Top 7 # Tiêu Chuẩn Đánh Giá Công Việc Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Beyondjewelries.com

Bản Tiêu Chuẩn Công Việc

Bản tiêu chuẩn công việc là văn bản liệt kê tất cả các yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên thực hiện công việc. Hay nói khác đi là bản trình bày các điều kiện tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được mà một người cần phải có để hoàn thành một công việc riêng biệt nào đó.

Công việc rất đa dạng, nên yêu cầu của công việc cũng rất đa dạng. Nhưng nhìn chung các yếu tố chung nhất thường được đề cập trong bản tiêu chuẩn công việc là: – Trình độ học vấn – Trình độ chuyên môn – Các kỹ năng cần thiết cho công việc – Kinh nghiệm cần có để thực hiện công việc: thâm niên trong nghề, các thành tích kỷ lục đã đạt được. – Trình độ ngoại ngữ: cần biết ngoại ngữ nào và mức độ. – Các phẩm chất về cá nhân: tuổi đời, sức khỏe, ngoại hình, tham vọng cầu tiến, hoàn cảnh gia đình , nghị lực ,mức độ thích nghi với hoàn cảnh, khả năng làm việc độc lập, khả năng chịu được sự căng thẳng hay áp lực công việc … – Một số các yêu cầu đặc biệt khác cần thiết cho hoàn thành công việc .

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn cần thiết :

Phổ thông trung học

Kiểm tra văn hóa do công ty tổ chức

Ngành học :Chuyên môn hóa rộng

Chức danh nghề nghiệp : Không đòi hỏi

Đào tạo và bằng cấp chuyên môn : Ưu tiên người đã được đào tạo về thư ký nhưng không bắt buộc

Kinh nghiệm làm việc cần thiết

Kiến thức / Kỹ năng cần thiết

Yêu cầu về thể chất

Đôi khi trong thực tế người ta có thể trình bày bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc trong cùng một bản

VÍ DỤ: Bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc

Chức danh công việc: Trưởng ca

Mục đích của vị trí công việc: Đảm bảo vận hành các hoạt động sản xuất của ca mình quản lý một cách có hiệu quả và an toàn thông qua việc chỉ đạo các hoạt động tổ chức sắp xếp dây chuyền sản xuất và các chức năng quản lý với tư cách người giám sát.

Yêu cầu thể lực: Phải đi lại và trèo cầu thang

Các mối quan hệ báo cáo: Trưởng ca báo cáo trực tiếp lên quản đốc phân xưởng sản xuất. Trưởng ca chỉ đạo và giám sát hoạt động của 2 nhân viên kiểm tra và vận hành thiết bị điện, nước và những người được phân công dưới quyền mình. Đồng thời phối hợp hoạt động với nhân viên bảo dưỡng cùng ca Yêu cầu về trình độ kỹ năng công việc: – Học vấn: Trình độ trung cấp hoặc công nhân kỹ thuật. – Kinh nghiệm làm việc trong phân xưởng: ít nhất có 1 năm giữ vị trí tổ trưởng. – Các kinh nghiệm khác: Hiểu biết về nghề may, thêu và có ít nhất 2 năm làm việc trong doanh nghiệp.

Các kỹ năng và kiến thức cần có: 1. Hiểu biết về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. 2. Hiểu biết về các vấn đề kỹ thuật để vận hành máy và kiểm soát quá trình vận hành thiết bị trong xưởng sản xuất. 3. Có khả năng tính toán sơ đẳng. 4. Có kỹ năng giao tiếp và biết làm tốt các chỉ thị của cấp trên. 5. Có kỹ năng giám sát nhân viên dưới quyền về thời gian, chất lượng sản phẩm…

Thông tin trong phân tích công việc là khởi đầu cho tuyển dụng nhân viên, tạo cho việc bố trí đúng người đúng việc. Những thông tin này còn giúp để đánh giá giá trị công việc là cơ sở trong quy trình xây dựng hệ thống tiền lương.

