Top 6 # Tổ Chức Thi Đánh Giá Năng Lực Ngoại Ngữ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Beyondjewelries.com

Trường Đại Học Ngoại Ngữ Được Tổ Chức Thi Đánh Giá Năng Lực Ngoại Ngữ Quốc Gia

Bộ GD&ĐT vừa thông báo Trường Đại học (ĐH) Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) chính thức là 1 trong 4 cơ sở GD&ĐT đầu tiên của cả nước đủ điều kiện triển khai thi đánh giá năng lực ngoại ngữ quốc gia theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29-9-2017 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây gọi tắt là TT 23)

Theo đó, ĐH Ngoại ngữ được phép tổ chức thi đánh giá khung năng lực ngoại ngữ (KNLNN) 6 bậc (thay thế chương trình tiếng Anh A, B, C trước đây). KNLNN 6 bậc của Việt Nam được xây dựng, phát triển trên cơ sở khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh ở các nước, xác định rõ yêu cầu về trình độ, năng lực (nghe, nói, đọc, viết) tương thích với tiêu chí 6 bậc do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành gồm: sơ cấp (bậc 1, 2 tương thích với bậc A1, A2 theo CEFR); trung cấp (bậc 3, 4 tương thích với bậc B1, B2 theo CEFR) và cao cấp (bậc 5, 6 tương thích với bậc C1, C2 theo CEFR).

Như vậy, hiện cả nước có 4 đơn vị đủ điều kiện triển khai thi đánh giá năng lực ngoại ngữ quốc gia gồm: Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng), Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH quốc gia Hà Nội), Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế). Bộ GD&ĐT giao Cục Quản lý chất lượng chủ trì, Ban Quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia phối hợp trực tiếp kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các trường thực hiện công tác tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo đúng quy định. Các trường phải báo cáo kế hoạch tổ chức thi hằng năm, thời gian, địa điểm của từng đợt thi, tổ chức thi và cấp phát, quản lý chứng chỉ, đánh giá kết quả (sau mỗi đợt thi) theo TT 23.

Sai Phạm Nghiêm Trọng Về Tổ Chức Thi Đánh Giá Năng Lực Ngoại Ngữ

Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Bắc Ninh) không có chức năng về đánh giá năng lực ngoại ngữ (NLNN) nhưng đã liên kết với ĐH Vinh và ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (là 2/10 đơn vị được Bộ GD & ĐT công nhận năng lực khảo thí để triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020), tổ chức ôn tập, thi, đánh giá NLNN.

1 giám sát phụ trách 7 phòng thi

Kết luận Thanh tra của Bộ GD&ĐT cho biết, trường ĐH Vinh đã tổ chức ôn tập, thi, cấp chứng chỉ năng lực tiếng Anh cho 827 người tại trường CĐ Công nghệ Bắc Hà vào ngày 16/4/2017.

Theo hợp đồng của 2 đơn vị đã ký, mức thu lệ phí ôn tập, thi, cấp chứng chỉ từ học viên là 2,5 triệu đồng đối với bậc A2 và 3,5 triệu đồng đối với bậc B1, đối với bậc B2 là 6,5 triệu đồng.

Qua thanh tra, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã phát hiện hàng loạt sai phạm của đợt thi này từ thu lệ phí, ôn tập, tổ chức thi, chấm thi. Cụ thể:

Việc tuyển sinh và thu lệ phí qua nhiều khâu trung gian; một số học viên thi bậc A2 phải nộp số tiền 3,4 triệu đồng/người, cao hơn so với quy định trong hợp đồng.

Hồ sơ lưu tại trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà có 33 giấy nộp tiền mặt, mỗi giấy có 1 người đại diện nhóm học viên ký nộp tiền, không ghi đầy đủ thông tin về người nộp tiền.

Đặc biệt, không thanh tra việc sao in đề thi, số lượng đề thi trong ngân hàng đề thi ít, phần thi đọc- hiểu của mỗi trình độ chỉ có một mã đề thi nên chưa đánh giá được khách quan về năng lực của thí sinh.

827 thí sinh được tổ chức vào 20 phòng thi, trong đó trình độ A2 có 363 thí sinh; trình độ B1 có 411 thí sinh; trình độ B2 có 53 thí sinh. Tuy nhiên, thiết bị phục vụ coi thi chưa đủ, cán bộ coi thi chưa thực hiện đúng quy định coi thi. Chỉ có 1 cán bộ giám sát 5-7 phòng thi không liền nhau và chưa thực hiện đúng nhiệm vụ để xảy ra tình trạng thí sinh trao đổi bài, chép bài của nhau.

