Top 7 # Đánh Giá Website Thegioididong Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Beyondjewelries.com

Đánh Giá Website: Các Phương Pháp Đánh Giá Website Hiệu Quả

Cách đánh giá website qua nội dung

Một website được đánh giá cao phải phù hợp với mục tiêu xây dựng lên nó. Nội dung trên website phải đầy đủ, hấp dẫn và gây hứng thú với người truy cập. Một điểm rất quan trọng nữa là nội dung phải được cập nhập thường xuyên.

Để đánh giá được chất lượng content, trước tiên bạn cần định rõ đối tượng của website. Có thể là các khách hàng tiềm năng, có thể là các đối tác hiện có của công ty, các nhà đầu tư nước ngoài…Những nhóm khách hàng này muốn gì, tìm gì và cần gì? Như vậy, khi xây dựng nội dung cho website chúng ta mới có thể cung cấp cho người dùng một hệ thống có chất lượng và hiệu quả.

Thời lượng nội dung

Hãy thử tạo content dài hơn đối thủ. Độ dài bài đăng lý tưởng đối với các công cụ tìm kiếm là 2000 đến 2450+ từ và đối với người đọc thì content dài 1600 từ là hợp lý. Các bài đăng với nhiều từ hơn thường có vị trí xếp hạng cao hơn

Hình ảnh, video và đồ họa

Chỉ sử dụng media có chất lượng cao. Kích thước hình ảnh lý tưởng phải tối thiểu 32 x 32 px. Các bài đăng trên website với hình ảnh, video và đồ họa dễ đọc sẽ hấp dẫn hơn đối với khách truy cập. Số lượng hình ảnh tối ưu trung bình là 7.

Ngữ pháp và chính tả

Bài đăng với những lỗi ngữ pháp và chính tả khiến cho website của bạn nhìn cẩu thả và kém chuyên nghiệp. Hơn nữa, đối với các content khác tiếng Việt, Google, Yahoo và Bing có thể phạt bạn vì lỗi ngữ pháp và chính tả. Đối với content tiếng Anh, bạn có thể sử dụng Grammarly – đây là một ứng dụng kiểm tra ngữ pháp và giúp phát triển nội dung “không sai chính tả”.

Dễ đọc

Hãy đảm bảo rằng nội dung dễ đọc và dễ hiểu. Thường thì bạn nên sử dụng các câu ngắn hơn, đoạn văn và các câu chủ động thay cho các câu ghép phức tạp.

Đánh giá website qua thiết kế

Đương nhiên một website sẽ không được đánh giá cao nếu như khách hàng cảm thấy việc sử dụng quá rối rắm và phức tạp. Khách truy cập vào website của bạn có thể sẽ rất hào hứng nếu như nhìn thấy một giao diện đẹp với content có vẻ chất lượng và cập nhật thường xuyên. Nhưng cũng sẽ nhanh chóng thoát ra nếu tính năng mà chúng ta cung cấp quá phức tạp.

Thiết kế trang web phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, mục đích và đối tượng của bạn. Vậy làm thế nào để bạn biết website của mình đã đảm bảo được các yêu cầu về thiết kế? Cách duy nhất đó là trước khi đặt hàng thiết kế trang web, bạn hãy nghiên cứu các trang web của đối thủ cạnh tranh, đưa ra các ý tưởng về website của bạn sẽ trông như thế nào, để có những định hướng cơ bản.

Mặc dù không giống nhau hoàn toàn nhưng giữa các website sẽ có một số đặc điểm xác định thiết kế có đạt chất lượng hay không.

Đầu tiên đó là Giao diện người sử dụng (UI) đạt chất lượng

UI là sự xuất hiện, giao diện và cảm nhận của người dùng về trang web. UI tốt là sự nhất quán trong phong cách và cách trình bày (kiểu phông chữ, màu sắc và kích thước; sử dụng màu sắc hợp lý; nút, căn chỉnh và lề), hình ảnh, video và đồ họa chất lượng cao và bố cục website nhất quán.

