Cập nhật thông tin chi tiết về Cảnh Giác Với Chiêu Trò Lừa Đảo Tặng Quà Từ Nước Ngoài mới nhất trên website Beyondjewelries.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mới đây, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa bắt giữ đối tượng nữ thường giả là người nước ngoài làm quen với các nạn nhân trên mạng xã hội, sau đó ngỏ ý tặng món quà có giá trị về Việt Nam.
Cụ thể, sau khi lấy được lòng tin của nạn nhân, người này tiếp tục gọi điện thoại giả danh là hải quan, nhân viên sân bay hoặc an ninh cửa khẩu… yêu cầu các nạn nhân chuyển một khoản tiền là thuế, phí để nhận món hàng được gửi từ nước ngoài về vào tài khoản của mình. Sau khi các nạn nhân chuyển khoản, nghi phạm lừa đảo sẽ cắt đứt liên lạc.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay rất nhiều mạng xã hội đang được sử dụng công khai với số lượng người sử dụng đông đảo như Facebook, Zalo, Instagram, … đó là điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việc đăng ký và tạo lập các tài khoản một cách dễ dàng dẫn đến tình trạng rất nhiều tài khoản giả mạo, tài khoản ảo tồn tại tràn lan trên mạng xã hội, rất khó để kiểm soát và phân biệt được với các tài khoản thật.
Bằng các chiêu trò như ứng dụng lừa đảo, đường link clip, hình ảnh nóng,… các đối tượng dễ dàng đánh cắp thông tin và chiếm quyền sử dụng (hack) tài khoản của người khác. Thông qua những tài khoản giả mạo và tài khoản thật bị chiếm quyền sử dụng, các đối tượng dễ dàng lấy được lòng tin của nhiều người, sau đó hỏi mượn, vay tài sản với mục đích chiếm đoạt, phổ biến nhất là hỏi vay tiền và nhờ nạp tiền điện thoại.
Tinh vi hơn nữa, các đối tượng tạo thành một nhóm cùng đưa ra những thông tin giả một cách ăn khớp với nhau, làm cho nạn nhân không thể biết được thông tin nào là thật, thông tin nào là giả. Thực tế cho thấy, mặc dù dạng hành vi này không còn quá mới, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người trở thành nạn nhân.
Hơn thế, cận ngày Tết, nhiều người lên mạng bán hàng online với giá rẻ, hàng không bảo đảm. Thận chí, nhiều người còn không có hàng để bán nhưng vẫn đánh lừa tâm lý người mua với giá “siêu hời” và bắt cọc từ 20%-40% rồi mới chuyển hàng. Sau khi nhận được tiền, người này liền chặn mọi liên lạc với người mua.
Hành vi lừa đảo sẽ bị xử lý theo Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thu Uyên (Tổng hợp)
Cảnh Giác Với Thủ Đoạn Lừa Đảo Chuyển Quà Về Từ Nước Ngoài
Tự giới thiệu là người nước ngoài, kết bạn, liên lạc để tạo mối quan hệ với nạn nhân thông qua mạng xã hội, đến khi có được lòng tin, đối tượng hứa sẽ chuyển ngoại tệ, quà từ nước ngoài về Việt Nam và yêu cầu nạn nhân đóng phí để nhận tiền. Những thủ đoạn lừa đảo này khiến nhiều người mất cảnh giác, mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng.
Vào cuối tháng 11-2018, anh Cao Hữu Hạnh, ở phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) có kết bạn qua mạng xã hội facebook với người sử dụng tài khoản “Watteo Wyss”. Sau một thời gian nói chuyện, đối tượng đặt vấn đề muốn chuyển số tiền 40 tỷ đồng về Việt Nam theo dạng miễn trừ ngoại giao, nếu thành công anh Hạnh sẽ nhận được 40% của tổng số tiền gửi về tương đương 16 tỷ đồng. Sau đó anh Hạnh đã nhận được điện thoại từ các đối tượng xưng là nhân viên bảo mật sân bay thông báo anh Hạnh có người gửi về kiện hàng với giá trị lớn (khoảng 40 tỷ đồng tiền mặt) và đưa ra lý do để yêu cầu anh Hạnh chuyển tiền nhận hàng. Tin lời các đối tượng nói là thật, từ ngày 14 đến ngày 18-12-2018 anh Hạnh đã chuyển cho các đối tượng tổng số tiền 822 triệu đồng và sau đó bị chúng chiếm đoạt.
