Top 4 # Tự Đánh Giá Bản Thân Trong Báo Cáo Thực Tập Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Beyondjewelries.com

Báo Cáo Tổng Kết Thực Tập Sư Phạm Mầm Non

1. Phần giới thiệu báo cáo tổng kết thực tập sư phạm mầm non

Trong phần này người báo cáo tổng kết thực tập sư phạm mầm non cần trình bày một số những nội dung cơ bản sau:

1.2. Sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch người viết báo cáo bao gồm các thông tin: Họ và tên; Năm sinh; Giới tính; Lớp; Trường; Nơi thực tập; Thời gian thực tập; Giáo viên/Người hướng dẫn chuyên môn; Giáo viên/Người hướng dẫn thực tập/

Đối tượng cần cảm ơn là các thầy cô tại trường nơi đang học tập, những người đã giúp đỡ sinh viên tại nơi thực tập và cuối cùng là những lời chúc cho những đối tượng trên.

Trong phần nội dung chính của Báo cáo tổng kết thực tập sư phạm mầm non, người viết cần trình bày khoa học, bố cục rõ ràng, văn phong trong sáng và gọn.

2.1. Phần mở đầu

– Lý do viết báo cáo: nhằm làm nổi bật tầm quan trọng của báo cáo.

– Nhiệm vụ và phạm vi viết báo cáo: nêu cụ thể những nhiệm vụ chính được giao trong quá trình thực tập.

– Kế hoạch cho từng nội dung thực tập: trình bày các kế hoạch tương ứng nhiệm vụ và nội dung công việc. Bao gồm: kế hoạch tìm hiểu và thu thập thông tin, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp.

2.2. Nội dung thực tập sư phạm mầm non và kết quả đạt được

– Ý thức, tinh thần và thái độ thực tiễn của sinh viên: đánh giá của bản thân.

– Tìm hiểu thực tế chăm sóc sức khỏe giáo dục của trường và địa phương nơi thực tập: trình bày tóm lược về đặc điểm tình hình của nhà trường (vị trí, thuận lợi, khó khăn, quy mô lớp học; chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục); những yếu tố, điều kiện có tác động trực tiếp tích cực đến giáo dục mầm non tại địa phương.

– Thực tập công tác giảng dạy: nêu sơ lược nội dung về tinh thần, thái độ, ý thức với công tác giảng dạy; công việc thực tế và kết quả đạt được; tác động của công tác giảng dạy.

2.3. Đánh giá chung, bài học kinh nghiệm và phương hướng phấn đấu

Phần này trong báo cáo tổng kết thực tập sư phạm mầm non cần trình bày phần đánh giá của bản thân, bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực tập; phương hướng phấn đấu trong thời gian tới khi đã ra trường.

– Đánh giá chung: sinh viên tự đánh giá về ý thức, tinh thần và thái độ với từng công tác nhiệm vụ được phân công trong quá trình thực tập; đánh giá ý thức tổ chức, kỷ luật; về thực hiện các nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ như giáo viên thực tập; xử lý mối quan hệ giữa các giáo viên và nhân dân địa phương nơi thực tập; đánh giá ưu điểm và những hạn chế của bản thân.

– Chuyển biến về nhận thức của cá nhân: ứng dụng kiến thức đã học, tích lũy kỹ năng giáo dục và dạy học.

– Bài học kinh nghiệm: Qua những đánh giá trên và kết quả đạt được trong quá trình thực tập rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó có định hướng phấn đấu nghề nghiệp rõ ràng.

– Tự đánh giá, xếp loại và chấm điểm theo thang điểm của trường đào tạo.

– Phương hướng phấn đấu: rèn luyện phẩm chất, đạo đức trong sáng và lòng kiên trì, tính kiềm chế, ý thức kỷ luật, để trở thành người giáo viên tốt.