Tiếp đó là trải nghiệm người dùng (UX)

UX là cảm giác, ấn tượng khi tương tác với trang web của người dùng. UX tốt là khả năng điều hướng dễ dàng, đơn giản và hợp lý, văn bản rõ ràng, hình ảnh, đồ họa và video có ý nghĩa, thiết kế thân thiện và đáp ứng (Trang web có thể dễ dàng sử dụng trên các thiết bị khác nhau).

Đánh giá website qua chức năng

Để kiểm tra website của mình có chức năng nào gặp vấn đề hay không, mỗi khi bạn truy cập, hãy coi như mình là một người dùng mới. Bạn có thể sử dụng trình duyệt ẩn danh hoặc tốt hơn là xóa bộ nhớ cache trên trình duyệt của bạn. Từ cách check thủ công này bạn có thể đảm bảo trang web không có lỗi và thường xuyên được check lỗi. Đảm bảo rằng tất cả các chức năng trên trang web của bạn đang hoạt động; bao gồm các nút (button) không bị “liệt”, không có liên kết bị hỏng và lỗi 404, trang web không có vi-rút và phần mềm độc hại…

Đánh giá website chất lượng qua tốc độ tải trang web

Một yếu tố quan trọng khác để đánh giá một trang web hoạt động tốt là tốc độ của nó. Các trang web phải được tải nhanh, bởi vì, các trang tải chậm dẫn đến tỷ lệ thoát cao. Theo các nghiên cứu, người dùng không chờ quá 3 giây để tải trang web và nếu bạn không muốn mất đối tượng, hãy kiểm tra tốc độ trang web của bạn thường xuyên.

GTMetrix là một công cụ miễn phí mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra tốc độ trang web của mình một cách hiệu quả.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ trang web của bạn; có thể là do thiết kế chưa được tối ưu hóa làm chậm website hoặc do code web có đôi chút vấn đề. Hoặc do tốc độ mạng bị ảnh hưởng. Hãy sớm tìm ra nguyên nhân và sửa chữa!

Bảo mật trang web là yếu tố để đánh giá website có đáng tin cậy không

Các trang web an toàn hiện nay phải bắt đầu bằng https. Nếu bạn muốn kiểm tra trang web có được bảo vệ hay không, hãy nhìn vào phía bên trái của URL.

Đánh giá khả năng tương thích đa nền tảng

Khả năng tương thích đa nền tảng có nghĩa là trang web có thiết kế đáp ứng tương thích với tất cả các thiết bị mới nhất. Do đó khi thiết kế, hãy phát triển website của bạn trên từng nền tảng, chẳng hạn như các loại điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay và máy tính để bàn khác nhau.

Tương thích với nhiều trình duyệt khác nhau

Đừng chỉ sử dụng một trình duyệt để truy cập website. Thực hiện kiểm tra cho các trình duyệt khác nhau để tìm ra các lỗi khi hiển thị và sử dụng bởi có sự khác biệt giữa các trình duyệt. Bạn có thể sử dụng các trình duyệt phổ biến để check như: Chrome, Firefox, Safari, Internet Explorer và Edge.

Đánh giá độ tin cậy của trang web

Một trang web đáng tin cậy có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là khách hàng tiềm năng của bạn truy cập trang web của bạn phải cảm thấy mình có thể tin tưởng đối với thông tin và hoạt động của website. Đây là vài mẹo dành cho bạn:

Nêu rõ mô tả công ty, giá trị và dịch vụ do website cung cấp.

Có một chat-bot hoặc hình thức liên lạc dễ dàng truy cập.

Tránh các yêu cầu đăng ký không cần thiết và loại bỏ các trường bắt buộc.

Thêm chức năng đánh giá và lời nhận xét của khách hàng của bạn.

Cung cấp tất cả thông tin liên lạc của chủ sở hữu website.

Nếu bạn có bất kỳ tin tức hoặc bài đăng báo chí phản hồi tích cực nào về công ty của bạn, hãy xuất bản nó trên trang web.

