Học phần: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC.A. MỤC TIÊU HỌC PHẦN 1. Kiến thức – Nắm vững những khái niệm cơ bản về kiểm tra, đánh giá, nguyên tắc,loại hình, nội dung và kĩ thuật đánh giá kết quả học tập – Tiếp cận những văn bản của Bộ GD và ĐT quy định về việc đánh giá đối với bậc tiểu học. 2. Kĩ năng – Hình thành những kĩ năng cơ bản trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu học tập ở tiểu học như ra đề, soạn bài tập, xây dựng câu trắc nghiệm, chấm bài, nhận xét, cho điểm. – Biết cách thành lập hồ sơ,tính điểm tổng hợp, ghi nhận xét về học lực và hạnh kiểm của học sinh. – Rèn kĩ năng theo dõi, quan sát hành vi của học sinh trong học tập và sinh hoạt tập thể. – Biết cách xếp loại học lực, hạnh kiểm, ghi học bạ. 3. Thái độ – Trân trọng kết quả học tập của học sinh, theo dõi các hoạt động đánh giá ở tiểu học một cách hệ thống, khoa học. – Khách quan, công bằng, đúng mực trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. – Tích cực đấu tranh phê phán những biểu hiện, hành vi tiêu cực trong lĩnh vực kiểm tra, thi cử ở trường tiểu học nói riêng và xã hội nói chung.Nghiêm túc, trung thực trong quá trình học tập và thi cử ở trường.B. NỘI DUNG HỌC PHẦNBài 1: Một số khái niệm cơ bản và chức năng của đánh giá kết quả học tập ở tiểu họcA. Mục tiêu 1. Kiến thức – Trình bày các khái niệm về đánh giá kết quả học tập. – Nhận diện và giải thích vai trò và chức năng của đánh giá kết quả học tập đối với quá trình dạy học. 2. Kĩ năng – Áp dụng những hiểu biết về khái niệm về đánh giá để phân loại các mẫu kiểm tra, đánh giá trong thực tiễn dạy học. – Xem xét, đánh giá tác dụng và vai trò của đánh giá đối với thực tiễn dạy học ở tiểu học 3. Thái độ – Có ý thức về tầm quan trọng của đánh giá trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, nhận thức về mối quan hệ tương tác giữa đánh giá và dạy học. – Thể hiện tinh thần phê phán khoa học trong khi xem xét thực tiễn kiểm tra và đánh giá ở tiểu học.B. Nội dungI. Một số khái niệm cơ bản 1. Kiểm tra Là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá.
Trong ba lĩnh vực mục tiêu này, mục tiêu nhận thức thường chiếm vị trí cốt lõi trong các nội dung kiểm tra kết quả học tập. Theo Bloom, trong linhc vực nhận thức có sáu mức độ khác nhau, mỗi mức độ được thể hiện bởi một số khả năng và kĩ năng riêng biệt như sau: Biết; thông hiểu; ứng dụng; phân tích; tổng hợp; đánh giá. 1.3. Kết quả học tập cần đánh giá Sơ đồ diễn giải kết quả học tập cần đánh giá ở tiểu học:
Các kết quả học tập chuyên biệt(Các loại khả năng/ kĩ năng của học sinh mà chúng ta sẵn sàng chấp nhận như chứng cứ cho việc thực hiện được các mục tiêu đã đề ra)
Chưa thực hiện đầy đủ (CĐ)Nếu học sinh chưa thực hiện đầy đủ các nội dung quy định bên thì giáo viên cần ghi nhận xét cụ thể, rõ ràng những điểm các em chưa thực hiện được Cuối học kì I
Cuối năm học.
– Sau mỗi tiết hay phần bài học, Gv đưa nhận xét chung (hoàn thành, giỏi…) kèm với những chứng cứ về điều HS đã làm được và chưa làm được. – Khi đưa ra nhận xét tổng quát vào cuối HKI hoặc cuối năm học, ngoài xếp loại hoàn thành hoặc chưa hoàn thành, GV dựa vào các ghi nhận cụ thể có dược trong năm một cách khái quát về những hành vi HS thường làm thành những nhận định tổng quát về phẩm chất và năng lực của HS.* Những lưu ý: – Không hình dung rõ ràng những yêu cầu cần quan sát khi tiến hành giờ học thuộc môn học đánh giá bằng nhận xét. – Chỉ ghi nhận bằng các dấu mà không kèm theo những chứng cứ về một vài biểu hiện tiêu biểu. – Ghi nhận xét kiểu: A = Hoàn thành; B = Chưa hoàn thành. – Chỉ dùng một bài kiểm tra viết hàng tháng (các môn đánh giá bằng nhận xét) rồi dựa vào đó để nhận xét. – Không ghi những nhận xét vụn vặt, thể hiện những hành vi nhất thời của học sinh vào học bạ. Ví dụ: môn Thể dục: tập đều đặn, thuộc động tác; môn TN – XH: có học bài, thuộc bài hoặc làm bài tốt – Không ghi những nhận xét chung chung như; tiến bộ; khéo tay; rèn thêm Toán; ngoan… 2. Đánh giá bằng điểm số 2.1. Đánh giá bằng điểm số là gì? Là sử dụng những mức điểm khác nhau trên một thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức và kĩ năng mà HS đã thể hiện được qua một hoạt động hoặc sản phẩm học tập. Trong thang điểm, đi kèm với các mức điểm là phần miêu tả tương ứng cho từng mức điểm (hướng dẫn chấm điểm hoặc đáp án). Những tiêu chuẩn miêu tả cho từng mức điểm là căn cứ giúp GV giải thích ý nghĩa của các điểm số.Ví dụ: thang điểm 5 cho bài tập làm văn lớp 5
