Top 4 # Tiêu Chí Đánh Giá Viên Chức Cuối Năm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Beyondjewelries.com

Tiêu Chí Đánh Giá Nhân Viên

Tiêu chí đánh giá nhân viên là gì mà nhiều nhà quản lý lại đặc biệt quan tâm và đánh giá rất cao công việc này?

Đánh giá nhân viên là một công việc cần thiết và rất quan trọng đối với nhà quản lý tài ba, bởi phía sau những nhà quản lý giỏi là một đội ngũ nhân viện xuất sắc.

Vậy đánh giá nhân viên là gì mà góp phần tạo nên sự thành công của nhiều nhà quản lý như thế?

Đánh giá nhân viên là gì?

Đánh giá nhân viên là công việc của người quản lý nhằm kiểm tra, giám sát quy trình làm việc của nhân viên có hiệu quả hay không? có đạt được những tiêu chí, yêu cầu đã đề ra hay không?

Từ đó giúp nhà quản lý dễ dàng đưa ra kế hoạch để cải thiện chất lượng trong công việc như: Năng lực để hoàn thành công việc cũng như thái độ trong quá trình làm việc.

Tiêu chí đánh giá nhân viên

1. Thái độ làm việc của nhân viên

Kỹ năng và trình độ chuyên môn của nhân viên về một lĩnh vực nào đó đối với nhà quản lý họ hoàn toàn có khả năng đào tạo để nhân viên làm việc đạt hiệu quả tốt nhất nhưng thái độ của nhân viên làm công việc đó thì khó có thể đào tạo được.

1.1 Tính trung thực của nhân viên

– Một nhà văn nổi tiếng đã từng nói: ” Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực” của Wiliam Shakespeare.

– Một nhân viên trung thực với công việc, cấp trên, doanh nghiệp là nhân viên luôn được mọi người tin tưởng trao phó những việc lớn bởi vì họ luôn nói đúng, làm đúng những kế hoạch đã đề ra hoặc được cấp trên giao việc.

– Tính trung thực được nhà quản lý đặc biệt quan tâm và đánh giáo cao về thái độ làm việc của nhân viên.

1.2 Nhiệt tình trong công việc

– Nhiệt tình trong công việc là sự tận tụy, hăng say làm việc không ngại gian khổ, khó khăn và luôn hoàn thành tốt công việc của mình cũng như giúp đỡ người khác khi họ cần.

1.3 Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng

– Thái độ lịch sự, chân thành, tiếp xúc cởi mở.

– Tạo điều kiện để đồng nghiệp khách hàng bày tỏ quan điểm của mình.

– Lắng nghe và tiếp thu sáng kiến của đồng nghiệp và khách hàng.

– Tránh cắt lời, hoặc xúc phạm đến đồng nghiệp và khách hàng.

1.4 Chuyên cần, đúng giờ

– Chuyên cần là sự chăm chỉ không lười biếng trong công việc. Không những chỉ chăm chỉ mà cần phải đúng giờ với mọi công việc mình cần làm.

1.5 Ý chí cầu tiến

– Ý chí cầu tiến là sự khát vọng hoàn thành công việc mà nhân viên muốn hoàn thành. Tính cầu tiến mang lại hiệu quả tích cực trong công việc kể cả tinh thần lẫn thể chất.

1.6 Lạc quan trong công việc

– Người lạc quan là người luôn luôn tin tưởng vào công việc của mình làm. Họ tạo ra niềm tin để cố gắng vượt qua những khó khăn, có gắng làm tốt công việc của mình thay vì gặp khó khăn thì chán nản bỏ cuộc.

1.7 Cẩn trọng trong công việc

– Trong môi trường làm việc, chẳng ai muốn nhắc nhở bạn nhiều lần những lỗi nhỏ do bạn bất cẩn. VÌ thế hãy chú ý và cẩn thận từ những chi tiết nhỏ. Từ đó sẽ giúp cho bản thân quen với việc cẩn thận hơn và chỉnh chu hơn trong công việc.

2. Năng lực làm việc của nhân viên

Năng lực làm việc của nhân viên được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí sau: Mức độ làm việc, phát triển trong công việc và mức độ hoàn thành công việc.

2.1 Mức độ làm việc

– Mức độ làm việc của nhân viên được đánh giá dựa trên công việc và thời hạn làm việc của nhân viên.

– Trong tiêu chí này người quản lý đánh giá được hiệu quả trong công việc của nhân viên dựa vào KPI mà họ đã đặt ra phù hợp với vị trí cũng như công việc của mỗi nhân viên khác nhau.