Công ty của bạn từng đạt giải thưởng và thành tích? Hãy giới thiệu để khách hàng của bạn biết về điều đó.

Bạn cũng xây dựng các sự kiện? Hãy thông báo lên trang web.

Nêu tất cả các chính sách của website.

Tránh các thủ thuật SEO mũ đen gây hại.

Tên miền tương ứng với thương hiệu đang xây dựng.

Tránh trùng lặp nội dung.

Cập nhật trang web của bạn thường xuyên.

Hãy chắc chắn rằng công ty có nhân viên QA có trình độ cao.

Đảm bảo rằng website có các nút CTA (kêu gọi hành động).

Cuối cùng hãy luôn kiểm tra để website đảm bảo nguyên tắc về chất lượng của Google.

Như bạn nhận thấy, bạn không cần phải có bất kỳ kỹ năng kỹ thuật nào để kiểm tra chất lượng trang web của mình. Các để đánh giá một website khá là đơn giản. Xuất bản một trang web chất lượng đòi hỏi thời gian và nỗ lực. Tuy nhiên, chỉ chọn một vài yếu tố chính để tập trung phát triển là không đủ, hãy cố gắng đảm bảo tất cả các yếu tố. Tất cả sẽ giúp bạn tăng lợi nhuận của mình trong tương lai

Công Cụ Đánh Giá Website, Phân Tích Website Hiệu Quả Nhất

Các công cụ đánh giá website, phân tích website hiệu quả nhất

Google Analytics

Chắc hẳn khi nhắc đến kênh tìm kiếm phổ biến nhất thì đáp án chắc chắn chính là Google, do đó Google Analytics là công cụ phân tích website hàng đầu dùng để đánh giá website. Nó có thể tạo ra các bảng thống kê từ tổng quát đến chi tiết như lượt view trang web, thời gian ở lại web, tỷ lệ thoát trang, tỷ lệ phản hồi… trên website chỉ định. Việc sử dụng nó cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng địa chỉ email dùng để quản trị website đăng ký tài khoản với Google, sau đó chọn chọn Access Google Analytics thì hệ thống sẽ tự động dẫn bạn đến phần phân tích. Vậy là bạn có thể dễ dàng nhìn thấy mọi số liệu phân tích bạn cần cho website.

Google Webmaster

Bên cạnh người anh em Google Analytics, Google còn có một công cụ miễn phí và hoạt động hiệu quả không kém, đó chính là Google Webmaster. Người ta thường nhầm lẫn hai công cụ này với nhau. Trên thực tế, Google Analytics sẽ tập trung phân tích website và đo lường số người truy cập, còn Google Webmaster sẽ cho bạn thấy đánh giá của công cụ tìm kiếm đối với “sức khỏe” website của mình, từ đó có biện pháp tối ưu hóa chúng tốt hơn. Cụ thể, chúng sẽ báo cáo cho bạn những thông tin về lỗi server cũng như lỗi 404, thêm sitemap, ẩn link trên website…

Alexa

Alexa dù là một công cụ tìm kiếm nhưng người ta sử dụng chủ yếu để theo dõi thứ hạng trên website, thể hiện cho bạn thấy độ phổ biến của website bạn, cho biết chính xác lượng truy cập trang web sau đó thống kê và phân tích một cách tự động. Một điểm mạnh của Alexa chính là có thể đo lường những website khác, đặc biệt là website mà bạn muốn cộng tác hay website của đối thủ. Trong Alexa còn có một thang đo gọi là Alexa Rank, kết hợp đánh giá từ Page Views và số lượng Reach. Chỉ số này là thước đo ghi nhận sư đóng góp thiết thực của các webmaster với cộng đồng và là cơ sở giúp người quản trị website một cách hiệu quả.