Bài 7: Kĩ thuật đánh giá kết quả học tập ở tiểu học.A. Mục tiêu 1. Kiến thức – Trình bày đặc điểm và quy trình của các kĩ thuật đánh giá kết quả học tập ở tiểu học. – Nhận ra ưu điểm và hạn chế của các kĩ thuật đánh giá trong thực tế sử dụng. 2. Kĩ năng – Áp dụng những hiểu biết trên để tìm hiểu và đánh giá các mẫu bài trắc nghiệm, bài tự luận, bài thực hành trong thực tiễn dạy học. – Bước đầu biên soạn các dạng bài kiểm tra: bài tự luận, bài trắc nghiệm và bài thực hành. – Thực hành quan sát ghi nhận thông tin để đánh giá hạnh kiểm của học sinh. – Thực hành kĩ năng tổng hợp thông tin, ghi nhận xét trong học bạ và sổ liên lạc. 3. Thái độ – Có ý thức về tầm quan trọng của việc sử dụngcông cụ, kĩ thuật đánh giá phù hợp mục tiêu dạy học đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học. – Góp phần phát tiển thái độ khoa học, nghiêm túc trong xây dựng và thực hiện.I. Kĩ thuật quan sát1. Phân loại các kiểu quan sát1.1. Quan sát quá trình: là theo dõi hoặc lắng nghe học sinh đang thực hiện các hoạt động học tập.1.2. Quan sát sản phẩm: là xem xét sản phẩm học tập của học sinh sau một hoạt động. Sau khi quan sát, giáo viên nhận xét, đánh giá. Năm lĩnh vực mục tiêu có thể được đánh giá bằng phương pháp quan sát.Lĩnh vực mục tiêu Các hành vi điển hìnhKĩ năng Nói, viết, nghe, đọc, làm thí nghiệm, vẽ chơi các loại nhạc cụ, hát, múa, thể dục, kĩ năng nghiên cứu, kĩ năng tự học, kĩ năng xã hội.Thói quen học tập Sắp xếp thời gian học tập, sử dụng phương tiện có sẵn để học tập tốt, có óc sáng tạo,kiên trì, đáng tin cậy.Thái độ xã hội Quan tâm đến sự an toàn của người khác, tôn trọng của công, tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền sử hữu của người khác, có mong muốn làm việc để cho cộng đồng tập thể ngày càng tốt hơn, nhạy cảm với các vấn đề xã hộiThái độ học tập Sẵn sàng tiếp thu cái mới, nhạy cảm đối với các mối quan hệ, có óc hoài nghi khoa học (hỏi hay tự đặt câu hỏi và tìm cách trả lời).Thái độ thẩm mĩ Yêu thích thiên nhiên, nghệ thuật, yêu thích môn học,có óc thẩm mĩ, nhạy cảm với những biểu hiện của cái đẹp.
2. Cách thức quan sátNắm và thường xuyên tham chiếu nội dung hạnh kiểm và bảng hướng dẫn chi tiết về các biểu hiện cụ thể của mỗi lĩnh vực nội dung hạnh kiểm. Trên cơ sở đó giáo viên theo dõi và ghi nhận xét học sinh vào sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu họcLĩnh vực Biểu hiện cụ thể (chứng cứ)Nhiệm vụ 1: Tôn trọng người khác và có mối quan hệ cá nhân tốt.Nhận xét 1.1:– Biết kính trọng thầy giáo, cô giáo và người lớn – Lễ phép, chào hỏi thầy, cô giáo và người lớn tuổi.– Xưng hô đúng mực với thầy, cô giáo và người lớn tuổi.– Đợi đến lượt mình không cắt ngang khi người lớn đang nói chuyện.Nhậ xét 1.2-. Đoàn kết, ứng xử tốt với bạn bè – Giúp đỡ bạn bè.– Đoàn kết với bạn bè.– Ứng xử đúng mực với các bạn.Nhiệm vụ 2: Thể hiện thái độ ứng xử tích cực trong trường.Nhận xét 2.1:– Đi học đều và đúng giờ – Nghỉ học có xin phép.– Ít khi đến lớp muộn.Nhận xét 2.2:– Góp phân giữ gìn trật tự lớp học. – Tuân thủ chỉ dẫn của giáo vien trong học tập và sinh hoạt.– Giữ trật tự, chú ý nghe giảng trong lớp.Nhiệm vụ 3: Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh thân thể và hình thức của bản thân.Nhận xét 3.1:– Chú ý đến hình thức của bản thân. – Tập thể dục đều đặn.– Tự giác, tích cực trong các giừ tập thể dục.– Giữ gìn thân thể sạch sẽ.Nhận xét 3.2:– Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân. – Thực hiện vệ sinh cá nhân.– Quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.– Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống.Nhiệm vụ 4: Đóng góp vào các họt động của trường học.Nhận xét 4.1:– Tham gia các hoạt động tập thể của trường,lớp. – Tham gia đầy đủ các hoạt động tập thể của trường, lớp.– Tự giác, tích cực trong các hoạt động.– nhiệt tình, đóng góp cho các hoạt động chung.Nhận xét 4.2:– Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cá nhân, trường, lớp và nơi công cộng.Bước đầu biết thực hiện các quy tắc về an toàn giao thông và trật tự xã hội. – Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.– Giữ gìn và bảo vệ tài sản của trường.– Chấp hành các quy tắc trang trí lớp học.– Thực hiện các quy tắc về an toàn giao thông.