Top 6 # Tự Đánh Giá Bản Thân Cuối Năm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Beyondjewelries.com

6 Bước Để Đánh Giá Sự Nghiệp Cuối Năm Của Bản Thân

Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn nhẹ nhàng hơn với vấn đề đánh giá sự nghiệp của bản thân trong năm qua. Không đơn thuần chỉ là đánh giá hiệu quả công việc của bạn, mục đích của bài viết này là để đề nghị bạn xem xét tiến hành một đánh giá quan trọng hơn – đánh giá sự nghiệp. Bây giờ là thời điểm hoàn hảo để xem xét xem bạn đang ở đâu, nơi bạn đã đến, và nơi mà bạn muốn đi.

Trước khi bắt đầu bài đánh giá, hãy dành chút thời gian để hỏi bản thân một số câu hỏi quan trọng:

“Bạn có hạnh phúc và thỏa mãn với công việc và sự nghiệp hiện nay của bạn?“

Bất kể bạn đã thành công như thế nào trong 11 tháng qua đi nữa, nếu về cơ bản bạn không cảm thấy hài lòng với công việc, hãy dành thời gian để tự đánh giá và phát hiện niềm đam mê nghề nghiệp của bạn.Đừng vội đánh giá, mà hãy xem xét hoặc dùng một ngày cuối tuần hoặc một kỳ nghỉ dài ngày để suy nghĩ về sự nghiệp của bản thân. Bạn không cần, và cũng không nên hoàn thành tất cả chỉ trong một buổi. Nếu muốn thì bạn cứ xé nhỏ việc đánh giá ra thành nhiều phần nhỏ, và tiến hành trong vài ngày.

Còn bây giờ bạn đã sẵn sàng để tiến hành đánh giá sự nghiệp của mình chưa?

Bạn đã thiết lập mục tiêu sự nghiệp nào cho năm nay chưa? Mục tiêu chính thức hoặc không chính thức. Hầu hết mọi người đều có một số ý tưởng về những gì họ muốn đạt được trong sự nghiệp của họ, chẳng hạn như được đề bạt thăng chức hoặc đạt được cân bằng trong công việc – cuộc sống. Thiết lập mục tiêu là hoạt động quan trọng vì các mục tiêu giúp bạn tập trung hơn vào việc phát triển sự nghiệp, hạn chế sự tác động bên ngoài, sự quấy nhiễu và làm chậm tiến độ sự nghiệp của bạn, hoặc tệ hơn nữa là giảm đi giá trị của bạn. Nếu bạn có bất kỳ một mục tiêu nào cho năm nay, hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

Bước 2: Xem xét lại sự nghiệp trong năm

Bạn đã làm những gì trong năm vừa qua? Bước này là về việc tập hợp các thông tin phát triển sự nghiệp và xác định những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Suy nghĩ về tất cả những gì bạn đã làm được trong 11 tháng qua. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

– Bạn đã làm những gì? – Những kỹ năng mới bạn học được? – Bạn học được những gì? – Những cơ hội bạn đã có được và đã đánh mất? – Làm cách nào để vào đầu năm, bạn của ngày hôm nay tốt hơn bạn của ngày hôm qua?

Bước 3: Phát triển kịch bản sự nghiệp của bạn

Bạn đang ở đâu trên con đường sự nghiệp của bạn? Xem xét tất cả các khía cạnh của sự nghiệp và kiểm tra nơi bạn đang đứng trên con đường sự nghiệp ngay tại thời điểm này. Hãy tim câu trả lời cho những câu hỏi sau:

– Bạn đang ở nơi mà bạn nên có mặt trên con đường sự nghiệp? – Điều gì đã giúp ích hoặc cản trở bước tiến của bạn? – Bạn hài lòng với lãnh đạo hiện tại của bạn? – Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Bước 4: Hình dung tương lai của bạn

Bước đi sự nghiệp tiếp theo của bạn là gì? Hãy dành thời gian để lên kế hoạch cho năm tiếp theo (thậm chí là xa hơn nữa), hình dung con đường bạn muốn sự nghiệp của mình đạt được. Tiếp tục với những câu hỏi sau:

– Bạn muốn làm điều gì nhiều hơn trong sư nghiệp? – Bạn muốn làm điều gì ít đi? – Bước tiếp theo trong sự nghiệp của bạn là gì? – Khi nào bạn nên đi bước tiếp theo này? – Giấc mơ, sự nghiệp lý tưởng của bạn là gì?

