Top 5 # Trang Đánh Giá Phim Imdb Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Beyondjewelries.com

Tiêu Chí Đánh Giá Phim Của Imdb, Rotten Tomatoes Và Metacritic

IMDb, Rotten Tomatoes và Metacritic đang là những trang web đánh giá, chấm điểm phim chiếu rạp uy tín hàng đầu hiện nay. Dù có các tiêu chí đánh giá phim khác nhau, đôi khi đưa ra những kết quả trái ngược nhau nhưng tầm ảnh hưởng và tác động của những website đánh giá phim này lên thị trường điện ảnh thế giới là rất lớn. Trong bài viết này, Góc Điện Ảnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chí đánh giá phim của các trang đánh giá phim IMDb, Rotten Tomatoes và Metacritic.

1. Tiêu chí đánh giá và chấm điểm phim của IMDb

Điểm số IMDb dựa trên con số trung bình lựa chọn của khán giả đại chúng. Điều này đồng nghĩa với việc, bất kì khán giả nào cũng có thể trở thành một nhà phê bình phim trên IMDb dựa trên cảm nhận chủ quan của người đó với bộ phim. Nên có thể nói điểm số IMDb là điểm đánh giá đại diện cho thị hiếu khán giả bình dân đại chúng. Vì lượng khán giả trên toàn thế giới khá lớn và nhận định mang yếu tố cá nhân mà IMDb không có cơ chế sàn lọc nên điểm số IMDb đôi khi mang đến một số kết quả chưa công tâm.

Tuy nhiên, năm 2015, khi IMDb công bố danh sách 25 phim được chấm điểm cao nhất của trang trong 25 năm hoạt động, người hâm mộ vẫn gật gù đồng ý với những cái tên IMDb đưa ra. Từ đó có thể thấy, ở thang điểm cao từ 8.0 đến trên 9.0, các bộ phim được IMDb chọn đều khá xứng đáng và đáng tin tưởng, tiệm cận với nhận xét chung của giới phê bình.

Trái ngược với IMDb, cả hai trang Rotten Tomatoes và Metacritic đều có hẳn một đội ngũ các “nhà phê bình” riêng của mình để làm công việc review phim.

2. Tiêu chí đánh giá và chấm điểm phim của Rotten Tomatoes

Rotten Tomatoes chấm điểm phim dựa trên việc thống kê đánh giá của vài trăm nhà phê bình phim, số lượng nhà phê bình phim được tham khảo tùy độ hot của phim. Mỗi đánh giá này sẽ được phân ra làm 2 loại, nếu các nhà phê bình thích bộ phim, nó sẽ được đánh giá trên 60% – là “fresh” (hay), ngược lại sẽ là “rotten” (dở). Sau đó, Rotten Tomatoes sẽ tính tỉ lệ giữa người đánh giá Fresh và Rotten, sau đó cho ra điểm.Những khán giả bình dân sẽ được chấm điểm ở một mục riêng, dành cho đại chúng cũng giống như IMDb. Những nhà phê bình phim cho Rotten Tomatoes được chọn lựa rất kỹ lưỡng, phải hội đủ những tiêu chí khắt khe. Họ là các cây bút nổi tiếng của các tờ báo hay làm việc cho một đơn vị truyền thông, xuất bản lớn, phải duy trì chất lượng và sự nhất quán trong đánh giá.

Cũng vì tiêu chí chấm điểm phim khá cực đoan này mà Rotten Tomatoes từng gây nên làn sóng phản đối gay gắt khi bị cho là “phân biệt đối xử” với các bộ phim thuộc vũ trụ điện ảnh DC. Nguyên nhân từ việc Rotten Tomatoes chấm điểm Suicide Squad (2016) dở tệ với 28%, Man of Steel (2015) với 55% và Batman v Superman: Dawn of Justice (2016) là 28%. Mặc dù các bộ phim này của DCEU được đánh giá là ổn dù cũng có vài hạt sạn nhưng lại bị chấm ở con điểm rất thấp, tệ hơn cả các bộ phim kém chất lượng. Trong khi Spider-Man: Homecoming, bộ phim không mấy được lòng giới chuyên môn của Marvel lại có số điểm rất cao, 93%.

3. Tiêu chí đánh giá và chấm điểm của Metacritic

Tiêu chí chấm điểm của Metacritic có phần đa chiều hơn nhưng chủ quan hơn so với Rotten Tomatoes. Metacritic thu thập đánh giá của các nhà phê bình phim và các trang đánh giá phim sau đó cho điểm các đánh giá này từ 0 đến 100 điểm. Nếu có trang nào đó sử dụng các chuẩn đánh giá khác, ví dụ có trang cho điểm phim theo thang ABCDEF chẳng hạn, thì Metacritic sẽ gán cho các chữ này số điểm mà họ cho là thích hợp. Từ những đánh giá đó cùng với mức độ uy tín của từng nhà phê bình hoặc trang đánh giá phim, Metacritic sẽ tính bình quân có trọng số và cho ra điểm số của phim.