Phần này do giáo viên hướng dẫn sẽ đưa ra những ý kiến đánh giá chủ yếu về ý thức, tinh thần, thái độ, tổ chức kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp. Đánh giá mức độ hoàn thành công tác thực tập sư phạm mầm non.

3. Một số lỗi thường gặp khi viết báo cáo tổng kết

3.2. Lỗi nội dung

Để khắc phục lỗi nội dung không đúng trọng tâm, chưa nêu rõ nội dung công việc,… cần lập đề cương, dàn ý chi tiết để triển khai nội dung của báo cáo.

3.3. Lỗi trình bày

– Đánh số thứ tự: số thứ tự là cấu trúc, bố cục giúp người đọc hiểu nội dung báo cáo. Vì vậy, cần đánh số nhất quán từ số La Mã (I, II,…) đến số nguyên (1, 2,…) chữ cái (a, b, …). Cách khắc phục đánh số đúng là với MicroSoft Word nên dùng chức năng Style, hoặc LateX.

– Hình ảnh, bảng biểu và công thức: đây là những minh họa thiết thực giúp báo cáo minh bạch, rõ ràng. Nên đặt tên cho bảng biểu để người đọc dễ tham chiếu và có thể đặt bất cứ vị trí nào, sẽ không gặp vấn đề về dàn trang.

– Định dạng: dùng font chữ Time New Roman, Serif để viết báo cáo; nếu cần viết đoạn mã nguồn phải dùng font Monospace (Lucida Console, Couirier)

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuẩn Cho Sinh Viên Năm 2022

Thực tập tốt nghiệp là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo của các trường cao đẳng, đại học hiện nay. Chương trình thực tập giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu và từng bước làm quen với môi trường làm việc thực tế. Giúp sinh viên vận dụng những kiến thức chuyên môn đã được học vào công việc thực tiễn bên ngoài. Đây cũng là chương trình giúp rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy độc lập, sáng tạo trong công việc; phát triển các kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng triển khai và giải quyết công việc, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học…

Kết quả thực tập có được đánh giá cao hay không tùy thuộc vào mức độ chuyên cần, tác phong và năng lực làm việc, tiến độ hoàn thành công việc của sinh viên trong quá trình thực tập. Và một cơ sở quan trọng khác để đánh giá là báo cáo thực tập tốt nghiệp mà sinh viên thực hiện trong quá trình thực tập.

Nội dung, bố cục, hình thức trình bày báo cáo thực tập như thế nào là những vấn đề được các bạn sinh viên đặc biệt quan tâm. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn sinh viên từng bước hoàn thành báo cáo thực tập một cách chi tiết nhất.

Nội dung của báo cáo thực tập

Tìm hiểu về đơn vị thực tập bao gồm: quá nhiều trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức…)

Mô tả thực tế công việc, nhiệm vụ tại đơn vị thực tập: vị trí công việc, mô tả công việc, kiến thức, kỹ năng cần thiết đối với vị trí thực tập, thuận lợi, khó khăn, so sánh giữa lý thuyết được học và công việc thực tiễn, bài học kinh nghiệm.

Nội dung đề tài nghiên cứu trong quá trình thực tập: mục đích, giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu đề tài, ứng dụng của kết quả nghiên cứu đối với lý thuyết và thực tiễn.

Các bước thực hiện báo cáo thực tập

Bước 1: Căn cứ vào những kiến thức đã trau dồi trong nhà trường, kết hợp với kiến thức tiếp thu được từ đơn vị thực tập, sinh viên lựa chọn đề tài báo cáo thực tập sau khi tham khảo ý kiến của giáo viên phụ trách.

Bước 2: Xây dựng đề cương báo cáo thực tập sơ bộ. Đề cương chính là bộ khung để hình thành nên một báo cáo hoàn chỉnh. Vì vậy, sinh viên sau khi chọn được đề tài phù hợp sẽ tiến hành xây dựng đề cương trong thời gian sớm nhất, trình đề cương lên giáo viên hướng dẫn để góp ý, sửa chữa trước khi duyệt đề cương.

Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện báo cáo thực tập. Từng bước tiến hành nghiên cứu đề tài và viết báo cáo trong quá trình thực tập. Sinh viên thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện báo cáo, cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cho giáo viên phụ trách để được hướng dẫn.

Bước 4: Viết bản thảo báo cáo thực tập tốt nghiệp. Trước khi hoàn thành quá trình thực tập, sinh viên nộp lại bản thảo báo cáo tốt nghiệp để giáo viên hướng dẫn góp ý, chỉnh sửa.

Bước 5: Hoàn thiện báo cáo, in báo cáo theo đúng định dạng yêu cầu. Trình lên người hướng dẫn tại đơn vị thực tập để được nhận xét trực tiếp vào báo cáo và đóng dấu xác nhận. Sau đó, nộp báo cáo cho giáo viên phụ trách nhận xét và ký tên trước khi nộp lên khoa.

Bố cục của báo cáo thực tập

Một bài báo cáo tốt nghiệp sẽ có bố cục đầy đủ bao gồm:

Trang bìa: in trên giấy bìa cứng, khổ giấy A4; bao gồm tên trường, tên đề tài, họ tên sinh viên thực hiện, khoa, lớp trực thuộc, ngày tháng in ấn…

Trang bìa phụ: ngay sau trang bìa, nội dung trình bày giống hệt trang bìa nhưng in trên giấy A4 thường;

Trang lời cảm ơn;

Trang nhận xét của đơn vị thực tập;

Trang nhận xét của giáo viên hướng dẫn;

Trang lời mở đầu;

Các trang nội dung;

Kết luận;

Tài liệu tham khảo;

Nhật ký thực tập;

Phụ lục (nếu có).

Quy cách trình bày của báo cáo thực tập

Định dạng trang: báo cáo được đánh máy trên khổ trang A4; Căn lề trái 3cm, lề phải 2cm, lề trên và lề dưới là 2.5cm; Font chữ: Time New Roman, cỡ chữ 13; Line Space (cách dòng): 1.5;

Các phần trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp được đánh số bằng hệ thống chữ số ả-rập; các mục, tiểu mục, đánh số bằng các nhóm chữ số phân cấp (ví dụ: 1.1, 1.2; …; 1.1.1; 1.1.2; …);

Định dạng công cụ minh họa (bảng, đồ thị, hình vẽ, sơ đồ…): Cần đặt tên và đánh số thứ tự cho mỗi công cụ minh hoạ.

Số thứ tự trang đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang. Trang 1 được tính khi bắt đầu vào nội dung chính (phần mở đầu), còn các phần trước đó đánh số thứ tự theo i, ii, iii,…

Chi tiết triển khai phần nội dung bài báo cáo thực tập

Phần nội dung chính là phần trọng tâm và quan trọng nhất của báo cáo thực tập. Nó thể hiện những kiến thức mà sinh viên đã học tập và nghiên cứu được trong quá trình học tập tại trường và tham gia làm việc tại đơn vị thực tập.

Phần nội dung thông thường sẽ được triển khai như sau:

Chương 1: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập

Ở phần này bạn cần trình bày một cách khái quát nhất những thông tin cơ bản về đơn vị mà mình thực tập. Nên trình bày chính xác và cô đọng trong khoảng 2 trang giấy, không đi quá sâu hay dài dòng, lan man. Các thông tin cần trình bày ở phần này:

Tên, địa chỉ, thông tin liên hệ;

Lịch sử hình thành và phát triển;

Cơ cấu tổ chức;

Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi ngành nghề hoạt động;

Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…

Thông tin về vị trí thực tập của thực tập sinh: Giới thiệu phòng ban, cơ cấu tổ chức và công việc, nhiệm vụ thực hiện.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Nội dung nghiên cứu

Mô tả nội dung vấn đề và phương pháp, cách thức và quy trình các bước giải quyết vấn đề. Kết quả khảo sát, thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu…

Chương 4: Kết quả nghiên cứu:

Từ những phân tích trong nội dung nghiên cứu để đưa ra kết luận. Kết quả nghiên cứu có ảnh hưởng như thế nào đến lý luận và thực tiễn công việc.