Bước 5: Các bước hành động vì sự nghiệp tương lai

Làm thế nào để đạt được sự nghiệp tương lai? Lập một danh sách những gì bạn cần làm, mục tiêu nghề nghiệp năm tới, để xác định nơi tiếp theo mà bạn muốn đến trong sự nghiệp của mình. Có thể là xây dựng các mối quan hệ, bổ sung kinh nghiệm, nhảy việc, đánh bóng thương hiệu cá nhân của bạn, hoặc thu thập thêm các chứng chỉ đào tạo…

– Bạn cần chuẩn bị những gì cho bước đi tiếp theo? – Bạn có cần thiết phải tìm kiếm một nơi làm việc mới? – Làm thế nào để định vị bản thân trong bước tiếp theo này?

Bước 6: Chia sẻ tầm nhìn sự nghiệp của bạn

Mục tiêu hay kế hoạch của bạn liệu có khả thi? Lên lịch nói chuyện với cố vấn của bạn để có được những góp ý về kế hoạch của bạn cũng như lời khuyên để bạn đạt được nó.

Cuối cùng là nghĩ về việc đánh giá sự nghiệp cuối năm.

Một khi bạn đã hoàn thành được 6 bước trên, bạn không nên chỉ biết được bản thân và sự nghiệp của bạn tốt hơn, mà còn có một số mục tiêu và hành động cụ thể để giúp bạn tiến đến mục tiêu sự nghiệp.

Một lợi ích khác của việc hoàn thành tổng kết năm là kết quả đánh giá có thể hỗ trợ bạn cập nhật hồ sơ. Dù bạn có cực kỳ hài lòng với sếp của mình đi nữa thì cũng nên chuẩn bị sẵn sàng cho những cơ hội có một không hai khác, hoặc trường hợp xấu nhất là công ty cắt giảm nhân sự.

Trắc Nghiệm: Tự Đánh Giá Bản Thân.

(hieuhoc.com). Đã đến lúc bạn tự đánh giá xem bạn cần phải nỗ lực hơn ở điểm nào. Những nhận định trong phần tiếp theo sẽ giúp bạn nhận biết những hành vi cụ thể nào đã cản trở sự thăng tiến của bạn. Bây giờ, bạn hãy dành thời gian hoàn thành bản tự đánh giá bản thân. Sau khi hoàn thành, bạn hãy đọc hướng dẫn để tự chấm điểm cho mình.

2 điểm = Thỉnh thoảng đúng

2. Tôi không phiền lòng nếu có người không ưa thích tôi mặc dù tôi đã cố gắng hết sức để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.

3. Tôi luôn đề ra mục tiêu hoàn thành công việc hàng ngày.

4. Tôi có thể nói về đóng góp của mình cho công ty trong khoảng 30 giây hoặc ít hơn.

5. Mỗi khi đưa ra một thông điệp nghiêm túc, tôi không bao giờ mỉm cười vì nụ cười có thể làm giảm tầm quan trọng của vấn đề.

6. Mỗi khi có ý kiến, tôi luôn thẳng thắn nói ra thay vì thể hiện ý kiến đó dưới dạng một câu hỏi.

7. Tôi nghe thấy nhiều lời nhận xét không hay về mình và tôi sẵn sàng để người khác biết rằng tôi không quan tâm đến nhận xét của họ.

8. Tôi không chấp thuận bị khiển trách hay chịu trách nhiệm về lỗi lầm do người khác gây ra.

9. Tôi không phải là người hay nói lời xin lỗi khi phạm phải lỗi lầm nhỏ.

10. Tôi sẵn sàng thương thảo về một thời hạn chót thực tế hơn cho một dự án mỗi khi cấp trên giao cho tôi dự án có thời hạn chót không hợp lí.

11. Nếu người khác không nhận ra việc làm thực sự xuất sắc của tôi, tôi sẽ giúp họ nhận ra điều đó.

12. Mỗi khi ngồi ở bàn hội thảo, tôi thường đặt khuỷu tay lên bàn và chống cằm lên bàn tay.

13. Tôi cảm thấy thoải mái hơn nếu im lặng.

14. Tôi tin rằng tôi cũng thông minh như nhiều người khác.

15. Tôi luôn kiên định bảo vệ những gì mình tin tưởng, ngay cả khi tôi biết rằng niềm tin đó khiến người khác khó chịu hoặc không vui.