Metacritic hiện có tổng cộng 10 lần có đánh giá phim hay trọn vẹn, IMDb chỉ có 4 phim trong Top 250 trên 9 điểm, còn Rotten Tomatoes đã có hơn 100 bô phim đạt điểm gần tuyệt đối (90-100%), trong đó có một số tác phẩm có vẻ được nâng tầm như Arrival (2016, 94%), Moonlight(2016, 98%), Get Out (2017, 99%).

4. Tầm ảnh hưởng của các trang đánh giá phim

Trong thời đại mà khán giả đại chúng quá lười đọc thì việc dành thời gian để đọc hết một bài hoặc vài bài review cho một bộ phim là điều ít diễn ra. Chính vì vậy, khán giả muốn nhìn thấy tổng điểm một cách ngắn gọn, nhanh chóng và chính xác.

Theo thống kê của hãng phim National Research Group, có 36% khán giả Mỹ vào xem các đánh giá của những trang web chấm điểm phim trước khi xem một bộ phim nào đó, nhiều hơn so với 28% trong năm 2014. Gần một nửa số người xem phim tuổi từ 25 đến 44 là đối tượng truy cập thường xuyên các trang như IMDb, Rotten Tomatoes. Theo công ty dữ liệu ComScore, trang web Rotten Tomatoes đã đạt được 13,6 triệu lượt truy cập vào tháng 5/2017, tăng 32% so với một năm trước. Những số liệu trên cho thấy một tầm ảnh hướng rất lớn của các trang phê bình phim, khán giả đánh giá cao uy tính và chất lượng của các trang review phim này và coi những điểm đánh giá là một yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định chọn phim.

5. Sự ảnh hưởng đến doanh thu phòng vé.

Chính vì thế dù những bom tấn này đôi khi có điểm số không cao, các nhà phê bình phim đánh giá thấp thì cũng không ảnh hưởng mấy đến thành công doanh thu. Có thể lấy ra một số ví dụ như Batman vs Supperman, Venom, The Twilight Saga, Fifty Shades of Grey, Suicide Squad, The Amazing Spider-Man 2, Transformers: Age of Extinction, …

Còn đối với những bộ phim với kinh phí thấp, không có thương hiệu, không có ngôi sao điện ảnh, ít có sự đầu tư quảng bá thì điểm số của IMDb hay Rotten Tomatoes cao có thể sẽ góp phần lớn vào sự thành công về doanh thu của phim. Điển hình trong đó như Get Out, Baby Driver, A Quiet Place, The Hangover, Slumdog Millionaire, Saw (2004), The Conjuring (2013), …

Đối với phân khúc tầm trung, những bộ phim chất lượng không tốt và cũng không chiều được lòng khá giả thì điểm số trên các trang đánh giá thấp không khác nào một “biển báo cấm” khán giả đến rạp xem phim. Có không ít các tác phẩm bị đánh giá thảm hại trên các trang chấm điểm phim khiến khán giả không dám ra rạp “xem thử” khiến doanh thu thê thảm như Smurft: The Lost Village, Baywatch, Power Rangers, King Arthur: Legend of the Sword, The Dark Tower, The Mummy, The Emoji Movie …

Review đánh giá phim đang trở thành một ngành phát triển mạnh mẽ cùng với ngành công nghiệp điện ảnh. IMDb, Rotten Tomatoes và Metacritic không những ảnh hưởng đến bảng xếp hạng doanh thu phòng vé mà còn là tiếng nói của công chúng đến các nhà làm phim giúp các hãng phim hiểu khán giả, biết khán giả muốn gì, cần gì nhằm tạo ra những bộ phim hấp dẫn hơn nữa.

Góc Điện Ảnh

#1 Tiêu Chí Đánh Giá Phim Của Imdb, Rotten Tomatoes Và Metacritic ™️ Giaitriviet.net.vn

IMDb, Rotten Tomatoes và Metacritic là những trang web đánh giá và chấm điểm điện ảnh uy tín hàng đầu hiện nay. Dù có những tiêu chí đánh giá phim khác nhau, đôi khi đưa ra những kết quả trái ngược nhau nhưng sức ảnh hưởng và tác động của các trang web đánh giá phim này đối với thị trường điện ảnh thế giới là rất lớn. Trong bài viết này, Góc Điện Ảnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chí đánh giá phim của các trang đánh giá phim IMDb, Rotten Tomatoes và Metacritic.

1. Tiêu chí đánh giá và chấm điểm phim IMDb

Điểm IMDb dựa trên mức trung bình của lựa chọn đối tượng đại chúng. Điều này có nghĩa là bất kỳ khán giả nào cũng có thể trở thành nhà phê bình phim trên IMDb dựa trên nhận thức chủ quan của mình về bộ phim. Vì vậy có thể nói điểm IMDb là điểm đánh giá thể hiện thị hiếu của khán giả bình dân. Do lượng khán giả trên thế giới khá đông và mang yếu tố cá nhân nhưng IMDb không có cơ chế lọc nên điểm IMDb đôi khi mang lại một số kết quả không công bằng.

