhạt trôi qua chỉ vì bạn cứ mãi sống trong quá khứ. Cần thấy được những cái đẹp ngay trong hiện tại bằng cách sống cuộc đời của mình ngay hôm nay, vào lúc này, nó sẽ là nền tảng vững chắc cho tương lai tươi đẹp của bạn. Hãy tự tin lên! Vì bạn là chính bạn với chất riêng của chính mình. Hãy luôn tin vào bản thân, bạn sẽ không phí công đâu.

Nghị Luận Xã Hội Về Vai Trò Của Điểm Số Trong Quá Trình Học Tập

Nếu như sau những bài kiểm tra em nhận được điểm kém, học sinh ai là người không biết buồn? Nhưng nếu những bài kiểm tra chỉ có điểm mà không có nhận xét phê bình hay động viên thì điểm số cũng mất đi một phần ý nghĩa. Vì vậy có thể nói điểm số rất quan trọng nhưng học không phải là để lấy điểm số. Và không có điểm số không có nghĩa học sinh không cố gắng học tập.

Không ai phủ nhận được vai trò của điểm số trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đó là cách thức được áp dụng trên toàn thế giới trong tất cả các cấp học. Cũng giống như muốn đo được giá trị của hàng hóa thì phải sử dụng đến tiền bạc. Thay vì dùng hai mớ rau để đổi lấy một cân thóc người ta quy ra tiền và dùng tiền làm vật trung gian. Điểm số cũng có chức năng trung gian như thế để đánh giá giá trị của một quá trình hay một sản phẩm học tập. Khi so sánh giá trị của một sản phẩm thường căn cứ vào tiền mặt thì khi so sánh năng lực, trí tuệ của một người có thể căn cứ vào điểm số. Vì thế điểm số là cách thuận lợi nhất cho việc quản lý hành chính. Từ điểm số người ta chia ra các cấp độ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Học sinh nắm được vị trí, năng lực của mình ở đâu để phấn đấu, cha mẹ nắm được tình hình học tập trên lớp của con em, thầy cô đánh giá đúng thực chất khả năng của học sinh mình, nhà tuyển dụng có thể từ đó mà biết cách sử dụng nhân sự sao cho phù hợp.

Điểm số vô tình tạo ra một áp lực rất lớn đối với môi học sinh buộc học sinh phải quyết tâm học tập bằng mọi giá, thậm chí có thể gian lận trong thi cử. Cha mẹ so sánh điểm số của con mình với con người ta khiến bản thân học sinh tự ti không dám thể hiện. Thầy cô đánh giá học sinh theo một tiêu chuẩn chung nhưng môi học sinh lại giỏi theo một cách khác nhau. Albert Einstein đã từng nói rằng: Mọi người đều là thiên tài… Nếu bạn đánh giá con cá bằng khả năng leo cây của nó, suốt đời nó sẽ tin rằng mình là ke ngốc nghếch.

Khi đã là học sinh phổ thông, ít ai nhớ nổi và cũng chẳng ai còn quan tâm đến việc hồi tiểu học mình được tổng kết bao nhiêu. Và khi tốt nghiệp trung học phổ thông, điểm số khi ngồi trên ghế nhà trường cũng không còn ý nghĩa và giá trị nữa. Gần đây có câu chuyện hơn ba trăm sinh viên bị giữ bằng lại vì nghi án mua điểm. Hành động gian lận trên thật sự ngu ngốc khi đặt cạnh con số hai trăm hai lăm ngàn cử nhân thạc sĩ thất nghiệp. Họ mua điểm để làm gì vậy, khi có những sinh viên thủ khoa giấu bằng cử nhân đi để làm công nhân?

Vì vậy hỡi những bậc cha mẹ toàn tâm đừng ép con em mình phải có thành tựu ngay từ khi rất nhỏ, những thầy cô hết lòng với con trẻ đừng bắt các em phải giỏi như mình, tư duy nhanh như mình. Hãy nhìn những giọt nước mắt của các em nhỏ trong các cuộc thi truyền hình khi bị loại, tâm hồn trẻ thơ bị tổn thương chỉ vì sự hơn thua của người lớn. Nếu ai đã từng đọc câu chuyện Tô tô chan – cô bé ngồi bên cửa sổ không thể không nhớ thông điệp giáo dục của thầy Hiệu trưởng: Hãy để các em phát triển tự nhiên. Đừng cản trở khát vọng của các em. Ước mơ của các em lớn hơn mơ ước của các thầy cô nữa.

Thầy Hiệu trưởng Kobayashi tôn trọng học sinh của mình, luôn để chúng tự do phát huy cá tính, khả năng bẩm sinh. Ở Tomoe không có thời khoá biểu nhất định, học sinh thích học môn gì nhất thì cứ tự học môn đó trước và những môn không thích thì học sau cùng. Các thầy cô chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn các em khi cần và cho bài tập. Và nếu việc học của Tô tô chan được đánh giá bằng điểm số ở một ngôi trường khác, rất có thể em không tốt nghiệp nổi lớp một.

Điểm số thực sự không phải tất cả nhưng không có nghĩa bạn không cần phải học gì cả. Học không chỉ là tiếp thu kiến thức mà quan trọng hơn là rèn luyện kĩ năng, phẩm chất thái độ. Học không chỉ để biết mà còn để làm để cùng chung sống để khẳng định mình. Vì vậy hãy học những điều thiết thực và học phải vận dụng được vào trong thực tiễn cuộc sống. Bản thân cha mẹ thay vì hàng ngày hỏi con những câu như hôm nay được mấy điểm hãy hỏi con hôm nay con làm được gì, ở trường có gì vui không? Các cơ sở giáo dục cần thay đổi cách kiểm tra đánh giá, thi cử không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn kiểm tra cả năng lực phẩm chất hãy coi trọng một sản phẩm ứng dụng học sinh tạo ra hơn là con số trên giấy. Đơn vị tuyển dụng phải luôn đề cao kĩ năng kinh nghiệm lên trên bất cứ loại bằng cấp điểm số nào. Có vậy chúng ta mới giải được bài toán mà cả xã hội đang loay hoay.

Bản thân môi người hãy ghi dấu tên tuổi của mình vào cuộc đời bằng những hành động nhỏ bé thay vì cố gắng ghi tên vào một tấm bằng có dấu đỏ. Mong rằng tất cả chúng ta đều thấm thía thông điệp trong bài thơ Tấm bằng của Hoàng Ngọc Quý:

Cuộc đời ai cũng có những tấm bằng Để làm giấy chứng minh Để cầu mong thành đạt Những tấm bằng như những bảng chỉ đường qua những đường phố hẹp Để đến đại lộ cuộc đời ngày càng mở rộng thêm Có những vĩ nhân được nhân loại khắc tên Bởi các tấm bằng xứng danh trong lịch sử Và có những tấm bằng chứng nhận những việc làm tuy nhỏ Nhưng cố gắng hết mình, vẫn quy trọng biết bao!

Với bài văn mẫu Nghị luận xã hội về vai trò của điểm số trong quá trình học tập, chúc các em có thể tham khảo và làm bài tốt.