16. Tôi không thích chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân ở công sở.

17. Trước khi bắt tay vào công việc, tôi luôn đề ra kế hoạch cụ thể để hoàn thành công việc được giao.

18. Tôi luôn chủ động tìm kiếm dự án mới sẽ giúp tôi phát huy khả năng của mình.

19. Tôi để kiểu tóc phù hợp với độ tuổi và chức vụ của mình.

20. Tôi luôn nói rỏ ràng và chính xác.

21. Nếu cấp trên đề nghị tôi ghi chép lại thông tin trong nhiều hơn một buổi họp, tôi biết cách khéo léo từ chối lời đề nghị đó.

13. Tôi không chú ý đến việc liệu lời nói của tôi có làm người khác khó chịu không.

25. Tôi tự nguyện hoàn thành những công việc giúp tôi có cơ hội thể hiện khả năng với ban lãnh đạo.

26. Tôi quan tâm đến việc đeo thêm phụ kiện sao cho phù hợp với quần áo.

27. Giọng nói của tôi to và rỏ ràng

28. Nếu ai đó cư xử chưa đúng mực với tôi, tôi sẵn sàng thể hiện thái độ và cảm nhận của tôi trước cách ứng xử của họ.

29. Mỗi ngày tôi đều dành thời gian trò chuyện cởi mở với đồng nghiệp.

30. Tôi không ngần ngại đề nghị được tăng lương nếu tôi nghĩ mình xứng đáng.

31. Mặc dù có bận rộn, tôi vẫn cố gắng tham dự những buổi họp mà tôi có cơ hội thể hiện khả năng của mình.

32. Ít nhất là mỗi tháng một lần, tôi đề nghị bạn bè, đồng nghiệp nhận xét về tôi.

33. Tôi ăn mặc vì công việc tôi muốn có thay vì công việc tôi đang có.

34. Tôi không sử dụng từ hạn định (như thể loại, dạng như… và những thứ tương tự như vậy).

35. Tôi là một trong số những người đầu tiên phát biểu trong các buổi họp.

36. Nếu tôi không thực sự tin tưởng lời nói của người nào đó, tôi sẵn sàng đặt thêm câu hỏi để đánh giá tính chính xác trong lời nói đó.

37. Tôi luôn sẵn sàng bắt tay thật chặt để thể hiện tôi là một người rất nghiêm túc trong công việc.

38. Tôi không bao giờ huỷ kế hoạch cá nhân vì công việc.

39. Trong một cuộc họp, nếu người khác lặp lại ý tưởng tôi đã diễn đạt, tôi biết khéo léo nhắc nhở họ rằng tôi đã đề cập vấn đề đó.

40. Tôi không tô son hoặc chải đầu ở nơi công cộng.

41. Tôi nói năng từ tốn và tận dụng thời gian tối đa để thể hiện quan điểm riêng một cách rõ ràng.

42. Tôi biết tự biện hộ cho mình.

43. Tôi không phải xin ý kiến cấp trên mỗi khi chi tiền của công ty vào những việc tôi cho là thích đáng.

44. Nơi làm việc của tôi rất gọn gàng và ngăn nắp.

45. Tôi không cho phép người khác lãng phí thời gian của tôi tại công sở.

46. Mỗi khi đồng nghiệp thừa nhận tôi đã xuất sắc hoàn thành công việc, tôi sẵn sàng để Giám đốc thấy được thành tích đó.

47. Tôi luôn nhìn thẳng vào mắt người khác trong lần gặp đầu tiên.

48. Tôi biết nghĩa của từ ROI (Return on investmetn – Lợi tức đầu tư).

49. Tôi biết tôi có thể làm tốt công việc mình đang làm.

Nếu tổng số điểm bạn đạt được là:

49-87: Bạn là người dễ hòa nhập nhưng chính khả năng dễ dàng thích nghi này khiến bạn khó đạt được mục tiêu sự nghiệp. Bạn cần quan tâm hơn nữa đến những nhận định mà bạn chỉ cho điểm 1 bởi đó là những hành vi ngầm huỷ hoại sự nghiệp của bạn.