Tuy nhiên, vào năm 2015, khi IMDb công bố danh sách top 25 phim đạt điểm cao nhất của trang này trong 25 năm hoạt động, người hâm mộ vẫn gật đầu đồng tình với những cái tên IMDb đưa ra. Qua đó có thể thấy, với thang điểm cao từ 8.0 đến trên 9.0, các phim được IMDb bình chọn là khá xứng đáng và đáng tin cậy, sát với nhận xét chung của giới phê bình.

Trái ngược với IMDb, cả hai trang Rotten Tomatoes và Metacritic đều có đội ngũ “nhà phê bình” riêng để làm công việc đánh giá phim.

2. Tiêu chí đánh giá và chấm điểm phim trên Rotten Tomatoes

Cũng vì tiêu chí chấm điểm phim khá khắc nghiệt này mà trang Rotten Tomatoes đã gây ra làn sóng phản đối dữ dội khi cho rằng hãng này “phân biệt đối xử” với các bộ phim thuộc vũ trụ điện ảnh DC. Nguyên nhân là do Rotten Tomatoes đã chấm cho Suicide Squad (2016) số điểm tệ là 28%, Man of Steel (2015) là 55% và Batman v Superman: Dawn of Justice (2016) là 28%. Các phim của DCEU tuy được đánh giá là hay, tuy có hạt sạn nhưng lại bị điểm rất thấp, tệ hơn cả phim kém chất lượng. Trong khi Spider-Man: Homecoming, bộ phim không được lòng giới chuyên môn của Marvel, lại có số điểm rất cao, 93%.

Tiêu chí chấm điểm của Metacritic có phần đa chiều nhưng chủ quan hơn Rotten Tomatoes. Metacritic thu thập đánh giá của các nhà phê bình phim và các trang web đánh giá phim rồi chấm chúng từ 0 đến 100 điểm. Nếu có một trang web sử dụng các số liệu khác, chẳng hạn như điểm cho phim trên thang điểm ABCDEF, thì Metacritic sẽ gán cho những chữ cái này một điểm mà họ cho là phù hợp. Từ những đánh giá này, cùng với danh tiếng của các nhà phê bình hoặc trang web đánh giá cá nhân, Metacritic sẽ tính toán trung bình có trọng số và đưa ra điểm của bộ phim.

Metacritic hiện có tổng cộng 10 phim đánh giá tốt, IMDb chỉ có 4 phim lọt vào Top 250 trên 9 điểm, và Rotten Tomatoes có hơn 100 phim đạt điểm gần tuyệt đối (90-100%), trong đó có một số tác phẩm dường như được nâng cấp như Arrival (2016, 94%), Moonlight (2016, 98%), Get Out (2017, 99%).

4. Ảnh hưởng của các trang đánh giá phim

Kể từ khi Internet trở nên phổ biến, các trang web đánh giá phim trực tuyến đã trở thành một phần quan trọng của ngành công nghiệp điện ảnh thế giới, đặc biệt là Hollywood. Một bộ phận không nhỏ khá giả thường dựa vào đánh giá, nhận xét và điểm số trên các trang đánh giá phim uy tín để quyết định có ra rạp thưởng thức phim hay không.

Trong thời đại mà khán giả đại chúng quá lười đọc thì việc dành thời gian để đọc hết một bài báo hay bài phê bình cho một bộ phim là điều khó có thể xảy ra. Vì vậy, khán giả muốn xem tổng tỷ số một cách ngắn gọn, nhanh chóng và chính xác.

Theo National Research Group, có 36% khán giả Mỹ truy cập vào phần đánh giá của các trang web phân loại phim trước khi xem một bộ phim nào đó, so với con số 28% vào năm 2014. Gần một nửa số người xem phim từ 25 đến 44 tuổi là mục tiêu của khách truy cập thường xuyên vào các trang như IMDb, Rotten Tomatoes. Theo công ty dữ liệu ComScore, trang web Rotten Tomatoes đã đạt được 13,6 triệu lượt truy cập vào tháng 5 năm 2017, tăng 32% so với một năm trước. Những con số trên cho thấy sức ảnh hưởng rất lớn của giới phê bình phim, khán giả đánh giá rất cao uy tín, chất lượng của các trang đánh giá phim này và coi điểm đánh giá là yếu tố quan trọng khi đưa ra. quyết định chọn bộ phim.

5. Ảnh hưởng đến doanh thu phòng vé.