Các phân tích về điều kiện làm việc trong bản mô tả công việc giúp các nhà quản trị cải thiện các điều kiện lao động cho nhân viên nhằm nâng cao năng suất lao động đồng thời bảo đảm sự an toàn và sức khỏe cho nhân viên.

Bình Luận

Bình Luận

Hiệu Quả Công Việc Là Gì? Cách Đánh Giá, Triển Khai Công Việc Hiệu Quả

Việc đánh giá hiệu quả công việc là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quản lý nhằm kiểm tra hiệu suất làm việc của nhân viên, đảm bảo mang lại kết quả chung tốt nhất. Hiệu quả công việc là gì? Doanh nghiệp có thể áp dụng những cách đánh giá, triển khai nào để mang lại hiệu quả công việc tốt nhất?

Trong một doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên cần có sự phối hợp ăn nhịp, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Hiểu được hiệu quả công việc là gì, nhân sự sẽ có cách trau dồi kỹ năng phù hợp cũng như phương án đánh giá chính xác.

Hiệu quả công việc là gì?

Hiệu quả công việc là mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi nhân viên. Hiệu quả công việc còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, thời gian, những yếu tố tác động xung quanh người làm. Mỗi doanh nghiệp đều có một chỉ tiêu hiệu quả công việc riêng cho từng nhân sự, từ đó có phương án đào tạo và phát triển riêng

Đánh giá hiệu quả công việc bằng cách nào?

Quy trình đánh giá hiệu quả công việc cần được xây dựng theo đúng tính chất doanh nghiệp, năng lực của nhân viên, định hướng từ cấp trên. Một số phương pháp đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay có thể kể đến:

Bảng đánh giá KPI

Phần lớn doanh nghiệp sử dụng KPI để đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên. Các chỉ số đánh giá đều được triển khai ở bản đăng ký để mỗi người có hướng phấn đấu đúng định hướng ban đầu. Để có được bản đánh giá KPI chính xác, doanh nghiệp cần nghiên cứu, thử nghiệm trong thời gian dài.

Đồng thời, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu và chiến lược cho thời gian tới, thiết lập kế hoạch hành động cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Dựa vào bản đánh giá KPI, cấp Quản lý đo lường được hiệu suất công việc cũng như phần trăm hoàn thành mục tiêu. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở khen thưởng, kỷ luật nhân viên hợp lý.

Bảng đánh giá dựa trên kết quả phát triển

Mỗi nhân viên cần có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, trong đó nêu rõ mục tiêu phát triển. Dựa vào nguyện vọng và kế hoạch của nhân viên cùng kết quả đánh giá hiệu suất công việc mà doanh nghiệp có chiến lược đào tạo, giúp họ hoàn thiện dần và nhanh chóng đạt mục tiêu.

Bảng đánh giá dựa trên biểu hiện năng lực

Một nhân viên xuất sắc sẽ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ đạt mức “vượt” yêu cầu, và ngược lại những nhân viên chưa thể hiện tốt sẽ khó có hiệu suất tốt. Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, quan hệ khách hàng, giao tiếp… sẽ phần nào biểu hiện năng lực của nhân viên. Kết quả đánh giá này giúp cấp Quản lý hiểu về nhân sự của mình, đưa ra đãi ngộ xứng đáng.

Làm thế nào để lập kế hoạch và triển khai công việc hiệu quả?

Bảng đánh giá cụ thể, trực quan và minh bạch

Một bảng đánh giá hoàn chỉnh phải chia rõ các mục tiêu và tiêu chí cụ thể cần thực hiện cho công việc. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định mức độ quan trọng của từng hạng mục để nhân viên có kế hoạch phấn đấu.

Thực hiện đánh giá công việc thường xuyên

Việc đánh giá hiệu suất công việc cần được thực hiện liên tục theo tuần, quý hoặc năm. Đồng thời, cấp Quản lý cùng với nhân viên trao đổi mục tiêu và phương pháp làm việc để cải thiện tình hình, xử lý những vấn đề nảy sinh nhanh chóng và đồng thời nâng cao hiệu quả.