Cách đánh giá quá trình thực tập của sinh viên

Kết quả quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên là kết quả tổng hợp của 03 yếu tố sau:

Giáo viên hướng dẫn đánh giá toàn bộ quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên (Ý thức nghiên cứu và chấp hành theo sự hướng dẫn của GVHD)

Đơn vị thực tập nhận xét, đánh giá quá trình thực tập của sinh viên (ý thức chấp hành nội quy công ty, tác phong, năng lực làm việc…)

Chấm báo cáo thực tập hoàn chỉnh của sinh viên.

Download Mẫu báo cáo thực tập năm 2020

Tải mẫu báo cáo thực tập năm 2020

Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh Phần Mềm Kế Toán Misa

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Công tác kế toán là một lĩnh vực không thể thiếu trong tất cả các loại hình doanh nghiệp. Để quản lý và vận hành tốt bộ máy kế toán đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải dành nhiều thời gian và công sức. Nhưng trong nhịp sống hiện đại như hiện nay, con người không có nhiều thời gian để làm hết mọi công việc, vì thế một sản phẩm vừa tiện lợi vừa tiết kiệm thời gian sẽ được ưu tiên sử dụng, nó sẽ giúp cho con người có được nhiều thời gian hơn để làm việc, nghỉ ngơi và quản lý công việc một cách hiệu quả, để đáp ứng nhu cầu này thì các nhà lãnh đạo ở các tổ chức, doanh nghiệp sẽ ứng dụng CNTT vào công tác quản trị của mình. Một thành phần cơ bản để điện toán hoá công tác kế toán chính là phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán là công cụ thay thế công việc kế toán bằng thủ công nhằm giảm tải được công việc của các nhân viên kế toán cũng như nhà quản trị. Và trong việc ứng dụng CNTT thì phần mềm kế toán chính là lựa chọn của các nhà lãnh đạo nhằm quản lý công tác kế toán hiệu quả. Đến nay chưa có một thống kê đầy đủ nhưng ước tính ở Việt nam hiện có hơn 130 nhà cung cấp PMKT. Mỗi nhà cung cấp thường có từ một đến vài sản phẩm PMKT khác nhau phù hợp với nhu cầu và quy mô của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. So sánh với các lĩnh vực phần mềm khác, có thể thấy số lượng PMKT là đông đảo nhất. Số lượng PMKT nhiều đến chóng mặt như vậy sự cạnh tranh giữa các công ty cung cấp PMKT ngày càng cao. Vì thế việc nghiên cứu làm tăng sự hài lòng và đo lường sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm PMKT là vấn đề cần thiết của các công ty sản xuất, kinh doanh PMKT.

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, khách hàng là nhân tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào dành được mối quan tâm và sự trung thành của khách hàng, doanh nghiệp đó sẽ thắng lợi và phát triển. Chiến lược kinh doanh hướng đến khách hàng đang trở thành chiến lược quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cung cấp PMKT nói riêng. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao các doanh nghiệp luôn đảm bảo được sự hài lòng cho khách hàng? Họ đo lường và kiểm soát sự hài lòng của khách hàng ra sao? Những yếu tố nào tác động đến sự hài lòng của khách hàng? Để trả lời cho câu hỏi trên, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã tập trung nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng và tìm ra những thang đo, những chỉ số để giúp các công ty đo lường và kiểm soát sự hài lòng của họ. Đến nay các thang đo như SERVQUAL (Parasuraman, Zeithaml và Berry 1988), SERVPERF (Parasuraman, Cronin và Taylor 1992), chỉ số thỏa mãn của khách hàng CSI (Customer satisfaction index) được các công ty lớn trên thế giới sử dụng khá phổ biến và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho hoạt động của các doanh nghiệp này.