Đặc biệt, Hội đồng thi phân công 18 cán bộ chấm thi kỹ năng Nói là giảng viên của Khoa sư phạm Ngoại ngữ – trường ĐH Vinh với 827 thí sinh dự thi, thời gian thực hiện từ 13h00 đến 19h30.

Theo kiểm tra của đoàn thanh tra thì có 6/18 cán bộ chấm thi nói chưa đảm bảo đúng yêu cầu. Thời gian hỏi thi quá ngắn, trung bình mỗi thí sinh chỉ thi trong 4 phút (trong khi theo quy định tối thiểu là 10 phút). Không chỉ vậy, phòng thi không có máy ghi âm cho các phòng thi nói, không có phiếu chấm thi môn nói.

Ở khâu chấm thi viết thì làm phách 1 lần và không cách ly cán bộ làm phách trong suốt thời gian chấm thi chưa đúng hướng dẫn của Bộ.

Kết quả cuộc thi trên có 204/363 thí sinh đạt bậc năng lực ngoại ngữ A2, chiếm 56,2%;357/411 thí sinh đạt năng lực ngoại ngữ bậc B1, chiếm 86,9% và 35/53 thí sinh đạt năng lực ngoại ngữ B2, chiếm 66,1%. Tỉ lệ này còn thấp hơn so với một số kì thi do Trường ĐH Vinh tổ chức từ tháng 1/2017 đến nay.

Đối với việc trường CĐCN Bắc Hà phối hợp trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh ngày 12/3/2017 cho 221 thí sinh và ngày 26/3/2017 cho 212 thí sinh, theo Thanh tra Bộ GD&ĐT, không đúng đối tượng và không phải do Đề án 2020 giao.

Tương tự như việc trường ĐH Vinh, việc tuyển sinh mà trường CĐ CN Bắc Hà thông qua nhiều khâu trung gian, một số học viên phải nộp tiền cao hơn so với quy định, chứng từ thu tiền lệ phí không đúng quy định của pháp luật về kế toán, không hạch toán thu chi theo quy định của luật kế toán; không có thông báo công khai trên website của trường theo đúng quy định.

Thành phần coi thi không có cán bộ công an và nhân viên y tế theo đúng quy định; mỗi bài thi chỉ có một mã đề thi chính thức.

Đặc biệt, trong công tác coi thi không có cán bộ giám sát, phục vụ, y tế, hỗ trợ công tác coi thi.

Về chấm bài thi trắc nghiệm không thực hiện bằng máy mà chấm theo hình thức tự luận 2 vòng độc lập. Tuy nhiên, có 8/14 cán bộ chấm thi có trình độ NLNN bậc 5 chưa đủ tiêu chuẩn riêng đối với cán bộ chấm thi theo quy định của Bộ GD&ĐT…

Rà soát lại toàn bộ hoạt động liên kết

Trước những sai phạm trên, Thanh tra Bộ GD&ĐT yêu cầu trường CĐCN Bắc Hà rà soát, báo cáo toàn bộ hoạt động liên kết, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc tuyển sinh, ôn tập, thi đánh giá năng lực ngoại ngữ từ tháng 1-2015 đến tháng 5-2017; Thực hiện nghiêm túc việc thông báo tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo quy định, thu lệ phí theo đúng cam kết trong hợp đồng với các đơn vị chủ trì và theo quy định pháp luật về kế toán.

Đồng thời, kiểm điểm trách nhiệm, xử lý theo thẩm quyền đối với tập thể, cá nhân đã xảy ra thiếu sót, sai phạm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra về Bộ GD&ĐT, qua Thanh tra Bộ trước ngày 30-7.

Đối với trường ĐH Vinh và ĐHSP.TP Hồ Chí Minh, Thanh tra Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát, báo cáo toàn bộ hoạt động tổ chức bồi dưỡng, ôn tập, thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, trong đó có việc liên kết với các cơ quan, đơn vị từ tháng 1-2015 đến tháng 5-2017.

Riêng với trường ĐH Vinh, Thanh tra Bộ chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác thanh kiểm tra, nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp với các đơn vị, đảm bảo đủ năng lực để công tác tuyển sinh, ôn tập, thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đảm bảo khách quan, chính xác, không ảnh hưởng đến uy tín của trường và gây bức xúc trong xã hội.

Kiểm điểm trách nhiệm, xử lý theo thẩm quyền đối với các tập thể, cá nhân để xảy ra những thiếu sót, sai phạm mà Thanh tra Bộ đưa ra.

Đối với Bộ GD&ĐT, Thanh tra đã đề nghị Bộ trưởng giao Cục quản lý chất lượng tham mưu sớm ban hành quy định về việc ôn tập, bồi dưỡng, tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Thanh tra Bộ GD&ĐT cũng đề nghị Bộ trưởng giao Thanh tra Bộ tiếp tục thanh tra việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng, tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam cho các đối tượng có nhu cầu của 10 đơn vị được Bộ giao.