2.2 Phát triển trong công việc

– Qua KPI mà người quản lý đặt ra để đánh giá mức độ làm việc của nhân viên, họ sẽ thấy được sự phát triển của nhân viên trong công việc cụ thể như:

Nhân viên đạt được mục tiêu trước hay sau thời giạn của công việc. Nguyện vọng của nhân viên khi gắn bó với doanh nghiệp. Những khó khăn mà nhân viên mắc phải trong công việc…

– Từ đó! Người quản lý dễ dàng hỗ trợ hoặc đào tạo nhân viên để thành chuyên môn trong lĩnh vực mình làm.

– Sự phát triển của một nhân viên là sự phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đào tạo được nhiều nhân viên giỏi, dựa vào những chuyên môn giỏi của nhân viên thì doanh nghiệp đó sẽ là một doanh nghiệp phát triển.

2.3 Mức độ hoàn thành công việc

– Mức độ hoàn thành công việc là tín hiệu để ngươi quản lý đánh giá chuẩn nhất về năng lực làm việc của nhân viên. Từ đó sẽ đưa ra những kế hoạch đào tạo cũng như nâng cao kỹ năng cũng như năng lực của nhân viên lên một tầm cao mới

Lưu ý: Để quy trình đạo tạo và đánh giá nhân viên đạt hiệu quả thì chúng ta (Đối với nhà quản lý) cần phải có những công cụ đo lường chất lượng công việc sau quá trình đào tạo.

Halozend Soft chuyên cung cấp và triển khai phần mềm quản lý dành cho doanh nghiệp để:

Tối ưu hóa quy trình quản lý tại doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp.

Hoạt động tốt và phát huy hiệu quả trong công việc giữa các nhân viên và phòng ban.

Quản lý nhân sự và công việc hiệu quả trên hệ thống CRM chuyên nghiệp…

Tìm hiểu thêm về Phần Mềm CRM

Trải Nghiệm Phần Mềm Halozend CRM Miễn Phí

Quy Định Mới Về Tiêu Chí Đánh Giá, Phân Loại Cán Bộ Công Chức, Viên Chức

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Theo nghị định số 88/2017/NĐ-CP quy định, thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm, thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức do người đứng đầu quyết định.Việc đánh giá người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được tiến hành như sau: Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao; viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

Đối với cơ quan, đơn vị có các đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và người đứng đầu các đơn vị cấu thành. Đối với cơ quan, đơn vị không có các đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là toàn thể viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị. Cấp ủy đảng cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về viên chức được đánh giá, phân loại.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp tham khảo các ý kiến tham gia tại Điểm b và c, quyết định đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tham khảo các ý kiến tham gia tại Điểm b và c, quyết định đánh giá, phân loại đối với cấp phó do mình bổ nhiệm; trường hợp theo phân cấp quản lý cấp phó không do mình bổ nhiệm thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị tham khảo các ý kiến tham gia tại điểm b và c, có trách nhiệm nhận xét bằng văn bản và đề nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tại Điểm d thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho viên chức theo quy định.Bỏ tiêu chí sáng kiến đối với viên chức

Nghị định số 88/2017/NĐ-CP cũng sửa đổi tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ theo hướng bỏ yêu cầu phải đáp ứng tiêu chí: Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.

Như vậy, chỉ viên chức được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới phải đáp ứng tiêu chí về công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến như trên.

Đánh giá dựa trên khối lượng công việc thực hiện được

Nghị định số 88/2017/NĐ-CP quy định rõ, căn cứ điều kiện cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng các tiêu chí chi tiết để đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, trong đó phải tính đến tỷ lệ khối lượng công việc của cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện so với khối lượng công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin để thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm phù hợp với các quy định.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017./.

Biên Bản Đánh Giá Công Chức Cuối Năm 2011

PHÒNG GD&ĐT GIANG THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LỢI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 78/TrBB-THPL Phú Lợi, ngày 29 tháng 5 năm 2012

TRÍCH BIÊN BẢNVề việc họp xét đánh giá công chức, viên chức năm học 2011-2012

Thực hiện theo Quyết định số 76/QĐ-THPL, ngày 28 tháng 5 năm 2012 của trường Tiểu học Phú Lợi. Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 29 tháng 5 năm 2012, tại văn phòng trường Tiểu học Phú Lợi tiến hành họp xét đánh giá xếp loại công chức, viên chức năm học 2011 – 2012 với thành phần và nội dung như sau: I. THÀNH PHẦN:1. Ông Trần Nho Thạo Hiệu trưởng CT Hội đồng2. Ông Nguyễn Quốc Nam P.HT+CTCĐ CS chúng tôi Hội đồng 3. Bà Phạm Thị Phương KT Khối 3+4+5 Thư ký hội đồng4. Bà Trịnh Hồng Gấm Phó Bí thư đoàn Thành viên5. Bà Nguyễn Thị Kim Huê TPT Đội Thành viên6. Ông Trần Văn Long KT Khối 1+2 Thành viên7. Ông Phạm Hữu Hiếu KP khối 3+4+5 Thành viên8. Bà Trần Minh Nguyệt KP khối 1+2+TBTTND Thành viên