KissMetrics

Kissmetircs là công cụ giúp bạn phân tích thói quen của người tiêu dùng trên các website bán hàng. Từ các số liệu phân tích trên, bạn có thể tìm ra giải pháp bán hàng hiệu quả nhất. Hay nói cách khác, Kissmetric giống như một phần kỹ thuật chuyên sâu hơn của Google Analytics “Google Analytics cho bạn biết điều gì đang xảy ra. Kissmetrics cho bạn biết ai đứng sau điều đó”. Nó không hề giới hạn số lượng báo cáo, giới hạn các thử nghiệm A/B, phân đoạn dữ liệu… và giúp bạn biết cụ thể giá trị của người dùng truy cập website.

Ahrefs

Ahrefs là một trong những công cụ hỗ trợ SEO tốt nhất hiện nay, tập trung vào phân tích backlink của website để từ đó đưa ra những chiến lược marketing phù hợp, được nhiều người làm marketing sử dụng. Ngoài ra thì Ahrefs cũng đang phát triển nhiều tính năng khác như theo dõi keywords, theo dõi traffic cũng như đưa ra những gợi ý để bạn có thể cải thiện chất lượng website, từ đó nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.

Ahrefs dễ sử dụng, chỉ cần đăng ký tài khoản, đăng nhập và nhập url cần kiểm tra vào thanh tìm kiếm, mọi thông tin của website đều được trả về. Thử kiếm tra một website như hình dưới.

Semrush

Bugnet

Bugnet là một công cụ lập trình được Microsoft giới thiệu nhằm mục đích rà soát lỗi cho những website, chương trình được viết bằng ngôn ngữ .NET hay C#, với nhiều tính năng hỗ trợ mạnh mẽ, Bugnet được cho rằng có thể phát hiện và thông báo hầu hết các lỗi thường gặp hiện nay, giúp các lập trình hạn chế code lỗi cũng như tối ưu hệ thống được tốt nhất.

Các tiêu chí phân tích, đánh giá website

Nội dung tối ưu SEO

Nội dung mang lại giá trị thiết thực

Nội dung không thể gọi là “vàng” nếu nó không mang lại giá trị thiết thực cho người đọc. Có rất nhiều người viết nội dung bị sa đà vào việc viết nội dung sao cho đủ từ khóa, đủ độ dài… nhưng lại không chú ý tính chất nội dung của mình liệu đã trôi chảy, mạch lạc, thậm chí có phải là độc đáo duy nhất, và nên tránh đừng để Google đánh dấu nội dung của bạn là spam từ trang web khác. Nội dung càng đánh trúng nhu cầu người dùng, họ sẽ càng ở lại trên website lâu hơn, từ đó điểm website trên các công cụ phân tích cũng sẽ tăng đáng kể. Những thông tin thể hiện trên website, đặc biệt là thông tin sản phẩm của các trang web bán hàng trực tuyến cần phải sát với sản phẩm thực tế, không nên phóng đại quá mức.

Website nên hướng đến chia sẻ mạng xã hội

Có thể bạn chưa biết rằng mạng xã hội là yếu tố giúp website cộng thêm điểm trên công cụ tìm kiếm. Do đó, thiết kế web mona nhận định rằng website càng tích hợp chặt chẽ với mạng xã hội, công cụ phân tích website sẽ dễ dàng cho điểm web của bạn cao hơn hẳn những web khác. Hơn nữa từ mạng xã hội, bạn có thể thu hút vô số người truy cập về website của mình. Để một website hướng mạng xã hội, bạn cần xây dựng domain mô tả rõ ràng và hạn chế ký tự, phải nhúng link mạng xã hội vào nơi dễ nhìn thấy trên website và add – on của mạng xã hội nên được tích hợp đầy đủ.