Mở Rộng Đơn Vị Tổ Chức Thi Đánh Giá Năng Lực Ngoại Ngữ: Tăng Cường Giám Sát

heo Dự thảo, đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ được mở rộng hơn, không chỉ gồm đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi như quy định hiện hành mà các trường đại học (ĐH) cũng được phép tổ chức nếu đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ ĐH đối với chương trình đào tạo ngành ngoại ngữ đúng với ngoại ngữ tổ chức thi.

Trung tâm ngoại ngữ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc GĐ Sở GDĐT (nếu được chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền) quyết định thành lập, các trường CĐ sư phạm có đào tạo ngành ngoại ngữ: được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông).

Theo đó, đơn vị phải có bộ phận độc lập thực hiện chức năng đánh giá năng lực ngoại ngữ; có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chấm thi, cán bộ ra đề thi, cán bộ phân tích dữ liệu thi, cán bộ hỗ trợ, kỹ thuật viên, đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ; có ít nhất 20 cán bộ chấm thi nói và viết đối với tiếng Anh, 10 cán bộ chấm thi nói và viết đối với mỗi ngoại ngữ khác (nếu có)…

Ngoài việc đảm bảo được các điều kiện, đơn vị sẽ phải lập đề án tổ chức thi để gửi Bộ GD&ĐT thẩm định, kiểm tra và công khai đề án này lên website của trường để xã hội giám sát.

Tại Dự thảo mới, các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam sẽ được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ. Nếu đơn vị tổ chức thi sai phạm và bị đình chỉ tổ chức thi thì hết thời hạn đình chỉ sẽ phải làm lại đề án khác, trình Bộ xem xét thẩm định.

Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), 14 đơn vị hiện đang được cấp phép đều đã được các trường, Sở GD&ĐT trên cả nước kiểm tra, thẩm định lại theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, danh sách này sẽ có thể thay đổi nếu Bộ GD&ĐT tổ chức thanh tra, phát hiện đơn vị nào vi phạm thì đơn vị đó sẽ bị dừng hoạt động để khắc phục.

Theo dự thảo sửa đổi, các yêu cầu về việc thi và tổ chức thi sẽ được nâng cao hơn so với quy định hiện hành như yêu cầu ngân hàng câu hỏi phải tăng gấp đôi số lượng, từ 2022 sẽ thi hoàn toàn trên máy tính, đơn vị tổ chức thi chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Theo: Báo Mới

Kiểm Tra Đánh Giá Năng Lực Ngoại Ngữ Vstep

Vào tháng 05/2015, Trường ĐH Ngoại ngữ chính thức đưa vào sử dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng Tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Vietnamese standarized test of English proficiency – VSTEP) thuộc đề án do chúng tôi Nguyễn Hòa – Hiệu trưởng làm chủ nhiệm. Đây được coi là giải pháp đột phá trong đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ.

Đánh giá năng lực ngoại ngữ VSTEP là kỳ thi đánh giá năng lực Tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 tương đương bậc B1, B2, C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu CEFR. Đây là bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh đầu tiên do Việt Nam xây dựng theo quy trình xây dựng bài thi đánh giá năng lực Tiếng Anh chặt chẽ do tổ chức ALTE (Hiệp hội Khảo thí ngôn ngữ Châu Âu) nghiên cứu và giới thiệu.

Đánh giá năng lực ngoại ngữ VSTEP được xây dựng dựa trên định dạng và đặc tính kỹ thuật đã được xác định tính giá trị và độ tin cậy, kết quả thử nghiệm đề thi mẫu VSTEP đã được đối sánh với kết quả thí sinh thi bài thi IELTS. Ngoài ra, VSTEP được xây dựng để phù hợp với nhu cầu học tập, làm việc của công dân Việt Nam với một số nội dung về văn hoá, kinh tế, xã hội của Việt Nam được lồng ghép trong bài thi. Toàn bộ các câu hỏi thi gồm cả câu hỏi thi nghe hiểu của bài thi VSTEP do các chuyên gia, giảng viên Việt Nam biên soạn và thẩm định tại Việt Nam. Tham gia vào thẩm định bài thi còn có các chuyên gia ngôn ngữ bản địa Tiếng Anh.