* Ông Trần Nho Thạo nêu trình tự họp xét: Xét đánh giá giáo viên trực tiếp dạy lớp trước, tiếp đó đến nhân viên văn phòng và sau đó là đến Phó hiệu trưởng, cuối cùng là đến Hiệu trưởng. Riêng đối với giáo viên trực tiếp dạy lớp thì dựa vào kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Bộ GD&ĐT Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học và Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ GD&ĐT Quyết định ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non năm học 2011-2012.2. Hội đồng tiến hành xét theo 2 phần: Xét CB-CC-VC không trực tiếp dạy lớp và GV trực tiếp dạy lớp. Trong tổng số 26 CB-GV của đơn vị chỉ họp xét đánh giá, xếp loại 25 CB-CC-VC, còn Đ/c Hiệu trưởng do Lãnh đạo Phòng GD&ĐT chính thức đánh giá xếp loại Hội đồng chỉ đóng góp ý kiến và biểu quyết xếp loại để Lãnh đạo Phòng GD&ĐT tham khảo.3. Hội đồng tiến hành họp xét, đánh giá từng CB-CC-VC: Sau thời gian tiến hành họp xét khoảng hơn 4 giờ đồng hồ, Hội đồng thống nhất với kết quả như sau:

A./ Giáo viên trực tiếp dạy lớp:1. Nguyễn Thị Kim Dung.

Hướng Dẫn Đánh Giá, Phân Loại Công Chức, Viên Chức Năm 2022

Thực hiện Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Công văn số 12947/BGTVT-TCCB ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải về việc đánh giá, phân loại công chức viên chức, chức danh quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp năm 2016, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải hướng dẫn đánh giá, phân loại công chức, viên chức năm 2016, như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.

2. Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Chủ tịch Hội đồng trường; Kế toán trưởng; Trưởng, Phó các phòng, ban chức năng, khoa; Giám đốc, Phó Giám đốc trung tâm; Giám đốc, Phó Giám đốc Cơ sở Đào tạo; Trưởng, Phó bộ môn trực thuộc Trường; Trưởng, Phó bộ môn trực thuộc Khoa, Cơ sở đào tạo, trung tâm, Trưởng, Phó Xưởng Công trình.

3. Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

4. Người làm việc theo hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên.

II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

1. Việc đánh giá công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo các nội dung sau:

– Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

– Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

– Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

– Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

– Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

– Thái độ phục vụ;

– Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;

– Năng lực lãnh đạo, quản lý;

– Năng lực tập hợp, đoàn kết tập thể.

2. Việc đánh giá, phân loại viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo các nội dung sau

– Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

– Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

– Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

– Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức;

– Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

– Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

3. Việc đánh giá, phân loại viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo các nội dung sau

– Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

– Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

– Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

– Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

4. Việc đánh giá, phân loại người lao động

Việc đánh giá, phân loại người lao động được thực hiện theo các nội dung của viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

III. THẨM QUYỀN ĐÁNH, GIÁ PHÂN LOẠI

Hiệu trưởng đánh giá, phân loại đối với Phó Hiệu trưởng, Kế toán trưởng và viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý.

2. Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc trường

Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Trường đánh giá, phân loại đối với viên chức, người lao động trong đơn vị.

IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

1.1 Tự đánh giá, phân loại

Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao (Biểu mẫu 01 kèm theo hướng dẫn này).

1.2. Tổ chức đánh giá, phân loại

– Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp Nhà trường do Hiệu trưởng chủ trì để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

– Thành phần tham dự: Ban Chấp hành Đảng bộ; Chủ tịch Hội đồng trường; Ban Giám hiệu; Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Đoàn Thanh niên; Giám đốc các cơ sở đào tạo, trung tâm; Kế toán trưởng; Trưởng phòng, khoa, ban chức năng.

* Việc phân loại đối với Phó Hiệu trưởng: Hiệu trưởng tham khảo các ý kiến tham gia tại cuộc họp để quyết định, đánh giá, phân loại đối với Phó Hiệu trưởng.

* Việc phân loại đối với Hiệu trưởng: Thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

2. Đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

2.1. Tự đánh giá, phân loại

Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao (Biểu mẫu 02 kèm theo hướng dẫn này).

2.2. Tổ chức đánh giá

– Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp tổng kết hằng năm của đơn vị (theo phân cấp quản lý) để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

– Thành phần: Cấp ủy đảng cùng cấp; tập thể lãnh đạo; đại diện công đoàn đơn vị; toàn thể viên chức, người lao động hiện đang công tác tại đơn vị (đối với đơn vị có các đơn vị cấu thành thì thành phần tham dự là cấp trưởng, cấp phó đơn vị cấu thành).