Tốc độ tải trang

Để công cụ đánh giá website đánh giá tốt, tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng, bởi nó phản ánh về chất lượng website cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người truy cập web. Rõ ràng một website load quá lâu sẽ khiến tỷ lệ người ở lại hay đánh giá website giảm sút. Công ty thiết kế website nhập hàng cho biết rằng, phần lớn khách hàng khi cần sử dụng dịch vụ đặt hàng họ sẽ lập tức thoát ra ngoài nếu phải chờ quá 5s. Chính vì vậy nhằm tối ưu hóa tốc độ tải web, bạn nên bắt đầu từ khi mới xây dựng website, chẳng hạn như chọn dịch vụ hosting uy tín, cài đặt plugin phù hợp, tối ưu hóa mã code hay mã CSS … Công việc này là công việc nên đầu tư dài hạn nếu bạn không muốn phải thường xuyên vá lỗi tải trang, kéo theo thứ hạng website tuộc dốc trầm trọng.

Cách Tạo Đánh Giá Trang Website WordPress

Nếu bạn muốn biết cách tạo một trang web đánh giá WordPress nhưng không chắc chắn bắt đầu từ đâu hoặc như thế nào, hãy đọc tiếp lộ trình năm bước của chúng tôi dưới đấy:

Điều gì làm cho một Web đánh giá tốt?

Khi nói đến việc tạo ra một Web đánh giá tốt, xuất bản nội dung chất lượng cao là chìa khóa. Đánh giá của bạn cần phải được viết tốt, nhiều thông tin và hấp dẫn . Nếu bạn muốn người đọc bị thu hút khi đọc một trong những đánh giá của bạn – bạn sẽ cần nỗ lực để hoàn thiện kỹ năng viết của mình.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu những đánh giá đầu tiên, bạn sẽ cần đặt nền móng cho trang web mới của mình. Do đó, các yếu tố mà bạn cần là:

Máy chủ web tốt có thể cung cấp cho bạn hiệu suất đáng tin cậy.

Các plugin bảo mật sẽ bảo vệ trang web của bạn khỏi các cuộc tấn công độc hại.

Một bộ nhỏ các trang cần thiết đi cùng với đánh giá của bạn .

Hãy tìm hiểu chúng! Và việc quản lý Web đánh giá của bạn sẽ (tương đối) đơn giản. Nếu không , các cơ hội tạo Websote đánh giá thành công của bạn sẽ bị giảm nghiêm trọng.

Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ đề cập đến việc chọn nền tảng tốt nhất cho trang web của bạn, thiết kế đúng, công cụ bổ sung nào để cài đặt và cuối cùng là cách xuất bản nội dung và tăng lượng khán giả của bạn.

Cách tạo đánh giá trang Website WordPress

Tạo một trang web mới, có thể là có một sự khó khăn đối với bạn. Tuy nhiên, bằng cách làm theo hướng dẫn năm bước này để bắt đầu một Web đánh giá WordPress, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn và tiếp tục khởi chạy trang web mới của mình.

Bước # 1: Chọn tên miền, máy chủ lưu trữ phù hợp và cài đặt WordPress

Khi bắt đầu viết Web đánh giá WordPress, bước đầu tiên là chọn một công ty để lưu trữ trang web của bạn . Có vô số tùy chọn để lựa chọn, tuy nhiên, sau khi xem xét, chúng tôi muốn đề xuất cho bạn lựa chọn này : SiteGround

SiteGround không chỉ cung cấp dịch vụ lưu trữ web chất lượng cao, mà với các gói bắt đầu từ khoảng 4 đô la mỗi tháng , chúng cũng có giá rất phải chăng. Hơn nữa, SiteGround sẽ đảm nhiệm việc cài đặt WordPress cho bạn, đồng thời cung cấp đăng ký tên miền và hỗ trợ khách hàng ấn tượng.

Với một tên miền và cài đặt WordPress được lưu trữ hoàn toàn mới, giờ đây bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo đánh giá trang Website WordPress. Hãy chuyển sang bước số hai.