Vì vậy, dù những bom tấn này đôi khi bị điểm thấp, bị giới phê bình điện ảnh đánh giá thấp cũng không ảnh hưởng đến thành công doanh thu. Một số ví dụ như Batman vs Supperman, Venom, The Twilight Saga, Fifty Shades of Grey, Suicide Squad, The Amazing Spider-Man 2, Transformers: Age of Extinction, …

Đối với những bộ phim kinh phí thấp, không có thương hiệu, không có ngôi sao điện ảnh hoặc ít đầu tư quảng bá, điểm IMDb hoặc Rotten Tomatoes cao có thể sẽ góp phần lớn vào thành công doanh thu của phim. Điển hình như Get Out, Baby Driver, A Quiet Place, The Hangover, Slumdog Millionaire, Saw (2004), The Conjuring (2013), …

Đối với phân khúc tầm trung, phim có chất lượng kém và không làm hài lòng khán giả, điểm số trên các trang đánh giá thấp không khác gì một “tấm biển cấm” khán giả đến rạp. Có rất nhiều tác phẩm bị đánh giá tệ trên các trang web chấm điểm phim khiến khán giả không dám ra rạp “xem”, gây doanh thu thảm hại như Xì Trum: The Lost Village, Baywatch, Power Rangers, King Arthur: Legend of the Sword, The Dark Tower, The Mummy, The Emoji Movie…

Đánh giá phim đang trở thành một ngành phát triển mạnh cùng với ngành điện ảnh. IMDb, Rotten Tomatoes và Metacritic không chỉ ảnh hưởng đến bảng xếp hạng doanh thu phòng vé mà còn là tiếng nói của công chúng với các nhà làm phim để giúp các hãng phim hiểu được khán giả, khán giả muốn gì, họ cần tạo ra những gì. phim hấp dẫn hơn nữa.

Góc rạp chiếu phim

Cách Đánh Giá Chất Lượng Trang Web Bạn Thiết Kế Đánh Giá Chất Lượng Trang Web

Cách đánh giá chất lượng trang web bạn thiết kế Làm thế nào để bạn biết một thiết kế web tốt hay xấu? Khi thiết kế “đẹp”, điều đó có nghĩa là nó tốt, phải không? Vậy “đẹp” nghĩa là gì? Làm thế nào để bạn biết rằng thiết kế của mình phù hợp với khách hàng ? Đánh giá chất lượng thiết kế dựa vào các tiêu chí có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hoặc mục đích của bản thân thiết kế. Nhưng cuối cùng, thiết kế được tạo ra để truyền đạt thông tin sản phẩm và đạt được kết quả cụ thể.

Để biết thiết kế web của bạn có phải là một thiết kế web tốt hay không bạn cần phải đặt ra các câu hỏi về chất lượng thiết kế đồ họa cũng như mục đích của trang web.

1. Thiết kế có đúng với mục đích đề ra không?

Hãy bắt đầu với những điều cơ bản: thiết kế cần phải đạt được những gì? Nếu đó là thiết kế logo, nó cần phải đại diện và truyền đạt tên thương hiệu. Nếu đó là thiết kế trang đích, bạn phải cố gắng thuyết phục người dùng nhấp vào nút “Mua” hoặc đăng ký danh sách email.

2. Thông điệp có dễ hiểu không?

Thiết kế tuyệt vời sẽ đảm bảo thông điệp của bạn có thể đọc được ngay lập tức bằng cách thu hút sự chú ý của khán giả thông qua nội dung. Thiết kế tốt có tiêu điểm lớn, lôi cuốn hơn (như tựa đề trên bìa sách này ở đây) để thu hút ánh mắt của người xem vào chúng.

Hệ thống phân cấp trực quan của một thiết kế xác định những yếu tố bạn nên xem xét theo thứ tự nào. Hầu hết mọi người đều đọc từ đầu trang từ trái sang phải và nhiều thiết kế (như trang web của Turbo Tax bên dưới) được tạo với ý tưởng đó. Trên hết, văn bản của bạn cần phải rõ ràng, với nguyên tắc thiết kế được thực hiện tốt và kiểu chữ để đảm bảo người xem có thể đọc nhanh và dễ dàng.

Trong thời đại kỹ thuật số này, sự chú ý kéo dài hơn bao giờ hết, và hầu hết mọi người sẽ ngừng nhìn vào một thiết kế nếu họ phải quá tập trung để tìm thông tin cần thiết.

Lỗi typography tức là sử dụng quá nhiều phông chữ, phân cấp hình ảnh kém, lựa chọn kiểu chữ xấu và không đủ không gian trắng, nó sẽ làm cho thiết kế của bạn trông kém chuyên nghiệp và khó đọc hơn. Thiết kế phải hấp dẫn phù hợp với nhiều văn bản và hình ảnh nhất có thể, nghiên cứu đã chứng minh rằng nhiều không gian trắng thực sự làm tăng khả năng đọc hiểu và khả năng sử dụng.

Bố cục lưới, độ tương phản, căn chỉnh và hệ thống phân cấp mạnh mẽ trong thiết kế menu bên trái làm cho nó trông bóng bẩy và dễ đọc. Khi xác định xem những thông tin của bạn có dễ hiểu hay không, hãy ghi nhớ là phải cân bằng thông tin với chức năng trong thiết kế. Một thiết kế có thể đẹp trừ khi khi mọi thứ phải thật nhất quán.

Rất nhiều thiết kế tuyệt vời thường không xuất hiện và không công khai nhưng khá hiệu quả. Không ai gọi Craigslist là trang web đẹp nhất trên thế giới, nhưng thiết kế này rất hữu ích, dễ hiểu và làm công ty họ cực kỳ thành công.