Tương tự, vào khoảng đầu tháng 2-2019, bà Nguyễn Thị Thanh, ở xã Hoằng Phượng (Hoằng Hóa) sử dụng mạng xã hội facebook kết bạn với 1 tài khoản có tên là Johnson Gowda. Đối tượng này giới thiệu là người Myanmar, đang công tác trong ngành quân đội với chức vụ cao. Quá trình nói chuyện làm quen, đối tượng nói với bà Thanh là tích lũy được số tiền lớn khoảng 2.500 tỷ USD và muốn mang số tiền đó về Việt Nam để đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên do đang còn công tác nên chưa mang tiền về Việt Nam được nên muốn chuyển số tiền đó về Việt Nam nhờ bà Thanh nhận hộ. Đối tượng hứa sẽ trích cho bà Thanh 10% trong tổng số tiền gửi về. Sau đó đối tượng gửi cho bà Thanh một hình ảnh có chiếc hộp to, bên trong đựng rất nhiều tiền đô la nói đó là số tiền sẽ gửi về cho bà Thanh và cho mật khẩu để mở hộp khi nhận được. Do tin tưởng lời đối tượng nói là thật bà Thanh đã cho đối tượng địa chỉ để gửi quà về. Sau đó, có một số đối tượng nữ giới, tự xưng là nhân viên sân bay gọi điện thông báo là bà Thanh có hàng của ông Johnson Gowda gửi. Vì món hàng có giá trị rất lớn yêu cầu bà Thanh chuyển các khoản tiền lệ phí. Từ ngày 27-2 đến ngày 28-3-2019, bà Thanh liên tục chuyển khoản 9 lần cho các đối tượng với tổng số tiền trên 1,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền, bà Thanh đã không nhận được hộp quà như đối tượng hứa. Phát hiện mình bị lừa, bà Thanh đã đến cơ quan công an để tố giác tội phạm.
Bài và ảnh: Quốc Hương
Cảnh Giác Với Thủ Đoạn Lừa Đảo Tặng Tiền, Quà Có Giá Trị Từ Nước Ngoài
Bạn đã bao giờ kết bạn với người lạ từ nước ngoài? Bạn được người bạn đó hứa gửi quà, tiền bạc, trang sức giá trị cao về Việt Nam? Nếu bạn đang gặp tình huống tương tự, hãy đề cao cảnh giác vì rất có thể bạn đang rơi vào bẫy của một chiêu thức lừa đảo xuyên quốc gia vô cùng tinh vi.
Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng này sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Whatsapp, Skype, chúng tôi Two,Dating … làm quen, kết bạn yêu đương, hứa kết hôn và bảo lãnh đi các nước phát triển như Anh, Đức Pháp, Mỹ,, Ý, Canada, Úc, sau đó thân thiết hơn thì ngỏ ý gửi tặng quà, nhờ nhận hộ hàng hóa có giá trị lớn trong các bưu gửi đó có kèm tiền mặt, vàng, ngoại tệ….để mua bất động sản, chung cư, nhà hoặc đầu tư tại Việt Nam, hợp tác làm ăn hoặc có nhã ý hỗ trợ; sau đó chúng cho người đóng giả là nhân viên giao nhận hàng, hải quan, thuế vụ… thông báo thùng quà biếu bị tạm giữ vì trong đó có nhiều ngoại tệ, hàng hóa có giá trị vi phạm pháp luật tại Việt Nam… nhân viên Việt nam này sẽ dọa dẫm và yêu cầu phải nộp thuế, lệ phí để nhận hàng tránh bị phạt hoặc lo thủ tục Hải Quan, Công An, Thuế Vụ. Sau đó các đối tượng giả danh câu kết giữa người Việt và người nước ngoài này, sẽ đưa cho nạn nhân số tài khoản ngân hàng để nộp tiền, khi nạn nhân nhận ra vấn đề thì đã muộn
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, việc kết nối giữa con người chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Thông qua các phương tiện mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Zalo, Viber, Messenger…, các đối tượng này sẽ tự giới thiệu mình là người nước ngoài, kết bạn tạo mối quan hệ với nạn nhân. Khi đã có được lòng tin, những đối tượng này hứa sẽ chuyển ngoại tệ, quà giá trị cao từ nước ngoài về Việt Nam và yêu cầu nạn nhân đóng một khoản tiền để nhận quà.
Đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết pháp lý của người dân, những thủ đoạn lừa đảo này đã khiến nhiều người mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng.