Tạo động lực cho nhân viên

Một trong những yếu tố quan trọng khi thực hiện đánh giá hiệu suất chính là cung cấp cho nhân sự những thông tin mang tính góp ý, xây dựng, tránh tình trạng công kích điểm yếu. Để có kết quả tốt, cấp Quản lý cần tạo động lực để nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

Áp dụng công nghệ thông tin

Thời đại công nghệ số phát triển, các giải pháp công nghệ thông tin cũng được áp dụng phổ biến. Đây là hình thức đánh giá tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí và nguồn lực đang được các doanh nghiệp lựa chọn.

Có nhiều cách đánh giá hiệu quả công việc, tuy nhiên tùy thuộc vào tính chất doanh nghiệp mà mỗi đơn vị sẽ áp dụng một hình thức khác nhau. Hiểu được hiệu quả công việc là gì, mỗi cá nhân sẽ có kế hoạch riêng để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cấp Quản lý có cơ sở đo lường, đánh giá, đảm bảo hoạt động chung đạt mục tiêu.

Quy Trình Và Mẫu Tiêu Chí Chuẩn Khi Đánh Giá Thử Việc

Đánh giá thử việc là bước quan trọng quyết định việc có chấp nhận hay từ chối ứng viên đã tham gia phỏng vấn tại doanh nghiệp. Quy trình thử việc sẽ diễn ra theo yêu cầu của từng vị trí tùy theo quyết định mà ban lãnh đạo đưa ra. Khi thời gian kết thúc, mẫu đánh giá thử việc sẽ giúp doanh nghiệp nhận định chính xác và khách quan nhất năng lực của ứng viên.

Quy trình thử việc là gì?

Quy trình thử việc là chuỗi các hành động của ứng viên khi thực hiện công việc tại một doanh nghiệp cụ thể. Lúc này ứng viên sẽ được xem là nhân viên thử việc và đảm nhiệm những công việc mà nhân viên chính thức cần nắm bắt cũng như thuần thục.

Quy trình thử việc sẽ là khoảng thời gian cho ứng viên làm quen dần với tác phong làm việc của công ty. Đồng thời cũng là cách để nhân viên thử việc được gặp gỡ giao tiếp với toàn bộ nhân viên hiện có trong doanh nghiệp. Đây là quá trình mang lại ý nghĩa giúp công ty đánh giá thử việc ứng viên tốt hơn thay vì đánh giá năng lực thông qua phỏng vấn và trả lời câu hỏi của phòng nhân sự.

Xây dựng quy trình thử việc là bước tiến lớn cho công tác quản lý chất lượng nhân sự của doanh nghiệp. Quy trình thử việc được xây dựng cụ thể chi tiết sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Vai trò mà quy trình thử việc đem lại cho doanh nghiệp:

Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí phỏng vấn tuyển dụng

Thử việc đánh giá chính xác khách quan hơn năng lực khả năng của nhân viên

Trực tiếp xử lý vấn đề thiếu hụt lao động, giải pháp hữu dụng cho tiến độ công việc quá tải

Loại bỏ được những tư tưởng đi thử việc cho vui của nhiều ứng viên không ý định nghiêm túc ngay từ đầu

Giúp doanh nghiệp có được nguồn nhân lực tâm huyết chất lượng nhất

Các bước để có quy trình thử việc hiệu quả với doanh nghiệp

Bước 1: doanh nghiệp sẽ tiếp nhận hồ sơ đánh giá năng lực cùng các trình độ dựa trên văn bằng chứng chỉ mà ứng viên cung cấp. Đây là bước đánh giá sơ bộ mang tính khái quát để lựa chọn công việc phù hợp với khả năng từng người.

Bước 2: ứng viên sau khi nhận việc sẽ được bàn giao cơ sở vật chất phục vụ cho công việc đồng thời thực hiện ký kết hợp đồng thử việc.

Bước 3: giới thiệu sơ qua các phòng bạn nhân viên công ty để mọi người làm quen. Đây là bước chào hỏi có giá trị quan trọng kết nối các thành viên để quy trình làm việc trôi chảy hơn.