3. Nó có mang tính thẩm mỹ không?

Đây có lẽ là phần quan trọng nhất trong việc đánh giá thiết kế đồ họa. Điều hấp dẫn đối với một người có thể xấu xí với người khác. Tuy nhiên, bạn thường muốn thiết kế của mình trông đẹp vì điều này sẽ giúp tạo ấn tượng chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn cho khách hàng. Thiết kế đẹp mắt về mặt thẩm mỹ sẽ luôn có bố cục và phối màu tuyệt vời, giống như thiết kế trong chiến dịch “2017 Wrapped” của Spotify.

Cùng với một chiến dịch được cá nhân hóa với những hình ảnh đẹp hấp dẫn và dễ dàng chia sẻ. Những hình ảnh của các nghệ sĩ như là tiêu điểm, nhấn mạnh trực quan vào số liệu thống kê cá nhân, thành phần rõ ràng, và màu sắc tươi sáng và hài hòa làm cho một thiết kế đẹp.

Nếu bạn nghĩ rằng một thiết kế “Pops,” có thể là do các nguyên tắc thiết kế đã được sử dụng một cách hiệu quả.

Thiết kế đẹp nên được đánh giá cao theo thời gian, nó có thể được tận dụng như hình mẫu xu hướng cho các thiết kế hiện đại của tờ rơi và áp phích. Tuy nhiên, nếu đó là một thiết kế logo và bạn muốn sử dụng nó lâu dài thì hãy chọn cho mình những thiết kế hiện đại nhất để tránh phải bị trùng lập hoặc lỗi thời.

4. Phong cách có phù hợp với khách hàng của bạn không?

Hầu hết thời gian, bạn không thiết kế cho chính mình mà bạn hy vọng tạo ra một thiết kế sẽ thu hút được khán giả. Nhưng không phải lúc nào khách hàng quan tâm tới làm sao bạn có thể thiết kế một tác phẩm đẹp như thế nhưng họ sẽ có những kỳ vọng cao về một thiết kế đẹp phù hợp với thương hiệu của họ.

Bảng màu sặc sở sẽ không phù hợp với trang web tài chính vì hầu hết khách hàng đang tìm kiếm một nhà tư vấn đáng tin cậy hơn là một nhà thiết kế thời trang. Do đó việc lựa chọn màu sắc cũng đem lại sự tin cậy đối với khách hàng

Ngược lại, nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em thích màu sắc tươi sáng, do đó, nếu bạn là một công ty đồ chơi hay quần áo trẻ em hãy lựa chọn những màu sác tươi sáng để thu hút chúng.

5. Không nên vi phạm bản quyền?

Điều quan trọng là tránh vi phạm bản quyền, phấn đấu cho sự sáng tạo và làm cho thương hiệu của bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Ý nghĩa của “độc đáo” phụ thuộc vào loại thiết kế bạn đang làm.

Nếu đó là thiết kế logo, bạn nên đảm bảo nó càng độc đáo càng tốt vì cần phải đăng ký nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn sẽ bị từ chối nếu bạn sử dụng thiết kế sao chép hoặc thiết kế trông quá giống với thiết kế hiện có.Ngay cả các công ty lớn như Airbnb cũng phải đối mặt với những điểm tương đồng về nhãn hiệu giống như vậy.

Rất khó để tạo ra một thiết kế logo đơn giản và khác biệt với bất kỳ thiết kế hiện có nào khác bởi vì rất nhiều ý tưởng đã được thực hiện và được đăng ký làm nhãn hiệu hợp pháp.

Nếu một nhà thiết kế làm ra logo giống với thiết kế hiện có, điều đó không có nghĩa là họ sao chép mà vì có một số khái niệm về logo thực sự phổ biến và trùng lập trong các thiết kế hiện đại. Đây là lý do tại sao bạn cần phải nghiên cứu các thiết kế khác trên thị trường và tạo ra một thiết kế khác biệt.

“Tính nguyên bản” có nghĩa là phải có một chút sáng tạo trong thiết kế, như một hình ảnh ấn tượng gợi nhắc các dịch vụ thương hiệu của bạn. Logo không chỉ thể hiện sự tuyệt vời mà còn là kết hợp khéo léo giữa các khái niệm hình ảnh và âm thanh của thương hiệu bạn giúp khách hàng khi nhìn vào đó sẽ biết đó là thương hiệu của bạn.

Bạn có thể sử dụng các ảnh Stock. Tuy không phải là bản gốc nhưng sẽ nâng cao thiết kế của bạn. Chỉ cần đảm bảo mua giấy phép phù hợp cho hình ảnh đó vì bạn sẽ gặp vấn đề bản quyền nếu không mua giấy phép.

Thật tuyệt vời khi hoàn toàn có được sự tự do sáng tạo và các nguồn lực kỹ thuật để tạo ra các thiết kế web sáng tạo độc đáo nhất nhưng điều quan trọng cần nhớ là cũng có rất nhiều quy ước thiết kế web mà người dùng mong đợi được trải nghiệm khi sử dụng thiết kế.