“Vào cuối tháng 11-2018, anh Cao Hữu Hạnh, ở phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) có kết bạn qua mạng xã hội facebook với người sử dụng tài khoản “Watteo Wyss”. Sau một thời gian nói chuyện, đối tượng đặt vấn đề muốn chuyển số tiền 40 tỷ đồng về Việt Nam theo dạng miễn trừ ngoại giao, nếu thành công anh Hạnh sẽ nhận được 40% của tổng số tiền gửi về tương đương 16 tỷ đồng. Sau đó anh Hạnh đã nhận được điện thoại từ các đối tượng xưng là nhân viên bảo mật sân bay thông báo anh Hạnh có người gửi về kiện hàng với giá trị lớn (khoảng 40 tỷ đồng tiền mặt) và đưa ra lý do để yêu cầu anh Hạnh chuyển tiền nhận hàng. Tin lời các đối tượng nói là thật, từ ngày 14 đến ngày 18-12-2018 anh Hạnh đã chuyển cho các đối tượng tổng số tiền 822 triệu đồng và sau đó bị chúng chiếm đoạt.” ( Nguồn: baothanhhoa.vn)
Đây chỉ là một ví dụ điển hình trong số rất nhiều trường hợp bị lừa đảo bởi phương thức lừa đảo này. Tuy không phải tất cả các bưu phẩm gửi từ nước ngoài về Việt Nam đều là lừa đảo. Nhưng bạn cần hết sức cảnh giác khi nhận những bưu phẩm có dấu hiệu như sau:
Trường hợp cảnh báo lừa đảo 1: Người gửi quà là người nước ngoài, mới quen qua mạng xã hội Facebook, Tinder, Twoo
Các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội thường là một nhóm người cấu kết với nhau, có sự phân công vai trò, nhiệm vụ chặt chẽ giữa các đối tượng ngoài nước và trong nước. Các đối tượng nước ngoài thường lập trang mạng xã hội giả với chân dung, thông tin là các quân nhân Mỹ đang chiến đấu tại các nước Afghanistan, Syria, Canada, Anh UK, Pháp, Đức, Bỉ… hoặc lấy danh nghĩa là các doanh nhân, nhà kinh doanh lớn giàu có. Sau khi chủ động kết bạn, làm quen với một số phụ nữ bất kỳ, sau đó những người này sẽ tán tỉnh, yêu đương và đưa ra ý định muốn kết hôn với bị hại (chủ yếu là phụ nữ độc thân và bà mẹ đơn thân). Hoặc là nói bản thân có nhiều tài sản lại không có người thân thích, không may bị chết ở chiến trường sẽ bị tịch thu số tài sản trên nên muốn gửi về Việt Nam để đầu tư kinh doanh hay làm từ thiện… và muốn nhờ bị hại nhận tiền giúp. Để lấy lòng tin của bị hại, chúng yêu cầu bị hại cung cấp thông tin cá nhân về tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại…
Trường hợp cảnh báo lừa đảo 2: Thùng quà gửi về Việt Nam gồm tiền, trang sức đắt tiền, vàng, bạc, mỹ phẩm,..
Trường hợp lừa đảo 3: Địa chỉ chuyển đến và địa chỉ người nhận thường cách rất xa.
Nếu người nhận có địa chỉ ở Miền Nam thì hàng sẽ được thông báo là ở sân bay Nội Bài (Hà Nội) và ngược lại bạn ở Miền Bắc thì hàng sẽ được thông báo là đã đến sân bay Tân Sơn Nhất(TP. Hồ Chí Minh).
Trường hợp lừa đảo 4: Có người gọi cho bạn đóng tiền thuế hải quan và tiền phạt
Sẽ có người liên với bạn yêu cầu đóng tiền thuế hải quan, tiền phạt vì soi thấy có tiền, trang sức, vàng bạc…Đặc biệt, chúng rất am hiểu, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin. Thủ đoạn của chúng khá tinh vi, chúng thường sử dụng tài khoản mạng xã hội ảo, SIM “rác” hoặc gọi điện qua các phần mềm chat…
Trường hợp lừa đảo 5: Chuyển khoản vào tài khoản cá nhân
Trường hợp lừa đảo 6: Nếu bạn không gửi họ sẽ gửi trả lại hàng hoặc sẽ bị tịch thu
Theo nguyên tắc vận chuyển thì hàng sẽ gửi trả lại người gửi, khi người nhận từ chối nhận….
“Ngày 3.4, bà T, đang công tác tại một trường tiểu học trên địa bàn chúng tôi Rang – Tháp Chàm đã đến khai báo với Cơ quan CSĐT Công an chúng tôi Rang – Tháp Chàm về việc bị lừa mất số tiền 450 triệu đồng.
Theo bà T, sáng ngày 3.4, trong thời gian làm việc tại trường bà nhận được cuộc điện thoại gọi vào máy bàn của trường, đầu dây tự xưng là nhân viên bưu điện nói bà T có một bưu phẩm hiện đang ở Đà Nẵng.