88-127: Bạn có thể tự tạo ra một sự thay đổi nho nhỏ. Bạn nên tập trung hơn vào những lĩnh vực mà bạn vẫn gặp phải khó khăn khi muốn thay đổi. Bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy một sự thay đổi nho nhỏ cũng có thể tạo nên thành công lớn.

128-149: Bạn rất xuất sắc khi có cách ứng xử đối lập với cách ứng xử khuôn mẫu bạn học được từ khi còn là một cô gái trẻ. Bạn nên tiếp tục duy trì khả năng này bởi chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn nhiều thành công vang dội.

Theo: LOIS P. FRANKEL (Phụ Nữ thông minh không ở góc văn phòng).

– 10 điều phái nam nên có để được mến mộ. – 10 lời khuyên dành cho các bạn gái ở tuổi còn xanh.

– Đánh giá bản thân: Những giá trị tinh thần.

– Đánh giá bản thân: Hiểu rỏ giá trị cơ thể của bạn.

– Trắc nghiệm: Kiểu học và làm việc của bạn.

Biên Bản Đánh Giá Công Chức Cuối Năm 2011

PHÒNG GD&ĐT GIANG THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LỢI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 78/TrBB-THPL Phú Lợi, ngày 29 tháng 5 năm 2012

TRÍCH BIÊN BẢNVề việc họp xét đánh giá công chức, viên chức năm học 2011-2012

Thực hiện theo Quyết định số 76/QĐ-THPL, ngày 28 tháng 5 năm 2012 của trường Tiểu học Phú Lợi. Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 29 tháng 5 năm 2012, tại văn phòng trường Tiểu học Phú Lợi tiến hành họp xét đánh giá xếp loại công chức, viên chức năm học 2011 – 2012 với thành phần và nội dung như sau: I. THÀNH PHẦN:1. Ông Trần Nho Thạo Hiệu trưởng CT Hội đồng2. Ông Nguyễn Quốc Nam P.HT+CTCĐ CS chúng tôi Hội đồng 3. Bà Phạm Thị Phương KT Khối 3+4+5 Thư ký hội đồng4. Bà Trịnh Hồng Gấm Phó Bí thư đoàn Thành viên5. Bà Nguyễn Thị Kim Huê TPT Đội Thành viên6. Ông Trần Văn Long KT Khối 1+2 Thành viên7. Ông Phạm Hữu Hiếu KP khối 3+4+5 Thành viên8. Bà Trần Minh Nguyệt KP khối 1+2+TBTTND Thành viên

* Ông Trần Nho Thạo nêu trình tự họp xét: Xét đánh giá giáo viên trực tiếp dạy lớp trước, tiếp đó đến nhân viên văn phòng và sau đó là đến Phó hiệu trưởng, cuối cùng là đến Hiệu trưởng. Riêng đối với giáo viên trực tiếp dạy lớp thì dựa vào kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Bộ GD&ĐT Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học và Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ GD&ĐT Quyết định ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non năm học 2011-2012.2. Hội đồng tiến hành xét theo 2 phần: Xét CB-CC-VC không trực tiếp dạy lớp và GV trực tiếp dạy lớp. Trong tổng số 26 CB-GV của đơn vị chỉ họp xét đánh giá, xếp loại 25 CB-CC-VC, còn Đ/c Hiệu trưởng do Lãnh đạo Phòng GD&ĐT chính thức đánh giá xếp loại Hội đồng chỉ đóng góp ý kiến và biểu quyết xếp loại để Lãnh đạo Phòng GD&ĐT tham khảo.3. Hội đồng tiến hành họp xét, đánh giá từng CB-CC-VC: Sau thời gian tiến hành họp xét khoảng hơn 4 giờ đồng hồ, Hội đồng thống nhất với kết quả như sau:

A./ Giáo viên trực tiếp dạy lớp:1. Nguyễn Thị Kim Dung.

Cách Viết Bài Luận Tự Đánh Giá Năng Lực Bản Thân Chuẩn Nhất

Với văn viết, bạn cần phải xác định những điểm mạnh của bạn, điểm yếu đang có là gì? Sau đó, viết và nêu ra kế hoạch cụ thể để cải thiện nó.

Tự nhận thức đánh giá bản thân là gì?