Một số người cho rằng sự độc đáo thực sự không tồn tại và mọi thứ đều là bản phối lại, nhưng điều quan trọng là các nhà thiết kế đã cố gắng phấn đấu cho một thiết kế sáng tạo và nguyên bản nhất có thể để làm hài lòng khách hàng với những thiết kế độc đáo của riêng họ.

6. Chất lượng thiết kế web có tốt không?

Một thiết kế đẹp có thể đem lại những điều tuyệt vời cho doanh nghiệp của bạn, nhưng nó sẽ không làm nên điều kỳ diệu. Việc thiết của bạn có tốt hay không sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn đã gửi thông điệp sai cho khách hàng hoặc không sử dụng đúng thông điệp phù hợp với khách hàng.

Cho dù thiết kế đẹp tới đâu đều sẽ không hiệu quả nếu sản phẩm của bạn xấu hoặc thông tin không đúng do đó hiệu suất bán hàng kém không phải lúc nào cũng phản ánh chất lượng thiết kế của bạn.

Có rất nhiều cách để đo lường hiệu suất của một thiết kế trong thực tế, như các trang web thử nghiệm A / B, các nhóm tập trung sản phẩm, tham gia truyền thông xã hội và bán hàng.

Nếu bạn làm việc với các chuyên gia thì nên tận dụng lợi thế chuyên môn của nhà thiết kế của bạn, nhiều người trong số họ có kinh nghiệm trong chiến lược tiếp thị và thương hiệu cũng như thiết kế. Một nhà thiết kế tuyệt vời sẽ giải thích các quyết định thiết kế của họ và giúp bạn tìm hiểu những cách tốt nhất để thực hiện một thiết kế.

Trong khi bạn làm việc với một nhà thiết kế để tạo ra một thiết kế đẹp, độc đáo, hãy tận dụng tối đa sự hợp tác đó để làm cho thiết kế của bạn trở nên thật đặc biệt thể hiện nét riêng của thương hiệu.

Với những thông tin được đề cập trên THIẾT KẾ WEBSITE ALI mong rằng bạn có thể tự đánh giá thiết kế của mình có phù hợp với các tiêu chí bạn đề ra từ đó bạn có thể biết thiết kế mình thiếu gì và cần gì để hoàn thiện hơn.

Đánh Giá Phim Vô Ảnh (Shadow)

Chúng ta có The Flowers Of War và The Great Wall là do hoài bão quá lớn của ông để đem những nét đẹp của đất nước Trung Hoa đến với thế giới qua những bộ phim bom tấn sánh ngang với những tượng dài của Hollywood. Khác với những bộ phim đã đem đến thành công toàn cầu cho ông là Người Hùng, Thập Diện Mai Phục thì The Flowers Of War và The Great Wall không còn mang đậm dấu ấn của điện ảnh Trung Quốc, mà đã có ảnh hưởng rất lớn của Hollywood, dẫn đến những tác phẩm khó đáp ứng được nhu cầu của 2 đối tượng khán giả. Điển hình The Flowers Of War được cho là sự kết hợp của Saving Private Ryan nhưng với kinh phí còn lớn hơn cả 2 phim này cộng lại, được đánh giá rất cao tại Trung Quốc nhưng lại bị khán giả và nhà phê bình phương Tây cho là thiếu nhạy cảm. Trong khi The Great Wall (2016) còn tệ hơn như vậy, khi bị phê bình bởi cả 2. Nhưng có lẽ cũng nhờ 2 thất bại to lớn này, mà vị đạo diễn thuộc thế hệ thứ 5 của Trung Hoa Đại Lục đã nhận ra và trở về với giá trị cốt lõi nhất của mình và tối ưu được chúng trong tác phẩm mới nhất – Vô Ảnh (Shadow).

Vô Ảnh lấy bối cảnh ở thời kỳ Tam Quốc và là câu truyện của đại đô đốc Tử Ngu của nước Bái Quốc, người vừa bị dính trọng thương bởi Dương tướng quân – vị tướng bất khả chiến bại đang trấn giữ thành Cảnh Châu, cũng là nơi từng thuộc về Bái Quốc, trước khi nó rơi vào tay của ngoại bang. Để tiếp tục sứ mệnh giành lại Cảnh Châu của mình, Tử Ngu sử dụng một người thay thế có ngoại hình y hệt mình là Cảnh Châu, người đã được lựa chọn khi còn nhỏ và đặt tên theo thứ mà cả cuộc đời cậu sẽ được huấn luyện để giành lại. Vừa phải giấu thân phận của mình khi người duy nhất biết bí mật của anh là Tiều Ngải – phu nhân của Tử Ngu, Cảnh Châu còn là con rối trong trận chiến tranh giành quyền lực giữa vị vua hèn hạ của Bái Quốc và vị đô đốc thủ đoạn, trong khi trận chiến sinh tử với một Dương tướng quân giỏi hơn anh rất nhiều đang đến gần.