Bước # 3: Cài đặt các plugin WordPress thiết yếu

Với bước này, một số loại plugin khác, bạn chắc chắn nên xem xét cài đặt trên Web đánh giá của mình bao gồm:

Một hộp đánh giá plugin. WP Product Revew sẽ là nhân tố giúp hoạt động của plugin này tuyệt vời hơn. Đây là một hộp đánh giá mà plugin này cho phép bạn tạo (về cơ bản, ý tưởng là có các hộp như thế bên dưới các đánh giá cá nhân của bạn; những hộp đó có thể được Google chọn – nội dung của chúng có thể được hiển thị cùng với danh sách Google tiêu chuẩn khác của bạn):

Một plugin bảo mật đáng tin cậy như WordFence .

Một plugin sao lưu mạnh mẽ như UpdraftPlus miễn phí .

Có nhiều hơn nữa bạn có thể làm để cải thiện bảo mật WordPress . Tuy nhiên, việc cài đặt các plugin trên sẽ đưa bạn đến gần hết.

Bước # 4: Tạo các trang thiết yếu

Trước khi bạn bắt đầu xuất bản đánh giá trên trang web mới của mình, có một vài trang bạn nên tạo trước. Bằng cách dành thời gian để xuất bản những trang WordPress thiết yếu mà mọi trang web nên có, bạn có thể giúp làm cho Web của mình xuất hiện đáng tin cậy hơn và phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn. Rốt cuộc, nếu bạn muốn độc giả của bạn nghiêm túc đánh giá và làm theo lời khuyên của bạn, bạn sẽ cần đảm bảo trang web của bạn có tất cả thông tin mà họ sẽ mong muốn tìm thấy.

Bằng cách xuất bản một trang : bản đồ trang web, trang bắt đầu, trang từ chối và trang liên hệ trên Web đánh giá của bạn, bạn sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về bạn và tìm thấy tất cả thông tin khác mà họ sẽ cần để có được thông tin về trang web của bạn.

Bước # 5: Bắt đầu xuất bản nội dung tuyệt vời!

Cùng với việc thiết kế một Web đánh giá WordPress phong cách được đóng gói với nội dung có giá trị cao, bạn cũng sẽ phải có một cách tiếp cận chủ động đối với việc quảng bá và tiếp thị trang web của bạn về nội dung của nó. Những gì bạn làm ngoài trang web của bạn có thể cũng quan trọng như những gì bạn làm trên đó.

Để giúp bạn bắt đầu với khía cạnh này khi chạy Web đánh giá WordPress thành công, đây là một số công cụ và mẹo bạn cần xem xét:

Sử dụng plugin Revive Old Post WordPress để tự động hóa tiếp thị truyền thông xã hội.

Thực hiện chiến lược nội dung blog để tăng lượng khán giả của bạn thông qua tiếp thị nội dung.

Cài đặt các công cụ tiếp thị tốt nhất cho WordPress trên trang web của bạn.

Điều này sẽ giúp bạn tạo nội dung sẽ thúc đẩy lưu lượng truy cập, quảng bá trang web của bạn hiệu quả và hiểu rõ hơn đối tượng của bạn.

Phần kết luận

Bây giờ bạn có tất cả thông tin bạn cần để tạo đánh giá trang Website WordPress. Tất cả những gì còn lại mà bạn phải làm là hành động và bắt đầu xuất bản các đánh giá trên trang web của bạn, sau đó hãy quảng bá nó! Làm cho bất kỳ loại trang web nào thành công là một quá trình lâu dài vì vậy đừng bỏ cuộc nếu bạn không thấy kết quả ngay lập tức, hãy kiên trì!

Để tóm tắt lại, trong hướng dẫn này về cách tạo đánh giá trang Website WordPress, chúng tôi đã đề cập tới:

Chọn một máy chủ web chuyên nghiệp , đăng ký một tên miền và sau đó cài đặt WordPress.

Cài đặt các plugin WordPress thiết yếu.

Tạo các trang quan trọng mà trang web của bạn sẽ cần.

Bắt đầu xuất bản nội dung tuyệt vời!

Công Cụ Đánh Giá Website Google Analytics

Google Analytics là một ứng dụng của Google giúp bạn thống kê website hay blog. Với những số liệu thông kê phong phú và chi tiết – đây là một dịch vụ đánh giá web miễn phí tốt nhất, cho kết quả đảm bảo với độ tin cậy cao.