Sau khi chuyển tiền xong, biết mình bị lừa, bà T chạy vào ngân hàng nhờ phong tỏa tài sản nhưng không kịp; số tiền bà T chuyển đã bị đối tượng rút ngay lập tức.” (Theo báo https://thanhnien.vn/)
Mặc dù đây là thủ đoạn lừa đảo không mới nhưng nhiều người dân vẫn thiếu cảnh giác, bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Giả danh các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cài đặt số điện thoại ảo
Để tăng độ đáng tin các nhóm đối tượng sử dụng công nghệ cao có khả năng cài đặt số điện thoại “ảo”, khiến cho điện thoại của nạn nhân hiện ra số điện thoại của ngành công an hoặc tòa án. Người dân tra lại số đúng với thực tế, nên tin đây là cuộc gọi thực sự từ cơ quan chức năng, và cung cấp mật khẩu, OTP cho kẻ lừa đảo. Một số kẻ gian thậm chí lập số điện thoại gần giống hotline của ngân hàng. Khi khách hàng gọi tới, chúng cho chuyển hướng cuộc gọi đến tổng đài chính thức của ngân hàng, theo dõi cuộc gọi và lấy dữ liệu thông tin khách hàng để thực hiện lừa đảo.
Tài khoản yêu cầu chuyển tiền là tài khoản cá nhân
Khi thấy dấu hiệu lừa đảo, đừng vội hoang mang. Hãy liên hệ với cơ quan công an để xác nhận lại và nhờ giúp đỡ. tuyệt đối không làm theo các yêu cầu chuyển khoản hoặc lấy số điện thoại chúng cho trước để đăng ký Internet banking.
Để bảo vệ quyền lợi và tránh thiệt hại cho khách hàng của mình, Tập đoàn Bưu chính Việt Nam (VNPT) có một số cảnh báo về dấu hiệu nhận biết cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo và biện pháp phòng tránh: 1. Các cuộc gọi, tin nhắn quốc tế sẽ được hiển thị (+) hoặc 00 ở trước các số điện thoại tiếp theo. Hai số tiếp theo không phải là 84 (mã nước Việt Nam). 2. Các cuộc gọi lừa đảo thường được thực hiện dưới dạng nháy máy hoặc có kết nối thời lượng rất ngắn có nội dung thông báo có bưu phẩm và yêu cầu người dùng gọi lại hoặc bấm các số theo hướng dẫn. 3. Người dùng không gọi lại những số máy xuất hiện ở những cuộc gọi nhỡ, gọi đến, tin nhắn có dấu hiện như trên. Chỉ nên gọi đi quốc tế khi biết chắc chắn đó là số điện thoại của người thân ở nước ngoài. 4. Đối với các cuộc gọi giả danh công an, viện kiểm sát, ngân hàng hoặc bưu điện thông báo có quà… tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào.
Khi bị lừa đảo qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Tinder, Twoo thì cần thu thập thông tin gì?
Khi bị lừa đảo qua mạng, nhiều người không biết báo cơ quan có thẩm quyền ở đâu? Cơ quan nào tiếp nhận các thông tin báo lừa đảo? Địa chỉ cơ quan công an nào tiếp nhận thông tin lừa đảo qua mạng xã hội này?
Trình báo cơ quan công an cấp quận nơi mình cư trú
Ngoài ra, làm theo hướng dẫn của Bộ Truyền Thông và Thông tin bao gồm: Bộ Thông tin và truyền thông khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Nếu có hiện tượng trên, đề nghị trình báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời. Bị lừa đảo qua facebook có khởi kiện được không ? Mất tiền, có đòi lại được không ?
Trả lời: Hiện nay hành vi lừa đảo trên mạng xã hội xảy ra phổ biến với nhiều hình thức khác nhau như: hack nick facebook để nhắn tin mượn tiền, yêu cầu chuyển khoản; hành vi lừa đảo qua việc bán hàng yêu cầu người mua chuyển tiền mà không giao hàng; hành vi thông báo trúng thưởng yêu cầu người trúng thưởng chuyển tiền thuế để nhận thưởng. Người dân cần cảnh giác và cẩn thận khi mua bán, nhận thưởng trên mạng xã hội. Khi bạn bị lừa đảo trên mạng xã hội bạn có thể khởi kiện dân sự lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc có thể Tố cáo hành vi lừa đảo đó với Cơ quan nhân dân để được giải quyết.
Bị lừa đảo qua Facebook, tố giác như thế nào?