Và ngay từ phân cảnh đầu tiên, chúng ta đã thấy ngay được sự tài tình của Trương Nghệ Mưu trong việc giới thiệu các nhân và tình thế vô cùng nghiêm trọng mà mỗi người trong số họ đều đang vướng phải. Đây vẫn luôn là điểm mạnh của đạo diễn Trương Nghệ Mưu khi ngay từ tác phẩm đầu tiên trong sự nghiệp của mình, ông đã thể hiện khả năng bậc thầy của mình trong việc xây dựng các nhân vật và các nhân vật của ông dù là ít quan trọng nhất như người nông dân trong Cao Lương Đỏ, ông cảnh sát rồi cả người viết chữ trong Thu Cúc Đi Kiện đều được xây dựng một cách hoàn chỉnh với những động cơ và lý lẽ của riêng họ.

Trong cảnh đầu tiên chỉ kéo dài 10 phút của Vô Ảnh, với sự xuất hiện của cặp vợ chồng giả Cảnh Châu – Tiều Ngải, vị vua của Bái Quốc, em gái của ông và vị cố vấn đã cho chúng ta biết gần như tất cả những gì chúng ta cần biết về những nhân vật cực kì thú vị này. Chúng ta thấy ngay những giá trị rất dễ đồng cảm trong con người họ. Từ danh dự của cặp vợ chồng giả, sự hèn mọn của vị vua, sự ngay thẳng của công chúa, thấy ngay được tình thế của đất nước Bái Quốc đang căng thẳng đến mức nào và vì thế không thể không chú ý tới những gì sẽ xảy ra với tất cả bọn họ. Đó là chưa kể đến đô đốc Tử Ngu, người xuất hiện ngay sau phân cảnh cực kì căng thẳng này và không lâu sau là cả cha con Dương tướng quân, những người mà trái với những lời kề từ bên Bài Quốc và đúng với phong cách của đạo diễn Trương Nghệ Mưu là những nhân vật rất có chiều sâu và cho chúng ta cảm giác rằng họ không phải là những nhân vật phản diện.

Nếu không còn lạ với đạo diễn Trương Nghệ Mưu thì bạn cũng biết rằng những người phụ nữ đóng vai trò chủ chốt như thế nào trong phần lớn những tác phẩm của ông. Trong Vô Ảnh dù họ không còn nắm được số phận của mình nhưng điều đó không có nghĩa họ để xiềng xích đó giam giữ mình. Hình tượng người phụ nữ trong Vô Ảnh được khắc họa không thể đẹp hơn. Phu nhân Tiều Ngải, công chúa chắc chắn là những nhân vật nữ ấn tượng nhất của điện ảnh 2018. Những mối quan hệ giữa họ cũng được thể hiện xuất sắc. Nhờ chúng phim tôn vinh được nhiều giá trị cao cả của con người, đó là gia đình qua mối quan hệ của vị vua và em gái, của cha con Dương tương quân, của Cảnh Châu với mẹ, lòng trung thành của Cảnh Châu với những người đã cưu mang mình, đó là tình yêu của phu nhân Tiều Ngải đã dành cho cho chồng mình và người thay thế. Một trong những cảnh thông mình và đáng nhớ nhất của Vô Ảnh là khi Tử Ngu chơi đàn với Tiều Ngải như một cách thử thách sự chung tủy của vợ mình trong lúc trận chiến Cảnh Trâu đang đến hồi ngã ngũ. Đây là một sự tinh tế hiếm khi thấy được ở nền điện ảnh phương Tây và nó thể hiện rằng vì sao Trương Nghệ Mưu là một trong những nhà làm phim vĩ đại nhất của nền điện ảnh thế giới.

Nhưng chỉ nói về đạo diễn và biên kịch là không đủ. Chúng ta phài dành sự khen ngợi cho những con người quan trọng nhất để những nhân vật này ấn tượng được như vậy, đó là những diễn viên. Diễn viên Đặng Siêu đã có một màn trình diễn để đời khi giống như một diễn viên đã từng làm việc với Trương Nghệ Mưu là Christian Bale, anh đã phải trải qua một chế độ ăn uống khắc nghiệt. Nhưng còn đáng nể hơn, anh đã đảm nhận xuất sắc vai trò khi vào vai 2 nhân vật khác nhau Cảnh Châu và Tử Ngu. Dù theo cốt truyện, 2 nhân vật này có ngoại hình giống nhau nhưng khán giả khó có thể tưởng tượng được 2 nhân vật này lại do một người thủ vai. Đó cũng là minh chứng cho màn trình diễn đỉnh cao khi anh nhập tâm hoàn toàn vào không phải 2 nhân vật bình thường mà là 2 kẻ với nội tâm vô cùng phức tạp và là 2 mặt khác nhau của một đồng xu.

Nhân vật ấn tượng thứ 2 trong phim và có lẽ phức tạp nhất đó là vua của Bái Quốc do Trịnh Khải thủ vai. Diễn viên này đã vào vai một vị vua bất tài một cách cực kì thành công, khiến khán giả ngay lập tức ghét anh như ghét Joffrey trong Game Of Thrones vậy. Người vợ cả trong phim lẫn ngoài đời của Đặng Siêu là Tôn Lệ, nhờ không chỉ diễn suất mà còn ăn ý với chồng mình, cho chúng ta thấy một mối tình tay 3 đầy thuyết phục.