Tương tự như phỏng vấn xin việc, bạn cũng sẽ gặp trường hợp tương tự khi xin học bổng du học hoặc thuyết phục các trường nhận mình học. Hội đồng tuyển sinh sẽ xem bài luận tự đánh giá năng lực bản thân của bạn, sau đó đưa ra nhận định để xem xét bạn có xứng đáng nhận được sự ưu tiên hay không. Vì thế, cả bài luận và bài nói trực tiếp bạn cần nêu những ý mạnh nhất và phải vạch ra được phương án thay đổi điểm yếu.

Tự đánh giá bản thân giúp bạn xác định được điều bạn yêu thích nhất

Cách viết bài luận tự đánh giá bản thân chuẩn nhất

Xác định mục đích

Đây là bước đầu tiên để bạn có cơ sở để viết bài luận tự đánh giá năng lực bản thân của mình, hãy liệt kê và gạch đầu dòng tất cả thông tin mà bạn muốn nhắm đến.

Ngoài việc xác định mục đích viết bài là gì, bạn cũng nên liệt kê danh sách các điểm mạnh và điểm yếu của mình, tương tự như trên ta cũng gạch đầu dòng điểm nào mạnh nhất để lên trên, điểm yếu nhất sẽ để dưới cùng. Qua đó, bạn sẽ biết sắp xếp nội dung viết như thế nào cho đạt chuẩn.

Cuối cùng, bạn cần phải xác định thời gian hoàn thành và sắp xếp mọi thứ thật ổn thỏa để không ảnh hưởng đến kết quả sau này.

Xác định mục tiêu giúp bạn sẽ dễ dàng hoàn thành tốt bài luận

Chuẩn bị

Mục đích của bài luận đánh giá năng lực bản thân, là để người đọc có thể hiểu được bản chất con người bạn. Do vậy, cần chuẩn bị tâm lý thật thoải mái, đừng quá đặt nặng vấn đề coi trọng bản thân quá mức hay e dè về những điểm yếu của mình. Hãy nêu nọi thứ thật tự nhiên, đúng những gì bạn có thể người đọc hiểu và đành giá năng lực của bạn.

Bên cạnh đó, để chuẩn bị nội dung bài viết thật tốt, bạn cũng nên tham khảo mọi người xung quanh, để xem người khác đánh về bạn như thế nào. Đây cũng là một nguồn thông tin đáng tin cậy, nếu như bạn không biết đánh giá mình như thế nào thì nên chọn cách như vậy.

Cách trình bày bài luận

Sau khi hiểu được tự đánh giá bản thân là gì và mục đích của nó rồi. Việc còn lại của chúng ta là tự viết ra những đánh giá về bản thân. Không như văn tự sự ghi theo dòng cảm xúc hay văn tường thuật, bạn chỉ cần ghi đúng, ghi đủ các sự việc thực tế đang xảy ra. Bài luận tự nhận thức đánh giá bản thân là ghi nhận lại toàn bộ những gì đúng, đủ vè con người bạn, nhưng nó cũng phải có đủ sức truyền cảm để đối phương có thể hiểu bạn một cách đủ và nhanh nhất.

Trình bày ưu nhược điểm

Người ta thường nói “tốt khoe, xấu che” những điểm mạnh, điểm tốt của bạn nên sắp xếp lên trước, diễn dãi càng chi tiết càng tốt, nhưng chú ý ngôn từ không nên quá tâng bốc bản thân mình. Tiếp theo sau đó, bạn nên chọn những điểm yếu nào bạn có khả năng thay đổi trong khoảng thời gian ngắn để trình bày. Qua đó, người đọc sẽ nhận thấy được bạn có khả năng thay đổi và biết điểm mạnh của bạn như thế nào để đưa ra kết quả cuối cùng.

Nêu sở thích cá nhân

Tùy từng trường hợp mà bạn đưa sở thích cá nhân cho phù hợp, không nên đề cao sở thích cá nhân quá, những trường hợp như đi chơi, nghe nhạc,… người đọc sẽ không đánh giá cao.

Nêu kế hoạch của bản thân

Tự đánh giá bản thân sẽ có người khác biết con người của bạn như thế nào, từ đó họ sẽ đưa ra quyết định nhận bạn vào công ty, trao học bổng hoặc cấp visa du học hay không. Hãy chú ý cách dùng từ, đơn giản, chân thật kết hợp với kỹ năng giao tiếp sẽ là chìa khóa đưa bạn tới thành công.