Trả lời: Hiện nay, các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng nhiều với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Do đó, người dân cần phải nâng cao cảnh giác khi xác lập các giao dịch dân sự; trong trường hợp nhận thấy có dấu hiệu tội phạm cần phải tham khảo ý kiến luật sư; đồng thời nhanh chóng trình báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Google tìm kiếm: lừa đảo qua mạng có kiện được không, người nước ngoài lừa đảo qua mạng, lừa đảo qua mạng có kiện được không, người nước ngoài lừa đảo qua mạng, lừa đảo chuyển quà từ nước ngoài, chiêu trò nhận quà từ bạn trai ngoại quốc, Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo qua facebook, Lừa đảo gửi quà tặng: Chiêu thức lừa đảo tiền tỷ, Kẻ lừa đảo người nước ngoài chuyên gửi quà cho chị em, phụ nữ Việt mắc lừa chuyển tiền nhận quà từ nước ngoài, Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chuyển quà từ nước ngoài, “Nhử mồi” bằng thủ đoạn gửi quà tặng từ nước ngoài, Kết đắng sau những bẫy quà từ trời Tây, Lừa tặng quà, chiếm đoạt tiền tỷ, Cẩn thận sập bẫy lừa qua mạng, Lừa đảo bằng thủ đoạn gửi tiền USD, Cảnh giác với quà tặng, tài sản nhờ giữ hộ từ nước ngoài, Nhiều phụ nữ mắc “bẫy” tình, tiền và quà tặng của “bạn trai” nước ngoài
Cảnh Giác Với Kiến Ba Khoang
Cập nhật: 08/10/2019 – 8:17 am
Kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm. Độc tố trong kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ, khi tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng.
– Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn…
Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da) nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà sát hoặc bị giết.
Tổn thương do kiến ba khoang thế nào?
Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C 24H 43O 9 N), độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất này chủ yếu gây bỏng da có thể nhầm với tổn thương trong bệnh zona thần kinh. Vết thương do kiến ba khoang đốt có đặc điểm sau:
-Tổn thương thường xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay.
-Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám.Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lỏm màu trắng vàng ở giữa.
-Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch.
-Thường đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân
-Buổi tối nên tắt các bóng điện có ánh sáng xanh, tím (bóng điện huỳnh quang, bóng tuyp…) thay vào đó là bóng điện có ánh sáng đỏ, vàng (đèn dây tóc).
-Trước khi đi ngủ, nên kiểm tra kĩ giường gối, chăn chiếu. Trước khi mặc quần áo cần giũ sạch xem có kiến ba khoang hay không.
-Nhanh chóng bôi hồ nước (có bán ở các hiệu thuốc)
-Những ngày sau đó, tùy vào mức độ bị kiến đốt bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau bên cạnh việc bôi hồ nước đều đặn.
-Nốt ban đỏ bị chuyển sang nốt mụn mủ, phồng rộp lên: Bạn nên dùng thêm mỡ Oxyde kẽm, mỡ kháng sinh để bôi lên da.
-Nếu vết đốt có dấu hiện lở loét, nhiễm khuẩn, bị rỉ mủ: Bạn bôi thêm dung dịch xanh metilen 1 % và để yên tâm bạn nên đến các cơ sở Y tế để khám và điều trị kịp thời.
-Mỗi ngày bạn nên bôi thuốc thành 2 lần, trước khi bôi bạn rửa sạch vết thương với nước muỗi loãng (có bán ở các hiệu thuốc).
Gặp kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể, phải xử trí thế nào?
-Không nghiền nát, chà xát kiến khi thấy nó xuất hiện trên thân mình để tránh độc tố tiết ra.
-Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố.
-Rửa sạch vết thương (nhất là ở vùng mắt) càng nhanh càng tốt khi bị dính chất độc, bôi thuốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-Bàn tay nếu lỡ đập chết kiến ba khoang cần rửa sạch bằng xà phòng, càng sớm càng tốt, để tránh độc tố kiến dính vào.
-Khi da bị tổn thương tấy đỏ, lan rộng phải đi khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị, bởi trong các loại thuốc bôi ngoài da có chứa Corticoid, chất giải độc tố…nên cần có bác sĩ chỉ định mới được dùng.
Như vậy: viêm da do kiến 3 khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu xử trí đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên rửa nhẹ nhàng tại nơi tiếp xúc bằng nước muối sinh lý (9‰) ngay lúc vừa tiếp xúc để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.
Ts.Bs Lê Ngọc Duy – Phụ trách Trung tâm Cấp cứu và Chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương
Bạn đang xem bài viết Cảnh Giác Với Chiêu Trò Lừa Đảo Tặng Quà Từ Nước Ngoài trên website Beyondjewelries.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!