Và tất nhiên, sao có thể quên được Hồ Quân, người mà đa số chúng ta đã yêu mến qua vai diễn Tiêu Phong trong Thiên Long Bát Bộ (2003), là người để lại dấu ấn rất lớn trong Vô Ảnh mặc cho thời lượng xuất hiện ít ỏi của mình.

Và đó cũng là điều tách biệt Vô Ảnh khỏi những Người Hùng, Thập Diện Mai Phục, khi phim không đặt võ thuật làm trọng tâm, không sử dụng nó để thu hút sự chú ý của người xem, mà xoáy sâu vào diễn biến nội tâm của các nhân vật và tính hình chính trị “ngàn cân treo sợi tóc” của Bái Quốc mà chúng ta cũng đều biết rằng có thể dẫn đến cái chết của hàng vạn con người.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Vô Ảnh không phải là một tác phẩm võ thuật xuất sắc. Mặc dù phải đến 30 phút sau khi phim bắt đầu khán giả mới được xem cảnh võ thuật đầu tiên và nó cũng chỉ là cảnh luyện tập nhưng đối với tôi, Vô Ảnh vẫn là một trong những phim võ thuật xuất sắc nhất mà tôi đã từng xem.

Trong võ thuật, để trở thành người giỏi nhất chúng ta không chỉ cần luyện sức khỏe, phản xạ và học nhiều chiêu thức nhất có thể mà quan trọng nhất là phải hiểu đối thủ của mình và có kế hoạch cụ thể để đối phó với họ. Cụ thể, nếu bạn luôn bị đánh bại bởi một chiêu thức thì bạn cần dành rất nhiều thời gian để học cách hóa giải nó và lý tưởng hơn, biến nó thành lợi thế của mình. Tử Ngu và Cảnh Châu hiểu rõ rằng họ không phải là đối thủ của Dương tướng quân và họ không lãng phí thời gian để luyện tập sao cho giỏi hơn ông. Thay vào đó, Tử Ngu, qua trận chiến khiến mình suýt bỏ mạng với Dương tướng quân đã hiểu lối đánh của vị tướng kia và biết rằng với sự luyện tập kỹ lưỡng, để đối phó với 2 chiêu thức rất cụ thể của Dương tướng quân, Cảnh Châu hoàn toàn có thể gây bất ngờ và giành chiến thắng. Và cũng nhờ những cảnh tập luyện này và đến khi những chiến binh của Bái Quốc đặt chân tới thành Cảnh Châu, người xem mới có sự thỏa mãn cao đến như vậy. Sự căng thẳng đạt tới tột cùng khi người xem quan tâm tới cả quân địch lẫn quân ta, cảm thấy rõ sức nặng của những vũ khí, những áo giáp trong cơn mưa nặng hạt, giữa đao pháp bất khả chiến bại của Dương tướng quân và một phong cách cực kì mới là của Bái Quốc tạo ra một phân cảnh chiến đấu xuất sắc nhất từng được làm ra. Nói chung, cảnh đánh nhau rất sáng tạo và bất ngờ.

Cốt truyện của Vô Ảnh được vặn dây cót bởi những thế lực không ngừng bày mưu tính kế để đạt được mục đích của mình, thể hiện đúng bản chất của chiến tranh và giúp cho phim đầy rẫy những bất ngờ từ cảnh đầu tiên cho đến cuối cùng. Và phim với một nội dung đã sẵn xuất sắc, thực sự đạt đến tầm tuyệt phẩm nhờ sự chỉ đạo hình ảnh đỉnh cao của Triệu Tiểu Đinh, người đã phối hợp với đạo diễn Trương Nghệ Mưu trong nhiêu tác phẩm của ông và giành được để cử Oscar cho Thập Diện Mai Phục (2005). Những thước phim trong Vô Ảnh được lấy cảm hứng từ những bức tranh thủy mặc của nghệ thuật Trung Hoa được vẽ bằng mực pha với nước với tông màu chủ đạo là trắng & đen. Mỗi khung hình trong phim đều giống một bức tranh như vậy không chỉ ăn khớp mà còn đưa giá trị của phim lên một tầm cao hơn. Đó là sự mơ hồ không rõ trắng/đen trong đạo đức con người được thể hiện qua rất nhiều sắc thái màu xám khác nhau. Đó là sự nữ tính được thể hiện qua nước và màu đen trong thái cực đồ, một sự nữ tính mà Bái Quốc đã sử dụng để đối phó với màu trắng và sự nam nhi của phe địch.

Âm nhạc của phim cũng không kém phần nghệ thuật khi lồng ghép một cách nhẹ nhàng tiếng sáo và tiếng đàn tam thập lục, đóng góp vào tính chất âm dương của phim một cách vô cùng tinh tế.