Vì vậy, nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp là một công việc quan trọng phải thực hiện thường xuyên và liên tục để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ. Từ đó, chúng ta có thể phục vụ khách hàng tốt hơn, làm cho họ luôn được thỏa mãn khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong các PMKT được ưa chuộng nhất hiện nay thì PMKT của Công ty CP MISA là một trong những PMKT được nhiều tổ chức, doanh nghiệp chọn sử dụng. Vì thế Công ty CP MISA cần phải nắm bắt sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp, từ đó tìm ra giải pháp có tính chiến lược cho quá trình thực hiện mục tiêu: “Tin cậy – Tiện ích – Tận tình” (khẩu hiệu của MISA)

Xuất phát từ những phân tích trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm phần mềm kế toán của Công ty Cổ Phần MISA” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp Thạc sĩ – chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

– Xây dựng mô hình nghiên cứu đo lường sự hài lòng của khách hàng dựa trên việc tìm hiểu các nhân tố gồm: chất lượng, giá, uy tín thương hiệu, năng lực nhân viên, thái độ phục vụ và dịch vụ hậu mãi tác động đến sự hài lòng của khách hàng.

– Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng PMKT của Công ty CP MISA

– Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng của khách hàng theo đặc điểm cá nhân.

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Với mục tiêu trên thì câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu là:

(1) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm PMKT MISA?

(2) Có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm PMKT theo đặc điểm cá nhân của khách hàng không?

(3) Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm PMKT MISA theo các đặc điểm cá nhân của khách hàng không?

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: là các khách hàng doanh nghiệp đã và đang sử dụng PMKT của Công ty CP MISA

Phạm vi nghiên cứu: Tại thị trường Việt Nam

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp, qua Email hoặc qua công cụ Google Document gửi bảng câu hỏi khảo sát đến một số khách hàng đã và đang sử dụng PMKT của Công ty CP Misa, nhằm kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cũng như các giả thuyết nghiên cứu.

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:

Xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0.

– Thống kê mô tả

– Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.

– Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm đánh giá giá trị thang đo.

– Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với PMKT

– Phân tích phương sai ANOVA để xác định sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm PMKT và mức độ hài lòng của khách hàng về PMKT theo đặc điểm cá nhân của họ.

6. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, “Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty TNHH Khí Hóa Lỏng Việt Nam tại khu vực TPHCM” – Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Hương (Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ chúng tôi năm 2012. Kết quả nghiên cứu này đưa ra 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng, đó là: (1) Tiêu chuẩn sản phẩm, (2) Chính sách của công ty, (3) Phong cách phục vụ của nhân viên, (4) Giá cả và (5) Hình ảnh của doanh nghiệp.

Thứ hai, “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng khi mua sản phẩm Mì gói ăn liền tại Thành phố Hồ Chí Minh” – Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Mai Trang (Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ chúng tôi năm 2012. Kết quả nghiên cứu này đưa ra 7 nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng, đó là: (1) Chất lượng, (2) Giá cả, (3) Chủng loại, (4) Thái độ phục vụ, (5) Kênh phân phối, (6) Phương thức thanh toán và (7) Chương trình khuyến mãi.

Thứ ba, nghiên cứu “Sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng: cách tiếp cận mô hình lý thuyết” của tác giả Lê Văn Huy (Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng) năm 2007 đã xây dựng mô hình lý thuyết về chỉ số hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng và ứng dụng chỉ số này trong hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Mặc dù ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của nhiều tác giả, nhưng đối với sản phẩm PMKT nói chung và PMKT MISA nói riêng thì chưa có nghiên cứu nào được thực hiện.