Bước 4: bàn giao công việc cho ứng viên và hẹn thời gian thu nhận kết quả

Bước 5: báo cáo đánh giá tình hình công việc sau khi đã hoàn thành công việc được giao, chờ nhận thông báo chính thức về kết quả thử việc ( một số công ty sẽ cho ứng viên tự đánh giá năng lực sau khi kết thúc quá trình thử việc)

Tham khảo ngay Quy trình và mẫu tiêu chí chuẩn khi đánh giá thử việc nhân viên năm 2021

Mẫu nhận xét đánh giá nhân viên thử việc

Bảng đánh giá kết quả quá trình thử việc cho ứng viên

Bảng đánh giá chi tiết trình độ năng lực của nhân viên sau quá trình thử việc tại doanh nghiệp B2B

Họ và tên ứng viên:

Vị trí đảm nhiệm

Ngày bắt đầu thử việc:

Cán bộ trực tiếp quản lý giám sát:

Những công việc đã thực hiện trong thời gian thử việc

1.

2.

3.

4.

5.

Những công việc đã hoàn thành bàn giao

1.

2.

3.

4.

5.

Nhận xét của cán bộ giám sát sau khi kết thúc thời gian thử việc tại doanh nghiệp

Mức độ hoàn thành công việc được giao (số lượng công việc cơ bản đã hoàn thành, số lượng công việc khó đã hoàn thành).

Tính sáng tạo của ứng viên trong quá trình thử việc

Thái độ và tinh thần trách nhiệm của ứng viên khi thực hiện công việc

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng mềm

Kỹ năng giải quyết tình huống khi cần thiết

Kỹ năng sắp xếp trình tự công việc

Năng suất làm việc

Kỹ năng kết hợp với các đồng nghiệp

Nhận xét chung

…………………………………………….

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ quá trình thử việc : /10

Đánh giá của ban lãnh đạo:

Xếp loại năng lực ứng viên:

Nếu quy trình đánh giá nhân viên thử việc tại doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả.

Trao đổi về những điểm mạnh điểm yếu của ứng viên sau quá trình thử việc

Trao đổi trực tiếp, ứng viên sẽ nhanh chóng được giải đáp nhiều thắc mắc cũng như những câu hỏi trong bản đánh giá thử việc ghi lại trong quá trình thử việc tại doanh nghiệp.

Như vậy, dù doanh nghiệp sử dụng phương thức nào đi nữa thì bản mẫu nhận xét đánh giá thử việc ứng viên cần phải nếu đủ một số nội dung sau:

Thông tin cơ bản ứng viên: họ tên, vị trí tiếp nhận, thời gian bắt đầu và kết thúc quá trình thử việc

Điểm mạnh trong quá trình thử việc tại doanh nghiệp

Điểm hạn chế thiếu nhân viên còn tồn tại trong quá trình thử việc

Nhận xét đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm cho ứng viên

Có thể các nhà tuyển dụng sẽ quan tâm: Quy định về hợp đồng thử việc: Đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Giải pháp quản lý nhân sự cho doanh nghiệp

Thấu hiểu được điều đó, FastWork – đơn vị cung cấp các giải pháp quản trị và điều hành doanh nghiệp trên nền tảng SaaS, đã nghiên cứu và cho ra đời bộ sản phẩm hỗ trợ quản lý nhân sự hiệu quả dành riêng cho doanh nghiệp B2B. Với nhiều tính năng tiện ích, bộ giải pháp Quản lý nhân sự của FastWork giúp doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí, thời gian và thao tác xử lý nghiệp vụ thủ công, phức tạp trong quy trình và tạo mẫu tiêu chí chuẩn khi đánh giá thử việc của ứng viên.

Bộ giải pháp quản trị nhân sự FastWork HRM+ bao gồm:

Khám phá tính năng phần mềm quản lý nhân sự của FastWork

Kpi Là Gì? Tiêu Chuẩn Đánh Giá, Cách Xác Định Và Cách Phân Loại Kpi

KPI là gì? KPI là tên viết tắt của Key Performance Indicator, trong tiếng Anh nó có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc.