Để sử dụng hiệu quả nhất Google Analytics chúng ta cần nắm rõ một vài thuật ngữ, công dụng của các công cụ của ứng dụng.

Referral Traffic: Lưu lượng truy cập gián tiếp thông qua backlink được trỏ từ 1 site khác tới site bạn.

Direct Traffic: Lưu lượng truy cập trực tiếp.

Organic Search Traffic: Lưu lượng tìm kiếm cơ bản, lưu lượng tìm kiếm không có sự can thiệp của nhà cung cấp SE.

Pages/Visit: Số trang/truy cập tỷ lệ với bố cục trang và khả năng thu hút điều hướng khách truy cập của site đến các trang khác.

Bounce Rate: Tỉ lệ lượng truy cập rời khỏi site ngay trang đầu tiên họ vào, đồng nghĩa tỉ lệ nghich với chất lượng bài viết của bạn.

New Visit: Lưu lượng truy cập mới.

Average Time On Site: Thời gian truy cập trên site tỷ lệ thuận với chất lượng bài viết và tỷ lệ nghịch với Bounce Rate.

(1) Khi set up Google Analytics bạn sẽ cần cài đặt 1 đoạn code Javascript vào website của bạn. Đoạn code này hiện diện ở trang web nào của website bạn thì nó có thể thu thập các data ở trên trang đó.

(2) Khi người dùng truy cập vào website thông qua các thiết bị như máy tính, điện thoại bằng các trình duyệt thì lúc này một số thông tin như việc người dùng đến từ đâu, sử dụng trình duyệt gì, thiết bị gì để truy cập, v.v… sẽ được thu thập. Một số website cũng sẽ để lại cookies (nôm na là một file lưu trữ các hoạt động, hành vi của người dùng trên website đó) trên thiết bị của người dùng.

(3) Các thông tin thu thập được từ người dùng khi truy cập vào website, khi này là các dữ liệu thô (raw data), sẽ được đóng gói và gửi về server của Google Analytics.

(4) Khi các thông tin đã được nhận tại server thì tiếp theo các chúng sẽ được xử lý, phân tích. Đây là bước mà sẽ biến những dữ liệu thô thành thông tin mà có thể có ích cho người dùng.

(5) Sau khi các thông tin đã được phân tích, chúng sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu và được áp lên những filters, những settings do người dùng thiết lập. Một khi data đã được đưa vào database thì không thể nào thay đổi được nữa. Đó là lý do vì sao mỗi khi bạn có những thay đổi gì đó về filters, settings trên Google Analytics thì những dữ liệu cũ sẽ không thay đổi mà chỉ có dữ liệu mới nhận vào mới vậy.

(6) Lúc này các dữ liệu đã được xử lý sẽ được gửi tới phần report của Google Analytics, chính là những gì bạn sẽ thấy trên google.com/analytics.

7 sai lầm khi bạn không sử dụng công cụ đánh giá website:

1- Không sử dụng Tool Google Analytics để theo dõi và thống kê Website của bạn

Thực sự Google Analytics rất nhiều hữu dụng cho việc theo dõi, thống kê để kiểm tra sự phát triển website của bạn, biết được chiến lược và vạch ra hướng phát triển đúng đắn. Đặc biệt nó hoàn toàn miễn phí.

2- Không tìm hiểu các thông số của Google Analytics

Visit: là thống kê số lượng người truy cập.

Page View: tổng số trang, nội dung được khách xem.

Pages/Visit: số trang mà mỗi lần người dùng ghé vào thăm Site.

Bounce Rate: tỷ lệ số người khách thoát ra ngay khi vào trang mà không xem bất cứ nội dung nào. Tỷ lệ % Bounce Rate càng nhỏ thì càng tốt.

Avg.Time On Site: thời gian trung bình mà khách hàng ở lại trên Site. Thời gian này càng lớn thì chứng tỏ nội dung này có ích, điều đó rất tốt.