7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

– Vận dụng các mô hình lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm/dịch vụ để đề xuất mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm phần mềm của ngành Công nghệ Phần mềm

– Giúp các nhà nghiên cứu có thêm cơ sở dữ liệu về nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm phần mềm nói chung và PMKT nói riêng tại Việt Nam

– Kết quả đề tài sẽ là tài liệu tham khảo giúp cho Ban giám đốc Công ty CP MISA xác định được nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm PMKT. Từ đó, Công ty có thể hoạch định các chiến lược phát triển để đưa ra thị trường sản phẩm PMKT tốt nhất phục vụ khách hàng.

– Nghiên cứu cũng giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh PMKT tại Việt Nam có thêm những nhận định cụ thể về sự đánh giá, cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm PMKT, từ đó xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về sự hài lòng của khách hàng, làm cơ sở cho các việc hoạch định chiến lược cạnh tranh, tiếp thị, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh giữa PMKT trong nước với PMKT nước ngoài khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

– Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh.

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung của luận văn được chia thành 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và hảm ý cho nhà Quản trị

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo mẫu báo cáo thực tập quản trị kinh doanh khác là: Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh ở tp Vũng tàuđạt 9 điểm với nội dung và cấu trúc mới để các bạn tham khảo và phục vụ việc viết báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị kinh doanh của mình được tốt nhất.

Ngoài ta, chúng tôi còn nhiều mẫu báo cáo thực tập là báo cáo thực tập tốt nghệp tài chính ngân hàng,báo cáo thực tập y dược, bảo hiểm, nhân sự, kế toán, báo cáo thực tập quản trị kinh doanh, báo cáo thực tập nhân sự… để các bạn làm tài liệu tham khảo cho mình

Mẫu Báo Cáo Đánh Giá Rủi Ro

MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RONhận biết mối nguy

Nhận diện các mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với tất cả các hạng mục công trình, hệ thống công nghệ và các hoạt động ở các giai đoạn hoạt động dầu khí.

Xác định các mối nguy chính: căn cứ theo kết quả nhận diện mối nguy và ma trận đánh giá rủi ro, tổ chức, cá nhân cần trình bày các mối nguy chính đã xác định sau khi sàng lọc, đánh giá.

Đánh giá rủi ro định tính

Kết quả đánh giá định tính rủi ro được trình bày dạng bảng, trong đó liệt kê tất cả các mối nguy nhận diện được, các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro đã có, phân loại mức độ rủi ro cho từng mối nguy và kiến nghị các biện pháp giảm thiểu rủi ro tương ứng. Mức độ rủi ro được xác định từ ma trận rủi ro.

Bảng đăng ký mối nguy là một trong những hình thức thể hiện kết quả của đánh giá rủi ro định tính.

Đánh giá rủi ro định lượng 1. Phân tích tần suất

Xác định dữ liệu tần suất gốc: nguồn dữ liệu, các phân đoạn công nghệ tương ứng và các hệ số hiệu chỉnh;

Kết quả tính toán tần suất rò rỉ.

2. Mô hình hậu quả

Các kết quả mô hình hóa hậu quả: trình bày dạng bảng biểu và hình ảnh tương ứng với các phân đoạn công nghệ.

Tính toán rủi ro Kết quả đánh giá rủi ro định lượng bao gồm rủi ro cá nhân và rủi ro theo nhóm (rủi ro xã hội). a) Rủi ro cá nhân

Đối với công trình ngoài khơi, áp dụng rủi ro cá nhân cho từng cá nhân cụ thể (ISIR), và rủi ro cá nhân trung bình (AIR);

Đối với các công trình trên bờ, áp dụng rủi ro cá nhân theo vị trí (LSIR) và rủi ro cá nhân trung bình (AIR).

Tóm lược kết quả quan trọng ghi nhận trong quá trình đánh giá;

Báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của Hội đồng thẩm định trong các báo cáo đánh giá rủi ro của hoạt động (công trình) trước đó (nếu có).

2. Kiến nghị: Căn cứ trên kết quả đánh giá, đề xuất các giải pháp để khắc phục các tồn tại nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như các giải pháp cải tiến để tăng cường hiệu quả quản lý.