KPI được biết đến như một công cụ để kiểm tra, kiểm soát cũng như đo lường công việc và đánh giá mức độ thực hiện công việc của nhân sự hay các tổ chức, tập thể, cá nhân.

Dựa trên những đánh giá của KPI, các công ty, doanh nghiệp hay các nhà đầu tư, nhà hoạch định chiến lược sẽ biết được hiệu quả công việc của các cá nhân, tập thể, từ đó có những đánh giá đúng đắn để trả lương, thưởng phạt rõ ràng.

Bên cạnh đó, thông qua KPI, các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu phát triển chiến lược sẽ đề ra các phương án thực hiện công việc cũng như các mục tiêu cần đạt được dựa trên năng lực thực tế để phát triển công ty, doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Nếu bạn tìm hiểu KPI là gì thì sẽ biết nó bao gồm rất nhiều loại. Đối với KPI, mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp hay các chức danh sẽ có các tiêu chuẩn đánh giá KPI khác nhau. Thông thường, với các công ty, mỗi chức danh sẽ có một bản mô tả công việc khác nhau.

Nắm chắc được mức độ hoàn thành công việc so với các mục tiêu mà cấp trên đã đặt ra.

Luôn có tinh thần tạo động lực, cảm hứng làm việc, hướng tới một mục tiêu nhất định trong khi thực hiện công việc.

Cẩn thận, tỉ mỉ, phát hiện kịp thời các sai sót, khuyết điểm trong quá trình thực hiện công việc cũng như thực hiện tiến độ công việc để có những điều chỉnh thích hợp sao cho kịp tiến độ công việc.

Khi bạn được tuyển dụng vào vào vị trí công việc đó, bạn cần thực hiện công để đảm bảo việc đạt được KPI theo yêu cầu và KPI này được áp dụng cho tất cả mọi người cùng chức danh. Ví dụ, khi bạn là nhân viên, bạn cần đạt được những tiêu chuẩn cơ bản như:

Nắm bắt, theo dõi việc thực hiện công việc của nhân viên một cách công khai, minh bạch, chính xác, trực quan, không mang tính cá nhân, thiên vị. Từ những đánh giá đó đưa ra nhưng mức độ khen thưởng cũng như các hình thức kỷ luật phù hợp đối với nhân viên.

Khảo sát việc thực hiện tiến độ của công việc cũng như nâng cao hiệu quả quy trình nghiệm thu, đánh giá hiệu quả, kết quả đạt được.

Trong trường hợp, bạn là ở vị trí lãnh đạo, quản lý các phòng ban, nhân sự hay quản lý cấp cao của công ty, các tiêu chí đặt ra trong việc đánh giá KPI sẽ có những yêu cầu cao hơn:

Trong thời đại kinh tế mở cửa như hiện nay, ngày càng nhiều các công ty được thành lập. Bên cạnh những công ty và doanh nghiệp trong nước, có rất nhiều những công ty nước ngoài đã và đang xâm nhập vào thị trường kinh tế Việt Nam. Hệ thống KPI chính là sự lựa chọn được nhiều doanh nghiệp tin dùng.

KPI là gì và cách xác định KPI như thế nào là những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất. Việc xác định KPI không hề đơn giản và đòi hỏi người quản lý phải nắm bắt được những vấn đề cơ bản trong nội dung của KPI là gì cũng như các mục tiêu cơ bản mà công ty đã đặt, từng bước lên kế hoạch để thực hiện cũng tiêu và xác định ai là người sẽ tham gia hoàn thành các mục tiêu ấy.

Để làm được điều này đòi hỏi các nhà quản lý, trưởng các bộ phận, phòng ban phải theo dõi sát sao, nắm bắt được tình hình nhân sự cũng như năng lực của từng người và luôn bám sát các mục tiêu cũng như các kế hoạch đã đặt ra cũng như những người thực hiện các kế hoạch, mục tiêu đó để có thể đánh giá KPI một cách chính xác nhất.