– Viên chức (trong thành phần dự họp) đọc tóm tắt bản tự nhận xét đánh giá và nhận xét đánh giá của đơn vị tại cuộc họp cấp trường.

– Thành phần tham dự: Ban Chấp hành Đảng bộ; Chủ tịch Hội đồng trường; Ban Giám hiệu; Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Đoàn Thanh niên; Giám đốc các cơ sở đào tạo, trung tâm; Kế toán trưởng; Trưởng phòng, khoa, ban chức năng.

– Chủ trì: Hiệu trưởng.

– Hiệu trưởng tham khảo các ý kiến tham gia tại cuộc họp, quyết định đánh giá, phân loại đối với viên chức quản lý.

3. Đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý

3.1. Tự đánh giá, phân loại

Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao (Mẫu số 03 kèm theo hướng dẫn này).

3.2. Tổ chức đánh giá

– Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá tại cuộc họp tổng kết hằng năm của đơn vị (theo phân cấp quản lý) để mọi người đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

– Thành phần: Toàn thể viên chức và người lao động của đơn vị (theo phân cấp quản lý).

– Cấp có thẩm quyền tham khảo ý kiến của lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý và của mọi người trong đơn vị nơi viên chức công tác, quyết định đánh giá, phân loại.

Cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại viên chức trước Hiệu trưởng.

Cách thức thực hiện việc đánh giá, phân loại người lao động được áp dụng như đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

V. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

– Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;

– Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;

– Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí;

– Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;

– Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất;

– Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận;

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất;

– Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ hoàn thành vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả;

– Có năng lực tập hợp, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị đoàn kết, thống nhất.

– Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;

– Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;

– Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí;

– Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;

– Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất;

– Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận;

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành nhiệm vụ đột xuất;

– Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

– Có năng lực xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị đoàn kết, thống nhất.

– Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;

– Có một trong các tiêu chí sau:

+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;

+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm tiến độ;

+ Giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị không đúng quy định của pháp luật, chưa gây hậu quả phải có biện pháp khắc phục;

+ Công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa bảo đảm chất lượng, hiệu quả;

+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.

Công chức có một trong các tiêu chí sau được đánh giá, phân loại không hoàn thành nhiệm vụ:

– Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật của Nhà nước bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định;

– Vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức đơn vị nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất;

– Không hoàn thành nhiệm vụ tương xứng với chức danh đang giữ;

– Thực hiện nhiệm vụ, công vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;

– Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;

– Có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật;

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;

– Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.

2. Đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

– Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

– Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.

– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, bảo đảm tiến độ chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

– Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

– Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.

– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

– Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

Viên chức có một trong các tiêu chí sau được đánh giá, phân loại không hoàn thành nhiệm vụ:

– Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

– Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;

– Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ;

– Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;

– Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị;

– Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật.

3. Đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

– Có tất cả các tiêu chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý;

– Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;

– Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả.

– Có tất cả các tiêu chí hoàn thành tốt nhiệm vụ của viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý;

– Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;

– Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

– Có tất cả các tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ của viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

– Nghiêm túc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

– Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành từ 70% đến dưới 100% khối lượng công việc.

Viên chức có một trong các tiêu chí sau được đánh giá, phân loại không hoàn thành nhiệm vụ:

– Các tiêu chí không hoàn thành nhiệm vụ của viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

– Việc quản lý, điều hành thực hiện công việc hạn chế, không đạt hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu công việc;

– Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật;

– Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc.

4. Người lao động theo hợp đồng lao động

Việc đánh giá, phân loại người lao động được áp dụng tương tự như đánh giá, phân loại đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý.

1. Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn viên chức, người lao động trong đơn vị thực hiện nghiêm túc những nội dung của hướng dẫn này.

2. Các đơn vị tổ chức đánh giá, phân loại viên chức xong trước ngày 15/12/2016 và nộp kết quả về Nhà trường (qua phòng Tổ chức cán bộ) trước ngày 18/12/2016. Hồ sơ nộp về Nhà trường gồm:

– Danh sách tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại viên chức theo Biểu mẫu 05;

– Phiếu đánh giá phân loại công chức, viên chức;

– Bản bổ sung lý lịch công chức, viên chức theo Biểu mẫu 04.

Đồng thời gửi file điện tử danh sách kết quả đánh giá, phân loại viên chức vào hộp thư theo địa chỉ oanh.dhcngtvt@gmail.com để tổng hợp.

3. Thông tin hướng dẫn được đăng tải trên Website của Nhà trường, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Phòng Tổ chức cán bộ (qua số điện thoại 0989553340) để được hướng dẫn./.