Traffic Sources: tìm hiểu các nguồn vào trang, đánh giá từ khóa được nhiều người tìm kiếm nhất..

3- Chỉ chú trọng số lượng Visit vào trang

Số người truy cập (Visit) cũng rất quan trọng, nhưng chúng ta cần chú ý đến 1 vài yếu tố khác, như:

Nếu Visit thấp nhưng đa phần thông qua các công cụ tìm kiếm (% Search Engine cao) và % lượng truy cập vào từ khóa của bạn. Thì bạn đang đi đúng hướng, hãy tiếp tục.

Nếu số lượng Visit của bạn cao nhưng số lượng họ xem (Pages/visit) và tỷ lệ họ vào trang mà không đọc bài nào (Bounce Rate) cao thì phải xem lại. Một là Site của bạn không hấp dẫn, hai là nội dung họ tìm kiếm không có trong Site của bạn.

Vì vậy, bạn cần tổng hợp tất các yếu tố để đành giá và đưa ra một kết luận cụ thể, đặt ra những kế hoạch để đẩy mạnh phát triển website của bạn.

4- Chỉ xem những thông số cơ bản trên Google Analytics

Ngoài những thông số trên bạn nên quan tâm tới các thông số sau:

Traffic Sources: phần này cung cấp cho bạn biết trình duyệt nào người dùng hay dùng nhất, truy cập trực tiếp (Direct Traffic) hay qua các công cụ tìm kiếm (Search Engine), đặc biệt bạn chú ý đến các từ khóa (Keywords) người dùng hay tìm kiếm nhất.

Goals: phần này giúp bạn đặt mục tiêu phát triển các thông số hàng tuần hay hàng tháng.

5- Không sử dụng Google Analytics để đo lường hiệu quả của chiến lược

Sử dụng Traffic Sources để trả lời các câu hỏi:

Những người tới thăm Website của bạn tăng lên là do những nguồn nào?

Họ đến từ đâu?

Họ có phải là khách hàng thường xuyên không?

6- Không nhìn vào Google Analytics dưới con mắt kinh doanh

Đánh giá từ khóa mà người dùng có khả năng tìm kiếm cao nhất.

Kinh doanh trực tuyến đòi hỏi phải có một chiến lược định hướng khách hàng.

7- Không biết cách cải thiện tình hình từ các thông số Google Analytics

Trong công cụ này cung cấp cho bạn những thông số:

Khách hàng tiềm năng.

Điều gì họ trông chờ ở bạn.

Làm thế nào để họ tìm thấy bạn.

Mốt số hình ảnh về Google Analytics:

Từ Việt Nam hay các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới, chỉ cần bạn có trang web thì hãy theo dõi thống kê bằng Analytics là hợp lý nhất vì là công cụ xuất thân từ google nên sẽ sát thực với website của chúng ta với công cụ tìm kiếm.

Đẳng cấp của google không dừng lại ở báo cáo tìm kiếm từ tự nhiên hay trả phí hoặc liên kết từ các đối tác tìm kiếm khác, mà còn có: Email, mạng xã hội, liên kết website khác, diễn đàn, hoặc các trang thông tin domain, … G oogle còn phân tích sự tương thích với các thiết bị di động, máy tính bảng, máy tính để bàn, và bao nhiêu % đến từ các thiết bị…

Từ khóa là đánh giá cần thiết nhất cho một website, thế nên các bạn hãy dựa vào công cụ đánh giá của Nếu tinh tế một tí thì các bạn có thể thừa sức một mình đạo diễn google analytics và phát triển cho mình một website thật tốt có pageranks cao. SEO tự do cho website của mình một cách bài bản.

Bạn SEO tốt thì hãy gắn links từ các trang mạng xã hội về, nó giúp bạn tăng Rank nhanh hơn, tiếp cận nhiều nguồn like và sẽ tiếp cận nhiều khách hạng, đa dạng tìm kiếm hơn.