Từ ngày 1 tháng 2 năm 2015, quy định về đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm tại Thông tư số 195/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành.
Mục đích của việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm nhằm để i) doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá, xếp loại và chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính, chất lượng quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro; ii) Bộ Tài chính giám sát việc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện việc đánh giá, xếp loại và thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo doanh nghiệp bảo hiểm và thị trường bảo hiểm hoạt động an toàn, lành mạnh và ổn định.
Thông tư hướng dẫn việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp phép thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm).
Việc đánh giá doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thông qua hệ thống i) bốn nhóm chỉ tiêu (nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán, dự phòng nghiệp vụ và hiệu quản hoạt động kinh doanh bảo hiểm; nhóm chỉ tiêu đánh giá về hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm; nhóm chỉ tiêu đánh giá về vốn, chất lượng tài sản và đầu tư tài chính; nhóm chỉ tiêu đánh giá về quản trị doanh nghiệp và minh bạch thông tin); ii) b ảng biên độ, cách tính điểm chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư) quy thành 2 mức: Mức A và Mức B (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ), 4 mức (A,B,C,D) đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Sau khi đánh giá, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được xếp loại thành 4 nhóm. Cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Nhóm 1A: doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đảm bảo khả năng thanh toán, có lãi hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc trong hai (02) năm liên tục; có tổng số điểm của các nhóm chỉ tiêu đạt trên 700 điểm và tất cả các nhóm chỉ tiêu xếp mức A.
Nhóm 1B: doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đảm bảo khả năng thanh toán, có lãi hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc trong hai (02) năm liên tục; có tổng số điểm của các nhóm chỉ tiêu từ 700 điểm trở xuống.
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán, bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có chỉ tiêu tỷ lệ biên khả năng thanh toán không bảo đảm biên độ hoặc chỉ tiêu trích lập dự phòng nghiệp vụ không đáp ứng theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 195/2014/TT-BTC.
Nhóm 4: doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mất khả năng thanh toán, bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ xếp loại vào nhóm 3 và không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
D oanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đảm bảo khả năng thanh toán, có tổng số điểm của các nhóm chỉ tiêu đạt từ 650 điểm đến dưới 850 điểm, có tối thiểu một (01) nhóm chỉ tiêu xếp mức B và không có nhóm chỉ tiêu nào xếp mức C hoặc D ( Nhóm 1B ) .
D oanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đảm bảo khả năng thanh toán, có tổng số điểm của các nhóm chỉ tiêu đạt từ 400 điểm đến dưới 650 điểm, có tối thiểu một (01) nhóm chỉ tiêu xếp mức C và không có nhóm chỉ tiêu nào xếp mức D ( Nhóm 1C ) .
D oanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đảm bảo khả năng thanh toán, không được xếp loại nhóm 1A hoặc 1B hoặc 1C (Nhóm 1D) .
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không thực hiện xếp loại nhóm 2 theo quy định tại tiết iii điểm a Khoản 5 Mục III Quyết định số 1826/QĐ-TTg.
D oanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mất khả năng thanh toán, bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ xếp loại vào nhóm 3 và không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Trên cơ sở đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện các biện pháp quy định tại Điều 6 của Thông tư như bảo đảm biên độ, điểm tối đa (nếu có) của từng chỉ tiêu, khôi phục khả năng thanh toán, báo cáo Bộ Tài chính, thực hiện các biện pháp theo yêu cầu của Bộ Tài chính…
Chậm nhất là chín mươi (90) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính kết quả đánh giá, xếp loại và việc thực hiện các biện pháp theo yêu cầu của Bộ Tài chính (nếu có). Trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 78 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp quản lý đối với các doanh nghiệp bảo hiểm như giám sát từ xa, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; chỉ đạo doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đánh giá nguyên nhân và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm biên độ, điểm tối đa (nếu có) của từng chỉ tiêu; g iám sát doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm biên độ, điểm tối đa (nếu có) của từng chỉ tiêu; …
Doanh nghiệp bảo hiểm bị xếp vào Nhóm 4 sẽ bị Bộ Tài chính thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 68 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Bộ Tài chính sẽ thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ xếp loại vào nhóm 2B và thu hẹp phạm vi, nội dung hoạt động của doanh nghiệp nếu sau 24 tháng, doanh nghiệp vẫn không có lãi kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ xếp loại vào nhóm 1C, Bộ Tài chính chỉ đạo doanh nghiệp báo cáo về nguyên nhân và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm biên độ, điểm tối đa (nếu có) của từng chỉ tiêu; giám sát doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm biên độ, điểm tối đa (nếu có) của từng chỉ tiêu. Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ cảnh báo doanh nghiệp và chủ đầu tư về thực trạng doanh nghiệp; kiểm tra chuyên đề tại doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và chỉ cho phép mở rộng nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động nếu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có nhóm chỉ tiêu đánh giá về vốn, chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động được xếp mức B.
Thông tư này thay thế Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC ngày 22/9/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm (Hồng Liên).