Khung năng lực ngoại ngữ 6 cấp bậc đã được xây dựng và phê duyệt ngày 24/1/2014. Khung bao gồm các đặc tả các hoạt động người học ở từng cấp bậc (1-6) có thể làm ở các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, các đặc tả về độ chính xác, phạm vi từ vựng cũng như xử lí văn bản. Khung năng lực ngoại ngữ còn bao gồm bản tự đánh giá năng lực cho người học. Sự khác biệt ở Khung năng lực ngoại ngữ là nhấn mạnh vào khả năng sử dụng ngôn ngữ thể hiện ở các hoạt động ngôn ngữ. Việc giảng dạy và đánh giá năng lực ngôn ngữ vì thế cần hướng tới các kĩ năng một cách đồng đều chứ không chỉ dừng lại ở kiến thức về ngôn ngữ.

Nhóm chuyên gia thực hiện đề án cho biết: Đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ VSTEP đánh giá từ bậc 3 đến bậc 5, mang lại nhiều tiện ích, bởi lẽ đây là giao diện quan trọng giữa bậc tốt nghiệp phổ thông (yêu cầu trình độ ở bậc 3), sử dụng trong đào tạo đại học (yêu cầu đạt bậc 3 lúc tốt nghiệp, bậc 4 là yêu cầu đầu vào cho các chương trình đào tạo ở trình độ cao đẳng, và các chương trình liên kết quốc tế, bậc 5 cho các chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngoại ngữ), và sau đại học (mức 3 cho các chương trình đào tạo thạc sĩ, và mức 4 cho bậc tiến sĩ). Việc lựa chọn một công cụ đánh giá Năng lực Tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 (theo chiều dọc) trong Đề án, chứ không phải từng bậc đơn lẻ (level – based), đã là một việc làm không mới trên thế giới (đó là bài thi IELTS và TOEFL). Công cụ theo chiều dọc có một số ưu điểm cơ bản như tiết kiệm về thời gian và nguồn lực với thí sinh như họ chỉ thi một lần, song có thể nhận được kết quả xếp vào bậc năng lực tương ứng. Định dạng đánh giá năng lực tiếng Anh theo “chiều dọc” từ bậc 3 đến bậc 5, được xác định là công việc ưu tiên của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020.

Quá trình xây dựng định dạng bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ VSTEP có sự tham gia của rất nhiều các giảng viên Tiếng Anh có chuyên môn và kinh nghiệm từ các trường đại học: ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN), ĐH Huế, ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng), ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ – ĐH Thái Nguyên, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, ĐH Cần Thơ… và hàng trăm sinh viên, học viên, người đi làm trên toàn quốc. Các nghiên cứu viên chính của đề án xây dựng định dạng đề thi VSTEP là các giảng viên có chuyên môn về khảo thí ngoại ngữ và được tham gia các khoá đào tạo chuyên sâu về khảo thí ngoại ngữ ngay trước và trong thời gian triển khai Đề án. Đặc biệt, tham gia xây dựng đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ VSTEP có Giáo sư Fred Davidson, một chuyên gia hàng đầu thế giới về khảo thí ngôn ngữ.

Quy trình tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ VSTEP được xây dựng nhằm chuẩn hóa công tác tổ chức thi và thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động của một kì thi. Thí sinh đăng ký thi trực tiếp trên trang web của nhà trường hoặc tại trang chúng tôi Thí sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận năng lực Tiếng Anh do Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN cấp tương ứng theo kết quả thi của thí sinh.

Định dạng đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ VSTEP đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chính thức theo Quyết định số 729/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 3 năm 2015. GS. Nguyễn Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ cho biết: “Việc xây dựng đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ VSTEP là một trong những hoạt động tiêu biểu thể hiện sự tham gia tích cực và tiên phong của Trường Đại học Ngoại ngữ trong việc thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 của Chính phủ. Đề án này hướng tới mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực. Đây là thử thách nhưng cũng chính là cơ hội để Trường ĐH Ngoại ngữ đóng góp trí lực của mình, khẳng định vị thế Nhà trường nói riêng, ĐHQGHN nói chung trong sự nghiệp nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt”.

Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ VSTEP được xác trị theo lý thuyết đo lường hiện đại để đảm bảo chuẩn hoá việc đánh giá năng lực sử dụng Tiếng Anh của thí sinh dự thi. Sau mỗi kì thi VSTEP, nhà trường sẽ tiến hành xác trị kết quả thi để đảm bảo đánh giá chính xác, thống nhất năng lực của thí sinh dự thi. Kết quả xác trị bài thi VSTEP đã được công bố ở Hội thảo quốc tế về khảo thí ngôn ngữ LTRC 2015 ở Toronto – Canada. Bài trình bày về VSTEP đã được các chuyên gia khảo thí thế giới quan tâm và đánh giá cao (trong đó có các chuyên gia của ETS – tổ chức khảo thí xây dựng bài thi TOEFL).