Từ những mục tiêu, kế hoạch cũng như lựa chọn nhân sự, bạn có thể đưa ra những câu hỏi dựa trên những gì bạn quan sát được cũng như các kế hoạch cụ thể để xác định KPI theo những bước sau:

Kết quả bạn mong muốn đạt được khi thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của công ty là gì?

Tại sao bạn thấy kết quả đó quan trọng?

Để đo lường được công việc bạn phải làm như thế nào?

Bạn có thể tác động như thế nào đến kết quả đạt được?

Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả kinh doanh?

Làm thế nào để bạn có thể biết được mình đã đạt được kết quả như mục tiêu đã đề ra?

Bạn có thường xuyên đánh giá tiến độ của kết quả không và bạn thực hiện nó như thế nào?

Dựa trên một số những câu hỏi thông thường, bạn có thể xác định KPI một cách đơn giản nhất và đây cũng là thang điểm để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của bạn, là động lực để bạn có thể phấn đấu hơn trong công việc.

Hệ thống KPI tập trung vào đầu ra

Đây là một hệ thống tương đối đơn giản và quen thuộc đối với các nhà quản lý nhân sự. KPI đầu ra cho phép đánh giá một cách đơn giản, nhanh chóng các hoạt động, mục tiêu đạt được dựa trên những kế hoạch đã lập sẵn.

Tuy nhiên KPI đầu ra cũng có nhiều điểm hạn chế đó là không linh hoạt, thường mang tính khuôn khổ, rất khó áp dụng trong trường hợp kế hoạch, mục tiêu cần phải điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với thực tế thị trường.

Một điểm hạn chế nữa của KPI đầu ra khiến nó ít được áp dụng đó là không tạo điều kiện thúc đẩy nhân viên tư duy, sáng tạo, giải quyết công việc một cách linh hoạt.

Hệ thống KPI hành vi

KPI là gì? Nếu bạn đã từng giao dịch hoặc hợp tác với các công ty nước ngoài thì hệ thống KPI hành vi khá phổ biến. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hệ thống này lại tương đối mới mẻ và tỏ ra không hiệu quả đối với doanh nghiệp, công ty nhà nước.

Bởi lẽ, đây là hệ thống đánh giá thái độ, hành vi, cách ứng xử của mọi người tùy theo các chức danh cụ thể. KPI hành vi không chỉ được đánh giá bởi các nhà quản lý, lãnh đạo công ty mà nó còn được đánh giá bởi các đồng nghiệp và khách hàng, đối tác.

Hệ thống KPI năng lực

KPI năng lực chú trọng đánh giá khả năng, năng lực của nhân viên. Đối với từng chức danh, vị trí công tác, KPI năng lực lại đưa ra các yêu cầu khác nhau và có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể. Mặt khác, không giống như KPI đầu ra, KPI năng lực tập trung tìm nguyên nhân chứ không chú trọng nhiều đến kết quả.

Khi đã nắm được khái niệm KPI là gì, tiêu chuẩn đánh giá KPI, cách xác định cũng như phân loại KPI thì bạn cũng cần lưu tâm đến những ưu nhược điểm của hệ thống này như sau:

Ưu điểm của KPI

KPI giúp các công ty, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, từ đó có cơ sở khách quan để đề ra các mức thưởng phạt rõ ràng. Bên cạnh đó, KPI còn giúp các công ty hoạch định các chiến lược phát triển dựa trên năng lực của nhân viên. Đồng thời, KPI còn là sợi dây gắn kết các thành viên trong công ty.

Nhược điểm của KPI

Bên cạnh những ưu điểm, KPI cũng có những điểm hạn chế như phụ thuộc nhiều vào người quản lý công ty, đòi hỏi phải là người thực sự hiểu về KPI là gì và có tiếng nói trong công ty. Hơn nữa, KPI chỉ nên áp dụng trong một thời gian ngắn nếu không sẽ không đạt được kết quả như mong đợi.